Bước tới nội dung

AGM-45 Shrike

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AGM-45 Shrike Anti-Radiation Missile
AGM-45 được bắn bởi một máy bay A-4 Skyhawk
Chức năng chính: Tên lửa chống bức xạ phát hiện và tiêu diệt các rada chống máy bay của đối phương.
Bộ phận đẩy: rocket nhiên liệu rắn
Chiều dài: 10 ft (3,05 m)
Trọng lượng: 390 lb (177,06 kg)
Đường kính: 8 in (203 mm)
Đầu đạn: Thông thường
Sải cánh: 3 ft (914 mm)
Dẫn hướng: Ra đa bị động
Máy bay: A-4 Skyhawk, A-6 Intruder F-105 Thunderchief
Trị giá: $32.000

AGM-45 Shriketên lửa chống radar của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt các ra đa chống máy bay của đối phương. Shrike được phát triển bởi Trung tâm Vũ khí Hải quân của Hoa Kỳ năm 1963 bởi việc sử dụng một bộ tìm kiếm vào thân của rốc két AIM-7 Sparrow. Nó được rút dần khỏi trang bị của Hoa Kỳ từ năm 1992 và thay thế cho nó là loại tên lửa AGM-88 HARM.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Shrike được Hoa Kỳ phát triển vào đầu những năm 1960, được sử dụng chủ yếu để chống hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô như SA-2 Guideline. Shrike là tên lửa chống radar đầu tiên của Hoa Kỳ, hiện nay được coi là một vũ khí lỗi thời do tính hiệu quả thấp.Shrike dựa trên tên lửa AIM-7 Sparrow nhưng được trang bị phần dẫn hướng khác, đầu đạn phân mảnh nổ và vây đuôi nhỏ hơn. Cách sắp xếp các bộ phận cũng tương tự như Sparrow với phần lớn thân được tạo thành từ động cơ tên lửa nhiên liệu rắn một tầng ở phía sau, đầu đạn ở giữa và phần dẫn hướng ở phía trước. Shrike có tỷ lệ thành công thấp, không bao giờ vượt quá 25%, điều này chủ yếu là do hạn chế trong bộ phận dẫn hướng[1]. Shrike sử dụng đầu đạn nổ mảnh năng khoảng 66kg, khi được bắn từ trên cao, tầm bắn của AGM-45A là 16km trong khi của AGM-45B là 40 km.

Shrike có thể được phóng từ nhiều loại máy bay khác nhau của Mỹ bao gồm A-4 Skyhawk, F-4 Phantom, F-16 Fighting Falcon, A-7 Corsair, A-6 IntruderF-105 Thunderchief. Các máy bay nước ngoài có thể sử dụng tại Shrike là máy bay chiến đấu Kfirmáy bay ném bom Vulcan B-2. Một biến thể phóng từ mặt đất đã được phát triển ở Israel và được gọi là Kilshon, mặc dù tên Kachlilit đôi khi cũng được sử dụng[2]

Shrike được sử dụng lần đầu vào năm 1965 trong Chiến tranh Việt Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ và sau đó được Hoa Kỳ sử dụng rỗng rãi trong cả cuộc chiến và những xung đột khác sau này do có chi phí thấp và được giữ lại phục vụ cho tới năm 1992. Những lần Shrike được sử dụng có thể kể đến như trong chiến tranh Falkland và các cuộc xung đột ở Trung Đông.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The first missile of its kind used in combat, the Shrike had to be tuned to the desired radar frequency before flight. Because it had no memory circuits and required continuous emissions for homing, it could be defeated by simply turning off the target radar”.
  2. ^ “A ground launched variant was developed in Israel and is known as the Kilshon, although the name Kachlilit is sometimes used as well”.
  3. ^ “AGM-45 Shrike”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]