Bước tới nội dung

Phan Đức Chính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Đức Chính
Trường lớpĐại học Quốc gia Moskva
Sự nghiệp khoa học
NgànhGiải tích hàm
Lý thuyết độ đo
Luận án
Người hướng dẫn luận án tiến sĩG. E. Shilov

Phan Đức Chính (15 tháng 9 năm 1936 tại Sài Gòn – 26 tháng 8 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một Nhà giáo Nhân dân, Phó Giáo sư, tiến sĩ toán học, là một trong những người thầy đầu tiên của lớp Chuyên Toán đầu tiên[1] của Việt Nam, tham gia đạo tào nhiều học sinh được Huy chương Toán quốc tế[2], và cũng là người viết/dịch nhiều giáo trình Toán học kinh điển ở Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Đức Chính sinh tại Sài Gòn. Ông từng học tại Trường Trung học Albert Sarraut (trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, được thành lập từ năm 1919 tại Hà Nội). Khi học phổ thông ông hai lần nhảy lớp nên lúc tốt nghiệp trung học ông mới có 16 tuổi

Ông tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Khoa học (Hà Nội) năm 1956, trở thành cán bộ giảng dạy Toán học tại trường này năm 20 tuổi. Sau đó, ông thuộc biên chế khoa Toán - Lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1961, ông được cử sang Moskva, Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Trong thời gian ở Moskva, ông vừa viết luận án tiến sĩ, vừa cùng thầy hướng dẫn là Giáo sư G. E. Shylov biên soạn cuốn sách chuyên khảo "Интеграл, мера и производная на линейных пространствах" (Độ đo, tích phân, đạo hàm trong không gian tuyến tính), là cuốn sách toán đầu tiên mà người Việt Nam là một đồng tác giả được xuất bản tại Liên Xô được nhiều nhà toán học trích dẫn. Ông bảo vệ luận án phó tiến sĩ Toán – Lý năm 1965 tại Đại học Lomonosov lúc 29 tuổi.

Trở về Việt Nam, ông được phân về tổ Giải tích, giảng dạy Giải tích cho sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai.

Ông là một trong những người thầy đầu tiên dạy Đại số cho lớp Chuyên toán đầu tiên của Việt Nam, đào tạo được nhiều học sinh xuất sắc, đạt được các giải cao trong các kỳ thi Toán Quốc tế. Mùa hè năm 1974, ông là phó trưởng đoàn của đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 5 học sinh lần đầu tiên tham dự Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 16 tổ chức tại Berlin. Đội tuyển này đã đạt kết quả bất ngờ với 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 1 giải Khuyến khích. Ông tiếp tục làm phó trưởng đoàn học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế trong các năm 19751 – 976 và là trưởng Đoàn các năm 1994, 1996 và 1997. Tính đến nay, ông là tác giả của một trong 3 bài toán của Việt Nam được chọn làm đề thi Olympic, vào năm 1977[3].

Ông qua đời ngày 26 tháng 8 năm 2017, hưởng thọ 82 tuổi, tại TP Hồ Chí Minh.[3]

Sau khi ông mất, gia đình đã tuyên bố thành lập Giải thưởng Phan Đức Chính hằng năm trị giá 100 triệu VND tặng cho Thầy và Trò của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ngôi trường mà được hình thành từ khối chuyên toán A0 do Ông sáng lập. Giải thưởng Phan Đức Chính bắt đầu trao từ năm 2018 tối đa mỗi năm cho 2 Thầy trị giá 40 triệu VND và 2 Trò trị giá 30 triệu VND. Danh sách bình chọn Thầy và Trò là Hội đồng bình chọn có sự thông qua của Nhà trường và Gia đình.

Phan Đức Chính được phong học hàm Phó giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980), danh hiệu Nhà giáo ưu tú (năm 1994), Nhà giáo nhân dân (năm 2008)[4], Huân Chương Lao Động hạng ba (năm 1999) và Huân Chương Lao Động hạng hai (năm 2003). Năm 2019, tên ông được dùng đặt cho một giảng đường lớn tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bất đẳng thức (Nhà xuất bản Đại Học và Trung học Chuyên nghiệp, 1973); Giải tích hàm tập I Cơ sở lý thuyết (Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1974)
  • Toán 6, 7, 8, 9 (tập một, tập hai) (Tổng chủ biên) (Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2020)

Sách dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Đại số học cao cấp. Tập 1 / Kuroch A.G.; Lê Văn Thiêm và Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Giáo dục 1958, 202 tr.
  2. Đại số học cao cấp. Tập 2 / Kuroch A.G.; Lê Văn Thiêm và Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Giáo dục 1958, 202 tr.
  3. Giáo trình giản yếu giải tích toán học. Tập 3 / A. Y. Khinchin; Phan Đức Chính và Đoàn Quỳnh dịch, Hà Nội: Giáo dục 1961, 260 tr.
  4. Lý thuyết Hàm số biến số thực / Natanson I.P.; Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Giáo dục 1961, 592 tr.
  5. Cơ sở giải tích hiện đại. Tập 1 / Dieudonne J.; Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp 1973, 318 tr.
  6. Cơ sở giải tích hiện đại. Tập 2 / Dieudonne J.; Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp 1973, 276 tr.
  7. Cơ sở giải tích hiện đại. Tập 5 / Dieudonne J.; Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp 1979, 312 tr.
  8. Cơ sở giải tích hiện đại. Tập 6 / Dieudonne J.; Phan Đức Chính dịch, Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp 1980, 316 tr.
  9. Không gian vectơ tôpô / A.P. Robertson, W.J. Robertson; Phan Đức Chính dịch. Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1977. - 270tr.
  10. Cơ sở giải tích toán học / Sze-Tsen Hu; Phan Đức Chính dịch. Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1978. - 516tr.

Công trình khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. G. E. Shilov; Fan Dyk Tinʹ. Integral, mera i proizvodnaya na lineĭnykh prostranstvakh (Russian)[liên kết hỏng] [Integral, measure and derivative on linear spaces]. "Nauka'', Moscow (1967), 192 pp.
  2. Fan Dyk Tin'; G. E. Shilov. Quadratic functionals in a space with Gaussian measure Uspekhi Mat. Nauk, no. 2, vol. 128 (1966), 226–229
  3. Fan Dyk Tin'. Measurable linear functionals and derivatives in linear spaces with Gaussian measure. Uspekhi Mat. Nauk, no.3, vol. 123 (1965), 244–247
  4. Fan Dyk-tinʹ. On the quasi-invariance of measures in Hilbert space. Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Meh. no. 6, 1965, 11–14
  5. Fan Dyk Tin'. On functionals which are concentrated on a surface. Uspekhi Mat. Nauk, no. 1, vol. 115 (1964), 183–186

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Người thầy dạy toán của nhiều thế hệ học sinh sinh viên qua đời ở tuổi 82”. Vietnamnet. ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ “PGS Phan Đức Chính - người "ươm trồng" nhiều tài năng toán học trẻ”. Nhân Dân. ngày 19 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ a b {{Chú thích Ông có 2 người con trai là Phan Đức Thịnh và Phan Đức Trung. Hiện nay, ông Phần ĐứC Trung là Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội blockchain Việt nam. web|url=https://www.tienphong.vn/giao-duc/pgsts-toan-hoc-phan-duc-chinh-nguoi-thay-cua-nhung-tai-nang-toan-hoc-viet-nam-1181904.tpo%7Ctiêu đề=PGS.TS Toán học Phan Đức Chính: Người Thầy của những tài năng toán học Việt Nam|website=Tiền Phong}}
  4. ^ “23 nhà giáo của ĐHQGHN được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2008”. Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]