Bước tới nội dung

Quantic Dream

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quantic Dream SA
Loại hình
Công ty tư nhân
Công ty cổ phần
Công ty đa quốc gia
Ngành nghềCông nghiệp video game
Thành lập3 tháng 6 năm 1997; 27 năm trước (1997-06-03)
Người sáng lậpDavid Cage
Trụ sở chínhParis,  Pháp
Thành viên chủ chốt
Số nhân viênGiảm 180 (2018)
Websitequanticdream.com

Quantic Dream SA là một công ty phát triển trò chơi điện tử đa quốc gia của Pháp có trụ sở chính đặt tại Paris, được sáng lập bởi David Cage vào ngày 3 tháng 6 năm 1997. Quantic Dream đã phát triển 5 trò chơi: The Nomad Soul (1999), Fahrenheit (2005), Heavy Rain (2010), Beyond: Two Souls (2013) và Detroit: Become Human (2018). Quantic Dream nổi tiếng với phong cách làm game tuyến tính, đặt nặng cốt truyện, tính nghệ thuật cao cùng lựa chọn độc lập của cá nhân người chơi trong game.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

David Cage bắt đầu viết câu chuyện về The Nomad Soul vào năm 1994. Ông đến Luân Đôn, kết hợp cùng nhà xuất bản Eidos Interactive và nhạc sĩ David Bowie để phát triển câu chuyện thành một tựa game hoàn chỉnh. Ngày 3 tháng 6 năm 1997, Cage chính thức thành lập Quantic Dream SA - công ty chuyên về phát triển game của riêng mình, tên gọi của công ty lấy cảm hứng từ thuật ngữ "vật lý lượng tử"[1][2][3][4][5]. Trò chơi được phát hành vào tháng 11 năm 1999, bán được hơn 600.000 bản.[6][7]

David Cage năm 2008

Năm 2004, Quantic Dream cung cấp ghi hình chuyển động cho bộ phim Immortal.[8] Trong tháng 9 năm 2005, công ty phát triển và cho ra mắt tựa game mới mang tên gọi Fahrenheit, xuất bản bởi Atari, Inc,. Game sau đó đã nhận được nhiều giải thưởng lớn đồng thời vượt mốc một triệu bản bán ra[1][9]. Ngày 23 tháng 2 năm 2010, Quantic Dream ra mắt Heavy Rain, phát hành bởi Sony Interactive Entertainment cho các hệ máy PlayStation 34. Tựa game tiếp tục gặt hái thành công khi giành được nhiều giải thưởng lớn và bán được tổng cộng 5,3 triệu bản[10][11]. Ngày 8 tháng 10 năm 2013, Beyond: Two Souls, với sự tham gia của nữ diễn viên Ellen Page và nam diễn viên Willem Dafoe,[3][12] mặc dù nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình nhưng vẫn bán được 2,8 triệu bản[13][14]. Đây là trò chơi thứ hai được trình chiếu tại Liên hoan phim Tribeca năm 2013[15], cùng năm The Dark Sorcerer, một bản demo tech chạy trên PlayStation 4, tiếp tục được công bố.[16]

Ngày 24 tháng 4 năm 2018, sau 4 năm phát triển, Detroit: Become Human - tựa game được Quantic Dream chăm chút và đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, chính thức ra mắt trên hệ máy PlayStation 4[17][18][19], tác phẩm đem lại thành công vang dội cho Cage cùng đội ngũ của mình, giành nhiều giải thưởng danh giá đồng thời bán được hơn 2 triệu bản, trở thành tựa game ăn khách và thành công nhất trong lịch sử công ty[20]. Vào tháng 1 năm 2019, tập đoàn công nghệ Internet đến từ Trung QuốcNetEase tuyên bố sẽ đầu tư một khoản tiền lớn vào Quantic Dream tuy nhiên không tiết lộ chi tiết.[21] Với điều này, giám đốc điều hành của Quantic Dream, Guillaume de Fondaumière tuyên bố rằng họ sẽ không còn bị giới hạn trong các tựa game độc quyền của PlayStation nữa.[22]

Phong cách làm game

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trò chơi của Quantic Dream trước khi lập trình thì đều được viết kịch bản và đạo diễn bởi nhà sáng lập David Cage.[1][23] Cage đã tuyên bố rằng nhiệm vụ của ông là khơi gợi cảm xúc thông qua cách kể chuyện tương tác, làm nổi bật sự đồng cảm của người chơi với nhân vật. Tại quê nhà, Quantic Dream được chính phủ Pháp giảm thuế 20% cho chi phí sản xuất, hiện nay, ngoài Pháp, công ty còn có các chi nhánh tại Hoa KỳCanada.

Danh sách các trò chơi đã phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tiêu đề Nền tảng Nhà phát hành
1999 The Nomad Soul Dreamcast, Microsoft Windows [24] Eidos Interactive
2005 Fahrenheit Android, iOS, Linux, macOS, Microsoft Windows, PlayStation 2, PlayStation 4, Xbox[25] Atari, Inc.
2010 Heavy Rain PlayStation 3, PlayStation 4,[26] Microsoft Windows[27] Sony Interactive Entertainment
2013 Beyond: Two Souls
2018 Detroit: Become Human PlayStation 4,[18] Microsoft Windows[27] Sony Interactive Entertainment

Bê bối & tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2018, ba trang báo lớn của Pháp là Le Monde,[11] Mediapart,[28]Canard PC[29] đã đồng loạt tố cáo hành vi phân biệt chủng tộc của một số nhân viên Quantic Dream. Cage và Guillaume de Fondaumière bác bỏ các cáo buộc.[30] Quantic Dream đã tiến hành một vụ kiện chống lại 3 cơ quan truyền thông trên, trong quá trình xử lý vụ kiện, Canard PC cho biết họ nhận được hai "lá thư đe dọa" nhưng không nói rõ chúng từ đâu đến.[31] Sang đến tháng 7 cùng năm, tòa án tuyên bố Quantic Dream thua kiện và một số nhân viên đã rời đi sau vụ bê bối trên.[32]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “David Cage: From the brink”. MCV. ngày 28 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ Wilms, Elisa (ngày 21 tháng 5 năm 2018). “Meet the studio behind Detroit: Become Human”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b Batchelor, James (ngày 26 tháng 10 năm 2016). “Cage: "Games should be about what players feel, not what they do". GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ Quantic Dream [@Quantic_Dream] (ngày 25 tháng 4 năm 2019). “On May 2, Quantic Dream will be 22 years old. #Happy22QD” (Tweet). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2019 – qua Twitter.
  5. ^ “Company information QUANTIC DREAM”. Infogreffe. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Staff (ngày 21 tháng 9 năm 2013). “The Making Of: Omikron: The Nomad Soul”. Edge. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ Gibson, Ellie (ngày 17 tháng 3 năm 2005). “Quantic Dream considers Omikron II”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ Murphy, Richard (ngày 7 tháng 10 năm 2013). “David Bowie cameos and fully-rendered penises - the bizarre history of Quantic Dream”. GamesRadar. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ “Fahrenheit”. Quantic Dream. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ Dutton, Fred (ngày 16 tháng 3 năm 2011). “Gaming BAFTA winners revealed”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  11. ^ a b Audureau, William (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Quantic Dream, un fleuron du jeu vidéo français aux méthodes de management contestées”. Le Monde (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ Brightman, James (ngày 5 tháng 7 năm 2012). “Games "will die" if industry doesn't do more to innovate, says Cage”. GamesIndustry.biz. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ “Beyond: Two Souls for PlayStation 3 Reviews”. Metacritic. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2017.
  14. ^ Caballero, David (ngày 16 tháng 7 năm 2018). “Beyond: Two Souls reportedly sold 2.8 million copies so far”. Gamereactor. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ Gaston, Martin (ngày 22 tháng 3 năm 2013). “Beyond: Two Souls selected for Tribeca Film Festival”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  16. ^ Funk, John (ngày 11 tháng 6 năm 2013). “Watch all 12 minutes of Quantic Dream's PS4 tech demo 'The Dark Sorcerer'. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ de Fondaumiere, Guillaume (ngày 23 tháng 4 năm 2018). “Detroit: Become Human Goes Gold, Demo Tomorrow”. PlayStation Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  18. ^ a b Cage, David (ngày 1 tháng 3 năm 2018). “Detroit: Become Human Launches May 25”. PlayStation Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  19. ^ Grubb, Jeff (ngày 21 tháng 6 năm 2018). “Detroit: Become Human is Quantic Dream's best game launch ever”. GamesBeat. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  20. ^ Minotti, Mike (ngày 12 tháng 12 năm 2018). “Detroit: Become Human sales pass 2 million copies”. GamesBeat. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  21. ^ McWhertor, Michael (ngày 29 tháng 1 năm 2019). “Quantic Dream receives investment from NetEase to develop next-gen games”. Polygon. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  22. ^ Crecente, Brian (ngày 29 tháng 1 năm 2019). “Quantic Dream Defends Studio's Culture in Wake of NetEase Investment”. Variety. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  23. ^ Gibson, Ellie (ngày 21 tháng 3 năm 2013). “Heavy Rain dev confirms work on PS4 game has begun”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  24. ^ Sarkar, Samit (ngày 15 tháng 1 năm 2016). “Omikron: The Nomad Soul available free in memory of David Bowie (update)”. Polygon. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ Matulef, Jeffrey (ngày 17 tháng 6 năm 2016). “Fahrenheit: Indigo Prophecy Remastered is coming to PS4 in July”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2016.
  26. ^ O'Brien, John (ngày 16 tháng 6 năm 2015). “Heavy Rain and Beyond: Two Souls are coming to PS4”. PlayStation Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  27. ^ a b Wilde, Tyler (ngày 20 tháng 3 năm 2019). “Detroit: Become Human, Beyond: Two Souls, and Heavy Rain are coming to PC”. PC Gamer. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  28. ^ Goanec, Mathilde; Israel, Dan (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Les errements de Quantic Dream, pépite française du jeu vidéo”. Mediapart (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2018.
  29. ^ Kalash, Maria (ngày 14 tháng 1 năm 2018). “Drôle d'ambiance à Quantic Dream”. Canard PC (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2018.
  30. ^ Purchese, Robert (ngày 15 tháng 1 năm 2018). “David Cage and Quantic Dream "shocked" by allegations of unhealthy studio culture”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  31. ^ Schreier, Jason (ngày 23 tháng 4 năm 2018). “Detroit Developer Quantic Dream Sues French Media Over Articles On Toxic Work Conditions”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2018.
  32. ^ Phillips, Tom (ngày 26 tháng 7 năm 2018). “Detroit, Heavy Rain developer Quantic Dream loses employment court case”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2018.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Welsh-Feb2010” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Ingham-Mar2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Gallagher-Mar2011” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Robinson-Mar2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Edge-Jul2012” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Hanson-Sep2013” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Vicon-Apr2014” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Goldfarb-Oct2015” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “InsidePlayStation-Aug2016” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]