Bước tới nội dung

Quan hệ giữa tôn giáo và khoa học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan hệ giữa tôn giáo và khoa học là mối quan hệ lâu đời và phức tạp giữa tôn giáo và khoa học trong lịch sử nhân loại. Các nhà sử học chuyên về khoa học và tôn giáo, triết gia, nhà thần học, nhà khoa học và những người khác từ các khu vực địa lý và văn hóa khác nhau đã giải quyết nhiều khía cạnh của mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Các câu hỏi quan trọng trong tranh luận này bao gồm: liệu tôn giáo và khoa học có tương thích hay không, liệu niềm tin tôn giáo có thể có lợi hoặc ức chế khoa học không.

Mặc dù thế giới cổ đại và trung cổ không có khái niệm giống với cách hiểu hiện đại về "khoa học" hay "tôn giáo",[1] một số yếu tố của các ý tưởng hiện đại về chủ đề này tái diễn trong suốt lịch sử. Các cụm từ có cấu trúc cặp "tôn giáo và khoa học" và "khoa học và tôn giáo" lần đầu tiên xuất hiện trong văn học vào thế kỷ 19.[2][3] Điều này trùng hợp với việc tinh chỉnh "khoa học" (từ ngành "triết học tự nhiên") và "tôn giáo" như những khái niệm khác biệt trong vài thế kỷ trước, một phần do sự chuyên nghiệp hóa của khoa học, Cải cách Tin lành, thuộc địatoàn cầu hóa.[4][5][6] Kể từ đó, mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo đã được đặc trưng theo các khía cạnh 'xung đột', 'hòa hợp', 'phức tạp' và 'độc lập lẫn nhau', v.v....

Cả khoa học và tôn giáo đều có những yếu tố xã hội và văn hóa phức tạp, khác nhau giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian.[7][8][9] Hầu hết các đổi mới khoa học (và kỹ thuật) trước cuộc cách mạng khoa học đã đạt được bởi các xã hội được tổ chức bởi các truyền thống tôn giáo. Các học giả pagan cổ đại, Hồi giáo và Kitô giáo tiên phong các yếu tố riêng lẻ của phương pháp khoa học. Roger Bacon, thường được ghi nhận là chính thức hóa phương pháp khoa học, là một tu sĩ dòng Phanxicô.[10] Tư tưởng Nho giáo, dù về bản chất là tôn giáo hay không tôn giáo, đã giữ những quan điểm khác nhau về khoa học theo thời gian. Nhiều tín đồ Phật giáo thế kỷ 21 coi khoa học là bổ sung cho niềm tin của họ. Trong khi sự phân loại thế giới vật chất của người Ấn ĐộHy Lạp cổ đại chia thành không khí, đất, lửa và nước mang tính siêu hình hơn, và các nhân vật như Anaxagoras đã đặt câu hỏi về những quan điểm phổ biến nhất về các vị thần Hy Lạp, các học giả Trung Đông thời trung cổ phân loại vật chất theo kinh nghiệm.[11]

Các sự kiện ở châu Âu như vụ Galileo đầu thế kỷ 17, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và Thời đại khai sáng, khiến các học giả như John William Draper đưa ra định đề (k. 1874) một luận thuyết xung đột, cho rằng tôn giáo và khoa học đã xung đột về phương pháp, dữ kiện và chính trị trong suốt chiều dài lịch sử. Một số nhà khoa học đương đại (như Richard Dawkins, Lawrence Krauss, Peter AtkinsDonald Prothero) đã ủng hộ luận thuyết này. Tuy nhiên, luận thuyết xung đột đã mất đi sự ủng hộ của hầu hết các nhà sử học khoa học đương đại.[12][13][14]

Nhiều nhà khoa học, triết gia và nhà thần học trong suốt lịch sử, như Francisco Ayala, Kenneth R. MillerFrancis Collins, đã thấy có sự tương thích hoặc phụ thuộc lẫn nhau giữa tôn giáo và khoa học. Nhà sinh vật học Stephen Jay Gould, các nhà khoa học khác, và một số nhà thần học đương thời coi tôn giáo và khoa học là các lĩnh vực không chồng chéo, chúng góp phần giải quyết các dạng kiến thức và khía cạnh riêng biệt của cuộc sống. Một số nhà thần học hoặc nhà sử học khoa học, bao gồm John Lennox, Thomas Berry, Brian SwimmeKen Wilber đề xuất một mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo, trong khi những người khác như Ian Barbour tin rằng thậm chí còn có sự tương đồng giữa chúng.

Sự chấp nhận của công chúng đối với các sự kiện khoa học đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi niềm tin tôn giáo như ở Hoa Kỳ, nơi một số từ chối khái niệm tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, đặc biệt là liên quan đến con người. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã viết rằng "bằng chứng cho sự tiến hóa có thể hoàn toàn tương thích với đức tin tôn giáo",[15] và quan điểm này được nhiều hệ phái tôn giáo ủng hộ.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Harrison, Peter (2015). The Territories of Science and Religion. Chicago: University of Chicago Press. tr. 3. ISBN 9780226184517. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019. So familiar are the concepts 'science' and 'religion,' and so central to Western culture have been the activities and achievements that are usually labeled 'religious' and 'scientific,' that it is natural to assume that they have been enduring features of the cultural landscape of the West. But this view is mistaken. [...] 'science' and 'religion' are concepts of relatively recent coinage [...].
  2. ^ Roberts, Jon (2011). “10. Science and Religion”. Trong Shank, MIchael; Numbers, Ronald; Harrison, Peter (biên tập). Wrestling with Nature: From Omens to Science. Chicago: University of Chicago Press. tr. 254, 258, 259, 260. ISBN 978-0226317830. Indeed, prior to about the middle of the nineteenth century, the trope "science and religion" was virtually nonexistent.".."In fact, the late nineteenth and early twentieth centuries witnessed the creation of what one commentator called "whole libraries" devoted to reconciling religion and science. That estimate is confirmed by the data contained in figures 10.1 and 10.2, which reveal that what started as a trickle of books and articles addressing "science and religion" before 1850 became a torrent in the 1870s." (see Fig. 10.1 and 10.2)
  3. ^ Harrison, Peter (2015). The Territories of Science and Religion. Chicago: University of Chicago Press. tr. 171. ISBN 9780226184517. When did people first begin to speak about science and religion, using that precise terminology? As should now be apparent, this could not have been before the nineteenth century. When we consult written works for actual occurrences of the conjunction "science and religion" or "religion and science" in English publications, that is exactly what we discover (see figure 14).
  4. ^ Harrison, Peter (2015). The Territories of Science and Religion. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-18448-7.
  5. ^ Nongbri, Brent (2013). Before Religion: A History of a Modern Concept. Yale University Press. ISBN 978-0-300-15416-0.
  6. ^ Cahan, David biên tập (2003). From Natural Philosophy to the Sciences: Writing the History of Nineteenth-Century Science. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-08928-7.
  7. ^ Stenmark, Mikael (2004). How to Relate Science and Religion: A Multidimensional Model. Grand Rapids, Mich.: W.B. Eerdmans Pub. Co. tr. 45. ISBN 978-0-8028-2823-1. Recognizing that science and religion are essentially social practices always performed by people living in certain cultural and historical situations should alert us to the fact that religion and science change over time.
  8. ^ Roberts, Jon (2011). “10. Science and Religion”. Trong Shank, Michael; Numbers, Ronald; Harrison, Peter (biên tập). Wrestling with Nature: From Omens to Science. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0226317830.
  9. ^ Lindberg, David C. (2007). “1. Science Before the Greeks (On changes in science here)”. The Beginnings of Western Science: The European Scientific Tradition in Philosophical, Religious, and Institutional Context, Prehistory to A.D. 1450 (ấn bản thứ 2). Chicago: University of Chicago Press. tr. 2–3. ISBN 978-0226482057.
  10. ^ Clegg, Brian. "The First Scientist: A Life of Roger Bacon". Carroll and Graf Publishers, NY, 2003
  11. ^ Science and Islam, Jim Al-Khalili. BBC, 2009
  12. ^ Russel, C.A. (2002). Ferngren, G.B. (biên tập). Science & Religion: A Historical Introduction. Johns Hopkins University Press. tr. 7. ISBN 978-0-8018-7038-5. The conflict thesis, at least in its simple form, is now widely perceived as a wholly inadequate intellectual framework within which to construct a sensible and realistic historiography of Western science.
  13. ^ Shapin, S. (1996). The Scientific Revolution. University of Chicago Press. tr. 195. In the late Victorian period it was common to write about the 'warfare between science and religion' and to presume that the two bodies of culture must always have been in conflict. However, it is a very long time since these attitudes have been held by historians of science.
  14. ^ Brooke, J. H. (1991). Science and Religion: Some Historical Perspectives. Cambridge University Press. tr. 42. In its traditional forms, the conflict thesis has been largely discredited.
  15. ^ National Academy of Sciences and Institute of Medicine of the National Academies (2008). Science, Evolution and Creationism. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 105. National Academy of Sciences. tr. 3–4. doi:10.17226/11876. ISBN 978-0-309-10586-6. PMC 2224205. PMID 18178613.
  16. ^ National Academy of Sciences and Institute of Medicine of the National Academies (2008). Science, Evolution and Creationism. National Academy of Sciences. tr. 13. doi:10.17226/11876. ISBN 978-0-309-10586-6. PMC 2224205. Many religious denominations and individual religious leaders have issued statements acknowledging the occurrence of evolution and pointing out that evolution and faith do not conflict.