Bước tới nội dung

Pycnochromis margaritifer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pycnochromis margaritifer
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Pycnochromis
Loài (species)P. margaritifer
Danh pháp hai phần
Pycnochromis margaritifer
(Fowler, 1946)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chromis dimidiatus margaritifer Fowler, 1946

Pycnochromis margaritifer là một loài cá biển thuộc chi Pycnochromis trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1946.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh margaritifer được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: margarita ("ngọc trai") và fero ("mang theo"), hàm ý đề cập đến các vệt đốm "màu xám như ngọc trai" ở dưới ổ mắt, trên má, ngực và xung quanh gốc vây ngực của loài cá này.[1]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

P. margaritifer ban đầu được xếp vào chi Chromis, nhưng theo kết quả phân tích hình thái vào năm 2021 thì loài này đã được chuyển sang chi Pycnochromis.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đảo Giáng Sinhquần đảo Cocos (Keeling) (đều là những vùng lãnh thổ của Úc), P. margaritifer được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo LineTuamotu, băng qua phần lớn vùng biển các nước Đông Nam Á và nhiều đảo quốc thuộc châu Đại Dương, ngược lên phía bắc đến đảo Jeju (Hàn Quốc)[3] và vùng biển phía nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến vùng biển phía bắc Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier).[4][5]

Việt Nam, P. margaritifer được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam);[6] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[7][8] bờ biển Phú Yên[9]Ninh Thuận;[10] đảo đá ngoài khơi Bình Thuận;[11] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); quần đảo An Thới (Kiên Giang);[12] quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[13][14]

P. margaritifer sống trên các rạn san hô hoặc ám tiêu ở độ sâu khoảng 2–20 m, ít được nhìn thấy hơn trong các đầm phá.[4]

P. margaritifer có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 10,2 cm.[4] Cơ thể có màu nâu sẫm, gần như đen ngoại trừ màu trắng ở toàn bộ đuôi và một phần cuối của vây lưng và vây hậu môn.[15] Kiểu màu nâu/trắng như vậy cũng được biết đến ở 3 loài Pycnochromis khác là Pycnochromis dimidiatus (đặc hữu của Biển Đỏ), Pycnochromis iomelas (Nam Thái Bình Dương) và Pycnochromis fieldi (Ấn Độ Dương); Tuy nhiên, phần màu trắng của 3 loài này đều chiếm đến nửa thân sau.[16]

Cá hồng Lutjanus bohar được ghi nhận là có thể bắt chước kiểu hình của P. margaritifer tại FijiP. iomelas tại Tuamotu.[17]

Số gai ở vây lưng là 12; Số tia vây ở vây lưng là 12–13; Số gai ở vây hậu môn là 2; Số tia vây ở vây hậu môn là từ 11–12; Số tia vây ở vây ngực là từ 16–18; Số gai ở vây bụng là 1; Số tia vây ở vây bụng là 5; Số vảy đường bên là từ 16–18; Số lược mang là từ 25–29.[15]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của P. margaritifer là những loài động vật phù du. Chúng sống đơn độc hoặc theo từng nhóm nhỏ. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng có độ dính và bám vào nền tổ.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.[liên kết hỏng]
  2. ^ Tang, Kevin L.; Stiassny, Melanie L. J.; Mayden, Richard L.; DeSalle, Robert (2021). “Systematics of Damselfishes”. Ichthyology & Herpetology. 109 (1): 258–318. doi:10.1643/i2020105. ISSN 2766-1512.
  3. ^ Myoung, Jung-Goo; Myoung, Se Hun; Hwang, In-Seo; Kim, Byung-il; Kim, Jin-Koo (2014). “Two new records of Valenciennea helsdingenii (Perciformes: Gobiidae) and Chromis margaritifer (Perciformes: Pomacentridae) from Jeju Island, Korea” (PDF). Ocean Science Journal. 49 (1): 19–24. doi:10.1007/s12601-014-0003-z. ISSN 2005-7172.
  4. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chromis margaritifer trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Chromis dimidiatus margaritifer. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  11. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  12. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  13. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  14. ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
  15. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 256. ISBN 978-0824818951.
  16. ^ Chromis margaritifer Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ Delrieu-Trottin, Erwan; Planes, Serge; Williams, Jeffrey (2016). “When endemic coral-reef fish species serve as models: Endemic mimicry patterns in the Marquesas Islands” (PDF). Journal of fish biology. 89: 1834. doi:10.1111/jfb.13050.