Quan chức khỏa thân
Quan chức khỏa thân[a] (tiếng Trung: 裸官; bính âm: luǒ guān, phiên âm Hán Việt: Lõa quan)[1] là cụm từ dùng để ám chỉ những quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ở lại Trung Quốc đại lục trong khi gia đình họ đều định cư hoặc nhập quốc tịch ở nước ngoài,[2] từ đó tạo thành một đường dây chuyển giao những tài sản bất chính do tham ô hoặc lợi ích nhóm mà có ra nước ngoài để rửa tiền. Đây được xem là hình thức chuẩn bị trước khi về hưu của các quan chức thoái hóa biến chất ở nước này.[3]
Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Dựa theo bản báo cáo từ Bộ Thương mại cho biết kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa vào năm 1978 cho đến năm 2003, khoảng 4.000 quan chức tham nhũng đã bỏ trốn và mang theo ít nhất 50 tỷ đô la ra khỏi Trung Quốc;[4] thường là vợ hoặc chồng và con cái đi trước.[4] Về phía Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và từ cuộc điều tra của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết thì trong suốt vài năm qua, người nhà và con cái của các quan chức cấp cao này đã di cư ra nước ngoài, bao gồm tổng số 1,08 triệu người ở Hồng Kông và Ma Cao. Các thành viên trong gia đình quan chức cấp cao sau khi nhập cư hải ngoại rồi có thể tận hưởng đời sống xa hoa, thậm chí dùng tiền mặt để mua sắm nhà đất, xe sang, xe thể thao cùng những món đồ hàng hiệu mà không cần vay nợ từ bên ngoài.[5]
Biện pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thiết lập hệ thống giám sát chặt chẽ hơn nhằm giảm bớt hoạt động này.[4] Đầu năm 2014, một bản sửa đổi luật lệ về đề bạt và bổ nhiệm các quan chức cấp cao đã đề ra các quy định cấm thăng chức những ai có vợ hoặc chồng sống ở nước ngoài (hoặc nếu họ không có vợ/chồng, con cái của mình).[6] Đồng thời, những quan chức này không được phép tham gia vào các chương trình quan trọng và nhạy cảm trong các lĩnh vực như quân sự, ngoại giao và an ninh quốc gia.[3] Bên cạnh đó, Bộ Công an còn điều động lực lượng công an trên cả nước tiến hành các cuộc đàm phán với các "quan chức khỏa thân" và yêu cầu họ phải chấp nhận lựa chọn giữa hai phương pháp là chấp nhận bị công khai danh tính, đưa ra xét xử trước pháp luật hoặc đưa gia đình trở về Trung Quốc.[3] Những trường hợp từ chối đưa gia đình trở về Trung Quốc sẽ bị xử lý kỷ luật và các phòng ban nhân sự sẽ quan tâm kỹ càng các "quan chức khỏa thân" một cách thường xuyên trong tương lai.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thuật ngữ tượng trưng ý nói rằng họ không để bất cứ thứ gì ngoài bản thân mình ở quê nhà.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “是"裸官",就让他丢官?” (bằng tiếng Trung). 南方周末. 28 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010.
- ^ L. P. GORE, Lance (2004). “The "naked official" phenomenon in China” (PDF) (bằng tiếng Anh). Đại học Quốc gia Singapore. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010.
- ^ a b c d Thiên Hà (16 tháng 12 năm 2014). “Trung Quốc công khai danh sách 'quan chức khỏa thân'”. Một Thế Giới. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.[liên kết hỏng]
- ^ a b c Xie, Yu (24 tháng 2 năm 2010). “Govt wants a better view of 'naked officials'” (bằng tiếng Anh). China Daily. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010.
- ^ “中国富人偏爱美国绿卡09投资移民数翻番” (bằng tiếng Trung). 美国之音. 29 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2010.
- ^ 党政领导干部选拔任用工作条例 (bằng tiếng Trung). 人民日报. 14 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.