Bước tới nội dung

Kalangala (quận)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quần đảo Ssese)
Kalangala
—  Quận  —
Vị trí của quận trên bản đồ Uganda
Vị trí của quận trên bản đồ Uganda
Kalangala trên bản đồ Thế giới
Kalangala
Kalangala
Tọa độ: 00°26′N 32°15′Đ / 0,433°N 32,25°Đ / -0.433; 32.250
Trực thuộc Sửa dữ liệu tại Wikidata
Country Uganda
VùngTrung Uganda
Quận lỵKalangala
Đặt tên theoKalangala
Thủ phủKalangala
Diện tích
 • Tổng cộng9.066,8 km2 (35,007 mi2)
 • Đất liền432,1 km2 (1,668 mi2)
 • Mặt nước8.634,7 km2 (33,339 mi2)
Độ cao1.240 m (4,070 ft)
Dân số (ước tính 2010)
 • Tổng cộng46.500
 • Mật độ107,6/km2 (2,790/mi2)
Mã ISO 3166UG-101
WebsiteTrang web

Kalangala là một quận nằm ở phía nam vùng Trung Uganda. Quận này bao trùm toàn bộ quần đảo Ssese nằm trong hồ Victoria và không quản lý phần đất nào trên đất liền. Tương tự như các quận khác ở Uganda, quận được đặt tên theo "thị xã chính" là Kalangala nằm trên đảo Bugala - đảo lớn nhất quần đảo Ssese.

Quận Kalangala có tọa độ 0°26' vĩ độ nam, 32°15' kinh độ đông. Phía bắc quận Kalangala giáp với quận Mpigi và quận Wakiso, phía đông và đông bắc giáp với Mukono phía nam giáp với Cộng hòa Tazania, phía tây nam giáp với quận Rakai, phía tây giáp với quận Masaka và phía tây bắc giáp với quận Kalungu. Quận lỵ đặt tại Kalangala.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Kalangala tổng diện tích 9.066,8 km², trong đó chỉ có 432,1 km² đất nổi (chiếm 4,8%), còn lại là diện tích mặt nước. Quận hợp thành từ quần đảo Ssese gồm 84 hòn đảo nằm rải rác ở phần tây bắc hồ Victoria. Trong số này, chỉ có 43 đảo là có người sinh sống. Đảo lớn nhất trong quần đảo là Bugala với diện tích 296 km², chiếm 68,5% tổng diện tích đất của quận.[1]

Quần đảo Ssese gồm hai nhóm đảo chính ở phía tây nam và đông bắc. Nhóm thứ nhất gồm các đảo như Bugala, Bubeke, Bufumira, Bugaba, Bukasa, Buyova, FunveSerinya; đảo lớn nhất là Bugala. Nhóm thứ hai gồm các đảo như Koome, Damba, KoomeLuwaji; đảo lớn nhất là Koome. Hai nhóm đảo bị phân cách bởi luồng Koome.

Khí hậu quần đảo Ssese mang các đặc trưng khí hậu xích đạo thực sự như nền nhiệt trong năm duy trì ở mức cao từ 24 °C đến 27 °C, mưa nhiều (2.000-2.500 mm), phân bố đều khắp cả năm và đạt cực đại hai lần trong năm vào khoảng tháng 3 và tháng 9, độ ẩm tương đối cao (80%),...[2]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Quận có những cánh rừng ngập nước chiếm ưu thế bởi các thực vật thuộc các chi Mitragyna, Alchornea và/hoặc Syzigium.[3] Không có loài ăn thịt lớn ngoài cá sấu.[4]

Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc năm 2002, dân số của quận là 34.800 người. Tốc độ tăng dân số hàng năm ở mức 3,0%. Ước tính dân số quận Kalangala năm 2010 là xấp xỉ 46.500 người.

Xu hướng dân số quận Kalangala
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Dân số ước tính (người) 36.700 37.800 38.900 40.100 41.300 42.500 43.800 45.100 46.500

Tộc người sống ở đây có ngôn ngữ và văn hóa riêng của mình. Họ chủ yếu làm nghề chài lưới và trồng cà phê, khoai lang, sắn, khoai mỡ và chuối. Đa phần cư dân theo Kitô giáo, trừ một nhóm nhỏ theo Hồi giáo.[4]

Hoạt động kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba cột trụ của nền kinh tế quận là: ngư nghiệp, du lịchnông nghiệp. Đa phần dân đảo sống nhờ vào đánh bắt cá và du cư theo đàn cá. Hầu hết hạ tầng dành cho du lịch còn sơ sài mặc dù cơ sở hạ tầng (nhà ở, đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước) đang được cải thiện chậm chạp. Năm 2012, Lonely Planet xếp quần đảo Ssese vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới.[5]

Công ty BIDCO - một doanh nghiệp tư nhân chế biến dầu cọJinja - triển khai 130 triệu đô la Mỹ để phát triển đồn điền trồng cọ lấy dầu ở quận Kalangala.[6] Các nông dân trồng cọ theo hợp đồng với BIDCO và bán lại sản phẩm cho nhà máy. Vào năm 2010, nhà máy điện chế biến dầu cọ đi vào hoạt động đồng thời sản xuất được 1,5 MW điện năng. Điện không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhà máy mà còn bán cho thị xã Kalangala.[7]

Theo ước tính, tổng đàn vật nuôi của quận đạt 2.999 con gia súc, 250.000 gia cầm (gà, vịt), 1.235 con và 7.000 con lợn.[1] Ngoài ra, khai thác gỗ cũng là một loại hình hoạt động kinh tế của quận.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “About Kalangala District” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  2. ^ BakamaNume, Bakama B. (2010). A Contemporary Geography of Uganda. African Books Collective. tr. 1. ISBN 9789987080366.
  3. ^ BakamaNume 2010, tr. 103
  4. ^ a b Fitzpatrick, Mary; Parkinson, Tom; Ray, Nick (2006). East Africa (ấn bản thứ 7). Lonely Planet. tr. 537. ISBN 9781741042863.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “The world's best secret islands” (bằng tiếng Anh). Lonely Planet. 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ “About Kalangala District” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  7. ^ Kasita, Ibrahim (22 tháng 2 năm 2010). “Palm oil plant starts operations” (bằng tiếng Anh). The New Vision. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)