Phạm Xuân Nguyên
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 11/2022) |
Phạm Xuân Nguyên | |
---|---|
Sinh | Phạm Xuân Nguyên Hà Tĩnh |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Trường lớp | Cử nhân |
Nghề nghiệp | Nhà nghiên cứu |
Nổi tiếng vì | Nhà văn như Thị Nở |
Tác phẩm nổi bật | Khát vọng thành thực |
Tôn giáo | Không |
Phạm Xuân Nguyên (Bút danh khác: Ngân Xuyên, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1958 tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) là nhà phê bình văn học theo lối báo chí tại Việt Nam, cổ vũ các xu hướng văn chương cách tân, nguyên Trưởng phòng văn học so sánh Viện Văn học, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]- Từ 1975 đến 1978 Phạm Xuân Nguyên học khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Trong giai đoạn 1978 đến 1980 ông đi nghĩa vụ quân sự.
- Từ 1982 đến 1983 phục viên trở về Phạm Xuân Nguyên tiếp tục theo học Đại học Tổng hợp Hà Nội[1].
- Từ 1984 đến 2018 ông về công tác tại Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Chức vụ trước khi nghỉ hưu lần lượt là Trưởng phòng văn học so sánh (2006-2018), Trưởng phòng văn học nước ngoài (đầu năm 2018). Tháng 5 năm 2018 ông nghỉ hưu theo chế độ.
- Từ tháng 12 năm 2010 ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhưng đến ngày 13 tháng 6 năm 2017 thì tuyên bố từ chức[2].
Hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Phạm Xuân Nguyên là nhà phê bình văn học trên báo chí, thường xuyên viết các bài viết về những nhà văn, nhà thơ đương đại. Ông làm việc tại Viện Văn học Việt Nam, sau đó trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội từ năm 2010. Ông dịch nhiều sách với bút danh Ngân Xuyên.
Năm 2011, Phạm Xuân Nguyên được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng thất bại, sau chuyển sang cơ cấu làm việc tại Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. Trong cương lĩnh của mình, ông khẳng định: "Tôi sẽ đề đạt với hội đồng nhân dân và lãnh đạo thành phố quan tâm hơn nữa đến việc tạo các điều kiện vật chất và tinh thần cho giới văn học thủ đô sáng tạo những tác phẩm xứng đáng với bề dày truyền thống và tầm vóc của Thăng Long – Hà Nội trong quá khứ và hiện nay"[3].
Phạm Xuân Nguyên ủng hộ quan điểm đa nguyên, ủng hộ Phong Lê và Nguyễn Huệ Chi[cần dẫn nguồn], đòi tự do trong sáng tác văn học. Ông thường xuyên ký tên trong các văn bản như Phản đối Dự án Bauxite Tây Nguyên, Vận động thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự[4], Vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Phạm Xuân Nguyên còn tham gia các hoạt động biểu tình trên đường phố với danh nghĩa chống Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]
Ông cũng là một người dẫn chương trình (MC) thường xuyên trong các sự kiện liên quan đến văn học nghệ thuật[5].
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Dịch phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Sự bất tử (Milan Kundera) – Bút danh Ngân Xuyên, 1996[6].
- Văn học và cái ác (Georges Battaille) – Bút danh Ngân Xuyên, 2013 [7].
Tiểu luận phê bình
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Phạm Xuân Nguyên-tân chủ tịch Hội NV Hà Nội”. Trang điện từ Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội từ chức 'vì tự trọng'”. BBC tiếng Việt. 13 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Cương lĩnh tranh cử của Phạm Xuân Nguyên”. Tôn vinh Văn hóa Đọc. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam ra đời”. BBC tiếng Việt.
- ^ Người tiên phong trong nghề MC sách
- ^ “Sự bất tử của Milan Kundera - Một sắc diện mới cho tiểu thuyết”. Tạp chí sông Hương.
- ^ “Khi nhà phê bình ủng hộ văn học viết về cái Ác”. VnExpressNet.
- ^ “Nhà phê bình văn học đề cao Thị Nở”. VnExpress.
- ^ “Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: 'Thành thực là một phẩm chất của người làm văn chương'”. thethaovanhoa.vn.