Bước tới nội dung

RIM-66 Standard

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ RIM-66)
RIM-66 Standard MR
Tên lửa RIM-66 Standard MR trên giá phóng Mk-26
LoạiTên lửa đất đối không tầm trung
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụtừ năm 1967 (RIM-66A SM-1MR Block I)
1979 (RIM-66C SM-2MR)[1]
Sử dụng bởiSee list of Operators
Lược sử chế tạo
Giai đoạn sản xuấttừ năm 1967
Số lượng chế tạoHơn 5.000 đơn vị[2]
Thông số
Khối lượngSM-2 – 1.558 lb (707 kg)
Chiều dài15 ft 6 in (4,72 m)
Đường kính13,5 in (34,3 cm)
Đầu nổĐầu đạn nổ văng mảnh
Cơ cấu nổ
mechanism
Radar and contact fuze

Động cơLực đẩy kép, động cơ nhiên liệu rắn
Sải cánh3 ft 6 in (1,07 m)
Tầm hoạt động40 đến 92 nmi (74 đến 170 km)
Trần bay> 25.000 m (82.000 ft)
Tốc độMach 3,5 (4.287,7 km/h; 2.664,2 mph; 1,19102 km/s)
Hệ thống chỉ đạoSM-2MR Block IIIA dẫn đường theo lệnh, pha giữa dẫn đường quán tính và pha cuối dẫn đường bằng radar bán chủ động.
SM-2MR Block IIIB có đầu tự dẫn hồng ngoại kết hợp với dẫn đường bằng radar bán chủ động.
SM-1MR Block VIsemi-active radar homing without command and inertial mid-course guidance.[3]
Nền phóngSurface ship

RIM-66 Standard MR (SM-1MR/SM-2MR) la một loại tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung, với vai trò chống máy bay và mục tiêu bay thấp, như tên lửa đối hạm, được phát triển và trang bị cho tàu chiến của Hải quân Mỹ (USN). Một thành viên của họ tên lửa hạm đối không Standard Missile này là SM-1, được phát triển để thay thế cho tên lửa hạm đối không RIM-2 TerrierRIM-24 Tartar được triển khai từ những năm 1950s trên các tàu chiến của Mỹ. Tên lửa RIM-67 Standard (SM-1ER/SM-2ER) là phiên bản nâng cấp tăng tầm bắn so với các phiên bản khác nhờ có thêm động cơ nhiên liệu rắn.

Chương trình phát triển họ tên lửa đối không Standard Missile Standard được bắt đầu từ năm 1963 để chế tạo một dòng tên lửa đối không đủ khả năng thay thế các tên lửa có phòng không có điều khiển Terrier, Talos, và Tartar. Ý tưởng là chế tạo một thế hệ tên lửa có điều khiển mới có khả năng bổ sung cho các hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển thế hệ cũ.[4]

Standard Missile 1

[sửa | sửa mã nguồn]

RIM-66A là phiên bản tầm trung của họ tên lửa Standard missile và ban đầu được phát triển để thay thế cho tên lửa RIM-24C trong chương trình Mk74 "Tartar" Guided Missile Fire Control System. Tên lửa mới được phát triển dựa trên thân tên lửa Tartar cũ, để dễ dàng sử dụng chúng trên các giá phóng đạn và khoang chứa đạn tên lửa cũ. RIM-66A/B trong khi nhìn bề ngoài giống với các tên lửa RIM-24C nhưngdduwowcjj thiết kế lại hệ thống điện tử và có hệ thống khóa mục tiêu đáng tin cật hơn và ngòi nổ cải tiến khiến chúng có tính năng tốt hơn tên lửa Tartar. Tên lửa RIM-66A/B Standard MR, (SM-1MR Block I cho đến Block V) được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hiện tại Hải quân Mỹ vẫn còn sử dụng một phiên bản thuộc thế hệ Standard missile 1 là phiên bản RIM-66E (SM-1MR Block VI). Trong khi các phiên bản khác thuộc dòng SM 1 đã được cho nghỉ hưu, phiên bản RIM-66E vẫn còn nằm trong trang bị của nhiều lực lượng Hải quân các nước trên thế giới và sẽ được sử dụng đến năm 2020.[5]

Standard Missile 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng tên lửa RIM-66C/D Standard MR (SM-2MR Block I) được phát triển từ những năm 1970s và là thành phần chính của hệ thống phòng thủ AegisNew Threat Upgrade (NTU). Tên lửa SM-2MR sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và dẫn đường theo lệnh ở pha giữa. Hệ thống tự lái của tên lửa được lập trình để bay theo đường bay hiệu quả nhất tới mục tiêu và có thể hiệu chỉnh lại đường bay ở pha giữa. Đầu tự dẫn radar bán chủ động của tên lửa chỉ cần phải chiếu xạ mục tiêu trong vài giây cuối của hành trình đánh chặn. Điều này giúp cho tàu mẹ mang hệ thống phòng thủ Aegis và New Threat Upgrade có khả năng giao chiến với nhiều mục tiêu hơn.[5]

Tên lửa SM-1 và SM-2 tiếp tục được nâng cấp qua các Block.

Tàu khu trục mang tên lửa USS Curtis Wilbur phóng tên lửa Standard Missile-2 trong khi đang cơ động né tránh tấn công từ ngư lôi trong cuộc tập trận Multi-Sail 2009

Tên lửa SM-2 được trang bị trong các ống phóng thẳng đứng Mk 41.[6]

Tên lửa Standard cũng có thể được sử dụng để chống tàu, sử dụng chế độ dẫn đường radar bán chủ động theo đường ngắm, ở cự ly ngoài đường chân trời sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và dẫn đường hồng ngoại pha cuối.[7]

Tên lửa SM-2 đã thực hiện trên 2.700 lần phóng thành công. Tháng Sáu năm 2017, Raytheon đã tuyên bố sẽ khởi động lại dây chuyền sản xuất SM-2 để cung cấp cho Hà Lan, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Việc sản xuất trước đó đã bị ngừng kể từ năm 2013 do thiếu đơn đặt hàng quốc tế. Đợt chuyển giao SM-2 Block IIIA và IIIB dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2020.[2] Hải quân Mỹ thông báo sẽ tiếp tục duy trì tên lửa phòng không tầm trung Standard Missile 2 cho đến năm 2035.[8]

Các nhà thầu phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên lửa Standard được sản xuất bởi bộ phận Pomona General Dynamics cho đến năm 1992, khi nó được mua lại bởi Hughes Missile Systems Company. Hughes ký kết thỏa thuận liên kết với Raytheon lập công ty chuyên sản xuất tên lửa SM là Standard Missile Company (SMCo). Hughes Missile Systems sau đó đã bán đứt cho Raytheon khiến Raytheon là nhà thầu duy nhất cung cấp tên lửa Standard Missile.[9]

Sau khi Hải quân Mỹ ngừng các hoạt động liên quan đến tên lửa SM-1 trong biên chế Hải quân Đài Loan, Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn đã tiếp nhận và hỗ trợ quân đội Đài Loan trong sản xuất và thay thế động cơ tên lửa.[10][11]

A RIM-66 being assembled.

Tên lửa đối đất

[sửa | sửa mã nguồn]

RGM-165 LASM, có mã định danh là SM-4, là phiên bản tên lửa đối đất chính xác tầm xa để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tên lửa này vẫn sử dụng đầu đạn MK 125 và động cơ MK 104, với đầu dò radar được thay thế bởi đầu dẫn đường GPS/INS.[12][13]

Các nước vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quốc gia đang sử dụng tính đến năm 2015
Tên lửa RIM-66 được phóng từ tàu Hải quân Tây Ban Nha Canarias, năm 2006
frigate lớp Sachsen Sachsen của Hải quân Đức phóng tên lửa RIM-66.
HNLMS De Zeven Provinciën phóng RIM-66.
HMAS Sydney phóng SM-2

Vẫn đang trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
 Úc
 Chile
 Đan Mạch
 Ai Cập
 Đức
 Iran
 Italy
 Nhật Bản
 Hà Lan
 Ba Lan
 Pakistan
 Hàn Quốc
Tây Ban Nha
 Đài Loan
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Hoa Kỳ

Các nước từng vận hành

[sửa | sửa mã nguồn]
 Canada
 Pháp
 Hy Lạp

Các phát triển tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại tên lửa tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ United States Navy, US Navy Fact File:Standard Missile Lưu trữ 2007-11-16 tại Wayback Machine, October 11, 2002. Accessed June 5, 2006.
  2. ^ a b Raytheon Restarts SM-2 Production for the Netherlands Japan Australia and South Korea Lưu trữ 2017-06-22 tại Wayback Machine - Navyrecognition.com, 22 June 2017
  3. ^ Raytheon, Raytheon.com Lưu trữ 2009-12-29 tại Wayback Machine, March 17, 2009, Accessed August 24, 2009.
  4. ^ “Raytheon RIM-66 Standard MR”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ a b “RIM-66 Standard Missile MR”. www.seaforces.org. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Friedman, Norman (2006). The Naval Institute Guide to World Naval Weapon Systems (ấn bản thứ 5). Annapolis, MD: Naval Institute Press. tr. 600.
  7. ^ Canadian Forces Maritime Command. Standard missile. Accessed June 5, 2006. Lưu trữ tháng 12 9, 2007 tại Wayback Machine
  8. ^ Raytheon Press Release December 17, 2012. [1] Lưu trữ 2013-06-05 tại Wayback Machine Accessed May 19, 2013.
  9. ^ GlobalSecurity.org - Standard specs Lưu trữ 2007-11-21 tại Wayback Machine Designation systems RIM-66 Lưu trữ 2019-05-16 tại Wayback Machine.
  10. ^ Lundquist, Edward H. “Interview with Adm. Richard Chen, Republic of China Navy (Ret.)”. www.defensemedianetwork.com. Defense Media Network. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ LUNDQUIST, EDWARD. “Neighborhood Problems in the Taiwan Strait”. indsr.org.tw. INDSR. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019.
  12. ^ “Raytheon RGM-165 LASM”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ John Pike. “RGM-165 Land Attack Standard Missile [LASM]”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]