Bước tới nội dung

Roscoea scillifolia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Roscoea scillifolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Roscoea
Loài (species)R. scillifolia
Danh pháp hai phần
Roscoea scillifolia
(Gagnep.) Cowley, 1982[1][2]
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Roscoea capitata var. scillifolia Gagnep., 1901
  • Roscoea scillifolia f. atropurpurea Cowley, 2007
  • Roscoea yunnanensis var. scillifolia (Gagnep.) Loes., 1923

Roscoea scillifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain miêu tả khoa học đầu tiên năm 1901 (xuất bản 1902) dưới danh pháp Roscoea capitata var. scillifolia.[3] Năm 1982, Elizabeth Jill Cowley nâng cấp nó thành loài độc lập.[1][4] Các mẫu định danh Delavay n. 2685, Delavay n. 2685 bis thu thập ở cao độ 2.800 m ngày 14 tháng 6 năm 1887 và Delavay n. 3283 thu thập ở cao độ 2.800 m ngày 8 tháng 6 năm 1888 do Père Jean Marie Delavay thu thập gần Đại Lý, Vân Nam.[3]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có ở các bãi chăn thả ẩm ướt trên núi cao, ở cao độ 2.700-3.400 m tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.[5][6] Tên gọi trong tiếng Trung 绵枣象牙参 (miên tảo tượng nha sâm), nghĩa đen là sâm răng voi lá miên tảo,[5] do lá của nó giống lá của miên tảo nhi (绵枣儿, mian zao er, Barnardia japonica, đồng nghĩa: Scilla scilloides).[7]

Theo Cowley (2007), R. scillifolia có thể đã tuyệt chủng trong tự nhiên, do người ta không còn tìm thấy nó trong tự nhiên tại khu vực bản địa của nó kể từ thập niên 1900. Nó từng được tìm thấy trong một khu vực nhỏ trong tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cụ thể là vùng núi xung quanh Lệ Giang.[8]

Cây cao 10-25 cm. Lá 1-5; lưỡi bẹ 2-3 mm; phiến lá hình mũi mác đến thẳng, 11-21 × 1,5-2 cm, các lá ở đầu gần đôi khi cong lưỡi liềm, đỉnh tù đến nhọn. Cụm hoa với cuống được các bẹ lá bao quanh hoặc thò ra từ bẹ lá; lá bắc màu xanh lục, 2,6-5 × 1,2-3 cm, các lá bắc ở đáy hình ống và bao quanh cụm hoa, sớm chẻ tách. Hoa màu tía ánh đen, hồng, trắng, hoặc đôi khi có màu quỳ tím, nở từng hoa một. Đài hoa màu nâu ánh trắng, 1,5-2,1 cm, đỉnh 2 (hoặc 3) răng. Ống tràng hoa 1,6-3 cm; thùy trung tâm hình elip, 1,4-2 cm × 6-10 mm; các thùy bên thẳng-thuôn dài, 1,1-2 cm × 4-6 mm. Các nhị lép bên hình elip đến hình trứng ngược lệch, 1-1,4 cm × 3-5 mm. Cánh môi với các vạch trắng ở họng, hình trứng ngược, 1,3-2 × 0,8-1,2 cm, hiếm khi có thùy sâu; các thùy đôi khi có khía răng cưa ở đỉnh. Bao phấn màu trắng; cựa liên kết 5-6 mm. Bầu nhụy 1-1,5 cm × 3-4 mm, 3 góc. Hạt hình elipxoit đến 3 góc. Ra hoa tháng 6-8.[5]

R. scillifolia thuộc về nhánh Trung Quốc của Roscoea, phù hợp với dự kiến từ sự phân bố của nó.[9]

Gieo trồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đã nói ở trên, R. scillifolia có lẽ đã tuyệt chủng trong tự nhiên và chỉ được biết đến trong gieo trồng. Tại Anh, nó ra hoa vào cuối tháng 5 và có thể tiếp tục cho đến tháng 8.[10] Nó có hoa nhỏ nhất trong tất cả các loài Roscoea,[10] và được mô tả là "không phải là một trong những thành viên có hoa đẹp nhất của chi này".[11]

Trong một thời gian dài loài này trong gieo trồng đã bị gị không chính xác là R. alpina. Cowley (2007) trích dẫn một số bài báo viết năm 1938, thập niên 1960 và 1970, tất cả đều sử dụng tên gọi R. alpina cho các cây trên thực tế là R. scillifolia.[12]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Roscoea scillifolia tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Roscoea scillifolia tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Roscoea scillifolia”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  1. ^ a b Cowley, E. J. (1982), “A revision of Roscoea (Zingiberaceae)”, Kew Bulletin, 36 (4): 747–777, doi:10.2307/4117918, JSTOR 4117918, tr. 755-756
  2. ^ a b Roscoea scillifolia, World Checklist of Selected Plant Families, Royal Botanic Gardens, Kew, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012[liên kết hỏng]
  3. ^ a b Gagnepain F., 1901 (xuất bản năm 1902). Zingibéracées nouvelles ou mal connues de l’herbier du Muséum Roscoea capitata var. scillifolia. Bulletin de la Société Botanique de France 48 (Sess. Extraord.): LXXIV.
  4. ^ The Plant List (2010). Roscoea scillifolia. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ a b c Roscoea scillifolia trong e-flora. Tra cứu ngày 22-2-2021.
  6. ^ Roscoea scillifolia trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 22-2-2021.
  7. ^ Barnardia japonica - 绵枣儿 trong e-flora. Tra cứu ngày 22-2-2021.
  8. ^ Cowley, Jill (2007), The genus Roscoea, Royal Botanic Gardens, Kew, ISBN 978-1-84246-134-1, tr. 101-105.
  9. ^ Ngamriabsakul, C.; Newman, M. F.; Cronk, Q. C. B. (2000), “Phylogeny and disjunction in Roscoea (Zingiberaceae)” (PDF), Edinburgh Journal of Botany, 57 (1): 39–61, doi:10.1017/s0960428600000032, truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2011
  10. ^ a b Wilford, Richard (1999), “Roscoeas for the rock garden”, Quarterly Bulletin of the Alpine Garden Society, 67 (1): 93–101
  11. ^ Cowley, Jill (2007), The genus Roscoea, Royal Botanic Gardens, Kew, ISBN 978-1-84246-134-1, tr. 105.
  12. ^ Cowley, Jill (2007), The genus Roscoea, Royal Botanic Gardens, Kew, ISBN 978-1-84246-134-1, tr. 102-103.