Rama II
Phra Buddha Loetla Nabhalai พระพุทธเลิศหล้านภาลัย | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua Rama II | |||||
Quốc vương Xiêm | |||||
Tại vị | 7 tháng 9 năm 1809 - 21 tháng 7 năm 1824 14 năm, 318 ngày | ||||
Đăng quang | năm 1809 | ||||
phó vương | Maha Senanurak | ||||
Tiền nhiệm | Rama I | ||||
Kế nhiệm | Rama III | ||||
Nhị vương Xiêm | |||||
Tại vị | năm 1808 - 7 tháng 9 năm 1809 | ||||
Tiền nhiệm | Maha Sura Singhanat | ||||
Kế nhiệm | Maha Senanurak | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | huyện Amphawa, tỉnh Samut Songkhram, Vương quốc Ayutthaya | 24 tháng 2 năm 1767||||
Mất | 21 tháng 7 năm 1824 Hoàng cung Bangkok, Xiêm La | (57 tuổi)||||
Hoàng hậu | Sri Suriyendra | ||||
Hậu duệ | 73 người con trai và gái | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Chakri | ||||
Thân phụ | Rama I | ||||
Thân mẫu | Amarindra | ||||
Tôn giáo | Phật giáo Nam Tông |
Rama II (24 tháng 2 năm 1767 – 21 tháng 7 năm 1824), có miếu hiệu đầy đủ là Phra Buddha Loetla Nabhalai (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระพุทธเลิศหล้านภาลัย), là vị vua thứ hai của Vương triều Chakri, Xiêm La (Thái Lan). Vị quốc vương này sinh năm 1767, mất năm 1824, ở ngôi từ năm 1809 đến năm 1824. Sử nhà Nguyễn gọi là Chiêu Lục Thư (昭六書, "Chao Luk Ya Thoe"),[1] sử Trung Quốc gọi là Trịnh Phật (鄭佛).[2] Thời Rama II, Xiêm La được hưởng thái bình, hầu như không có xung đột lớn nào.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc vương Phra Buddha Loetla Nabhalai sinh ngày 24 tháng 2 năm 1767 tại huyện Amphawa, tỉnh Samut Songkhram, Vương quốc Ayutthaya. Ông là con trai của tiên đế Chulalonke (Rama I) và bà Amarindra.
Thuở thơ ấu, quốc vương có tên là Chim (ฉิม). Khi cha lên làm vua (quốc vương Phra Buddha Yotfa Chulaloke tức Rama I), ông có tên mới là Đại vương Isarasundhorn (มหาอิศรสุนทร). Sau đó, theo truyền thống Thái Lan, ông đi tu ở chùa một thời gian. Đến năm 1806, vị phó vương của Xiêm La và đồng thời là chú của ông qua đời; ông xưng làm phó vương. Năm 1809, phụ vương qua đời, ông lên làm quốc vương.
Trước khi làm vua, Rama II từng theo phụ vương đi chinh chiến và lập không ít võ công. Khi lên làm vua, ông tiến hành chinh phạt Miến Điện, nhưng thất bại. Năm 1813, được Việt Nam hậu thuẫn, Campuchia nổi dậy kháng cự lại Xiêm La, song ông đã không thể dẹp yên và chịu để mất kiểm soát vùng phía Đông của Campuchia. Ông từng chinh phạt vùng ngày nay là bang Kedah của Malaysia, phế truất vị hồi vương của xứ đó. Điều này khiến cho quan hệ giữa Xiêm La và công ty Đông Ấn của Anh xấu đi.
Rama II còn là một thi sĩ nổi tiếng và có quan hệ với nhiều nhà thơ đương thời của Xiêm La.
Rama II có nhiều thê thiếp trong đó vương phi Chao Chom Manda Riam là mẹ của hoàng tử Jessadabodindra sau này là Rama III (Phra Nangklao Chaoyuhua). Còn hoàng hậu Bunrod là mẹ của thái tử Mongkut sau này là Rama IV (Phra Chom Klao Chaoyouhua).
Vua Vương triều Chakri | |
---|---|
Phra Buddha Yodfa Chulaloke (Rama I) | |
Phra Buddha Loetla Nabhalai (Rama II) | |
Nangklao (Rama III) | |
Mongkut (Rama IV) | |
Chulalongkorn (Rama V) | |
Vajiravudh (Rama VI) | |
Prajadhipok (Rama VII) | |
Ananda Mahidol (Rama VIII) | |
Bhumibol Adulyadej (Rama IX) | |
Maha Vajiralongkorn (Rama X) | |
Nhà bảo trợ nghệ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời gian tại vị của mình, quốc vương Rama II rất quan tâm đến nghệ thuật và văn hóa, ông còn đặc biệt được nhớ đến như một nhà bảo trợ lớn của nghệ thuật, văn học và Văn hóa Thái Lan, chính ông đã viết một phiên bản mới của bộ quyển Ramayana mà cha ông đã dịch từ Ấn Độ trước đó. Dưới thời ông, nhiều điệu múa của Thái Lan được hồi sinh, ông cho tạo ra nhiều vũ điệu, nổi tiếng nhất là Sang Thong, ông cho sáng tác các điệu múa, bài thơ, bài nhạc. Ngoài là một vị vua, Rama II cũng là một nhạc sĩ tài ba, ông còn là một nhà thơ và có quan hệ gần gũi với nhiều thi sĩ đương thời khác ở Xiêm, chính quốc vương cũng đã tự tay sáng tác ra nhiều bài thơ. Rama II đã cho chạm khắc mặt nạ múa truyền thống của Thái Lan. Giống như cha mình, quốc vương Rama II nhận thấy bản sắc dân tộc Thái rất quan trọng nếu người Thái có được sự độc lập, giống như cha mình, Rama II đã đặt Phật giáo và đạo đức Phật giáo vào mặt chính trong đời sống của người dân Thái Lan, ông phái các nhà sư đến Tích Lan để nghiên cứu Phật giáo nơi đây. Trong thời của mình, Rama II đã hạ lệnh xây dựng nhiều chùa chiền, ông bắt buộc thần dân của mình phải tuân thủ đúng đạo đức trong phật giáo và phải tránh xa những thứ tệ nạn xã hội.[3]
Ông đã nổ lực hồi phục lại quốc gia Xiêm và có đô Ayutthaya cùng với những thành phố khác đã bị người Miến Điện phá hủy trước đó.
Sự phát triển về kinh tế và thương mại dưới thời Rama II
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, xuất khẩu gạo của Xiêm đứng hàng thứ 2 ở châu Á, chỉ sau Bengal[4].
Theo ghi chép trong tác phẩm Journal of an embassy from the governor-general of India to the courts of Siam and Cochin China: exhibiting a view of the actual state of those kingdoms của quan chức ngoại giao người Scottland John Crawfurd từng có dịp đi công cán tại Xiêm La vào những năm 1821-1822, Xiêm La là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Vào thời điểm ông Crawfurd sang Xiêm, thương mại và ngoại thương Xiêm La đã rất phát triển và phồn thịnh. Hệ thống chợ xuất hiện ở khắp mọi nơi, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước. Có khoảng 60 nghìn người tham gia vào mạng lưới buôn bán và trao đổi ở thị trường trong nước. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XIX, hàng năm Xiêm đã xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 3,6 triệu tấn hạt tiêu, 1,8 triệu tấn đường, 6 tấn ngà voi và nhiều mặt hàng quý hiếm khác. Ông Crawfurd có ghi lại, lợi nhuận buôn bán với Trung Quốc thời kỳ này đã đem về cho vương quốc Xiêm hàng năm khoảng 76.556 bảng Anh[5].
Vào năm 1821, tổng khối lượng buôn bán của Xiêm với Trung Quốc tính riêng trên các tàu của Xiêm là 24.562 tấn; còn bằng tàu của Trung Quốc là 35.093 tấn. Có tổng cộng tới 140 tàu lớn tham gia vào việc buôn bán giữa Xiêm và Trung Quốc. Lợi nhuận trung bình cùa việc buôn bán này lên tới 300%. Để tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ buôn bán với Trung Quốc trong khoảng 25 năm đầu của thế kỷ XIX, hàng năm Xiêm đều gửi một sứ đoàn thương thuyền tới Quảng Châu, và 3 năm một lần gửi sứ đoàn tới hoàng đế Trung Hoa với nhiều cống vật. Những sứ đoàn này thường có hai tàu buôn có trọng tải mỗi chiếc từ 900 đến 1.000 tấn, và được quyền miễn thuế. Chiếm vị trí thứ hai trong buôn bán với Xiêm là các tiểu vương quốc trên bán đảo Malacca và quần đảo Indonesia. Vào 1825, có từ 30 đến 40 tàu Xiêm tới các cảng của người Mã Lai; 26 tàu đến Singapore (lúc này là thuộc địa của Anh); và 6 tàu tới các cảng Java và Borneo. Xiêm cũng có quan hệ buôn bán rộng rãi với Campuchia, Lào, Việt Nam[6].
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, tổng giá trị buôn bán hàng năm trong xuất khẩu của Xiêm có năm lên tới 5,5 triệu baht; còn trong nhập khẩu là 4,3 triệu baht. Quá trình hàng hóa nền kinh tế Xiêm nửa đầu thế kỷ XIX cũng có thể thấy thêm được qua số liệu là vào 1822 thủ đô Bangkok có tới 32.000 hàng quán và thuyền nhỏ khác nhau[6].
Tước vị và tôn hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- 1767–1782: Nai Chim (นายฉิม)
- 1782–1808: Somdet Phra Chao Luk Ya Thoe Chaofa Kromma Luang Itsarasunthon (สมเด็จพระเจ้าลูกยาเธอ เจ้าฟ้ากรมหลวงอิศรสุนทร)
- 1808–1809: Krom Phra Bowon Rat Chao Maha Itsarasunthon (สมเด็จพระบวรราชเจ้ามหาอิศรสุนทร)
- 1809–1824: Phrabat Somdet Phra Borommarajadhiraj Ramadhibodi v.v... (พระบาทสมเด็จพระบรมราชาธิราชรามาธิบดี ศรีสินทรบรมมหาจักรพรรดิราชาธิบดินทร์ ธรณินทราธิราช รัตนากาศภาสกรวงศ์ องค์ปรมาธิเบศ ตรีภูวเนตรวรนายก ดิลกรัตนราชชาติอาชาวศรัย สมุทัยดโรมนต์ สากลจักรวาฬาธิเบนทร สุริเยนทราธิบดินทร์ หริหรินทรา ธาดาธิบดี ศรีวิบูลยคุณอกนิษฐ ฤทธิราเมศวรมหันต บรมธรรมิกราชาธิราชเดโชชัย พรหมเทพาดิเทพนฤบดินทร์ ภูมิทรปรมาธิเบศ โลกเชษฐวิสุทธิ รัตนมกุฎประกาศ คตามหาพุทธางกูรบรมบพิตร พระพุทธเจ้าอยู่หัว)
- thụy hiệu (Rama IV): Phra Bat Somdet Phra Bowon ... Phra Buddha Loet Lan Bhalai (พระบาทสมเด็จพระบรมราชพงษเชษฐ มเหศวรสุนทร ไตรเสวตรคชาดิศรมหาสวามินทร์ สยารัษฎินทรวโรดม บรมจักรพรรดิราช พิลาศธาดาราชาธิราช บรมนารถบพิตร พระพุทธเลิศหล้านภาไลย)
- thụy hiệu (Rama VI): Phra Bat Somdet Phra Ramadhibodi Srisindra Maha Issarasundorn Phra Buddha Loetla Nabhalai (พระบาทสมเด็จพระรามาธิบดีศรีสินทรมหาอิศรสุนทร พระพุทธเลิศหล้านภาลัย)
Tổ tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ tiên của Rama II | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, q. 32
- ^ Thanh sử cảo, quyển 528
- ^ “Rama II”. New World Encyclopedia.com.
- ^ Văn Quang, Lê (1995). Lịch sử vương quốc Thái Lan. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. tr. 121.
- ^ Dương Ninh, Vũ (2007). Phong Trào Cải Cách Ở Một Số Nước Đông Á. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. tr. 203, 204, 205.
- ^ a b Văn Quang, Lê (1995). Lịch sử vương quốc Thái Lan. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. tr. 122.