Quân phiệt
Quân phiệt (giản thể: 军阀; phồn thể: 軍閥; bính âm: jūn fá) là thế lực của những tướng lĩnh có thể khống chế quân đội, kinh tế và quyền kiểm soát chính trị ở một vùng địa phương trong một quốc gia có chủ quyền nhờ khả năng huy động những đội quân trung thành. Những đội quân này thường được coi là lực lượng dân quân, vốn trung thành với thủ lĩnh quân phiệt hơn là với Chính phủ ở Trung ương và chính thể nhà nước. Các quân phiệt tồn tại xuyên suốt phần lớn lịch sử, ở nhiều các hình thức khác nhau bên trong cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ vô chính phủ.
Nguồn gốc lịch sử và từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ "quân phiệt" (warlord) trong tiếng Anh xuất hiện lần đầu vào năm 1856, được triết gia và nhà thơ người Mỹ có tên là Ralph Waldo Emerson sử dụng trong một bài xã luận chỉ trích thậm tệ chế độ quý tộc ở nước Anh: "Hải tặc và chiến tranh đem đến nơi để phục vụ thương mại, chính trị và thư từ, từ quân phiệt (war-lord) cho đến luật phiệt, các đặc quyền đặc lợi được duy trì, trong khi các phương pháp để có được nó bị thay đổi."[1]
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cụm từ Quân phiệt (軍閥) xuất hiện ở Trung Quốc, mượn từ thuật ngữ gunbatsu trong tiếng Nhật, vốn bắt nguồn từ tiếng Đức Kriegsfürst.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ralph Waldo Emerson (1902). English Traits (1856). Luân Đôn: George Routledge and Sons. tr. 168.
Đọc thêm:
- Lezhnev, Sasha. Crafting Peace: Strategies to Deal with Warlords in Collapsing States. Plymouth 2005, ISBN 978-0-7391-1765-1.