Phạm Xuân Hùng
Phạm Xuân Hùng | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 2008 – 2016 |
Tổng Tham mưu trưởng | Nguyễn Khắc Nghiên Đỗ Bá Tỵ |
Tiền nhiệm | Nguyễn Song Phi |
Kế nhiệm | Nguyễn Quốc Khánh |
Giám đốc Học viện Quốc phòng | |
Nhiệm kỳ | 2007 – 2008 |
Chính ủy | Nguyễn Tiến Bình |
Tiền nhiệm | Nguyễn Thế Trị |
Kế nhiệm | Nguyễn Như Hoạt |
Phó giám đốc Học viện Quốc phòng | |
Nhiệm kỳ | 2006 – 2007 |
Giám đốc | Nguyễn Thế Trị |
Tiền nhiệm | Trần Văn Hùng |
Kế nhiệm | Nguyễn Kim Thành |
Tư lệnh Quân khu 3 | |
Nhiệm kỳ | 2004 – 2006 |
Chính ủy | Ngô Xuân Lịch |
Tiền nhiệm | Hoàng Kỳ |
Kế nhiệm | Nguyễn Văn Lân |
Tư lệnh Quân đoàn 3 | |
Nhiệm kỳ | 2002 – 2004 |
Chính ủy | Nguyễn Tuấn Dũng |
Tiền nhiệm | Nguyễn Hữu Hạ |
Kế nhiệm | Nguyễn Trung Thu |
Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 | |
Nhiệm kỳ | 29 tháng 11, 1997 – 1 tháng 2, 2002 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Hữu Hạ |
Kế nhiệm | Hoàng Văn Hoặc |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 10 tháng 1, 1952 Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam Tháng 2 năm 1971 |
Học vấn | Tiến sĩ Khoa học quân sự Việt Nam |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1969 – 2016 |
Cấp bậc |
Phạm Xuân Hùng (sinh ngày 10 tháng 01 năm 1952) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng.[1] Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008 – 2016).[2][3][4]
Thân thế và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Phạm Xuân Hùng sinh ngày 10 tháng 01 năm 1952 tại xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ vào tháng 12 năm 1969 và đúng 2 năm sau thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng học tại Học viện Quân sự Zrinhimikos Hungary và từng trải qua các chức vụ như Trung đoàn phó Trung đoàn 64, Trung đoàn phó Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320. Năm 1990, khi còn mang quân hàm Trung tá, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320.[5] Không lâu sau đó, ông được thăng hàm Thượng tá; và đến năm 1995 thì được thăng quân hàm Đại tá.[6][7] Năm 1996, ông bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ ngành Khoa học Quân sự tại Học viện Quốc phòng với đề tài "Nghệ thuật mở đầu chiến dịch tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc".[8] Tháng 12 năm 1997, trong nhiệm kỳ Tư lệnh của Trung tướng Nguyễn Hữu Hạ, ông được thăng làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3.[9]
Năm 2002, ông bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 3 và được thăng quân hàm Thiếu tướng.[10] Đến tháng 2 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 3.[11][12] Tháng 9 năm 2005, ông được điều làm Phó Giám đốc thường trực Học viện Quốc phòng.[13][14] Năm 2006, ông được thăng hàm Trung tướng và chính thức trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.[15][16] Ông được thăng làm Giám đốc Học viện Quốc phòng vào năm 2007,[17][18] và được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng vào năm 2008.[19][20][21] Năm 2010, ông là Ủy viên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước lần thứ 11.[22] Năm 2011, ông tiếp tục trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.[23][24] Ông được thăng quân hàm Thượng tướng vào năm 2014,[25][26] và đến năm 2016, thì ông nghỉ chờ hưu.
Lịch sử thụ phong quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | – | 1990 | 1995 | 2002 | 2006 | 2014 |
---|---|---|---|---|---|---|
Cấp bậc | Trung tá | Thượng tá | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng | Thượng tướng |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hoàng Dũng (19 tháng 12 năm 2014). “Chủ tịch nước phong hàm Thượng tướng cho 4 sĩ quan Quân đội”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Minh Khánh (9 tháng 6 năm 2012). “Trung tướng Phạm Xuân Hùng tiếp Đoàn cán bộ chuyên viên Trung Quốc năm 2012”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Nguyễn Anh Sơn (27 tháng 3 năm 2014). “Trung tướng Phạm Xuân Hùng thăm và làm việc tại Trường Trung cấp nghề 21”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Khổng Minh Khánh (24 tháng 6 năm 2014). “Tăng cường quan hệ quốc phòng song phương Việt Nam-Nam Phi”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hùng Tấn (22 tháng 6 năm 2021). “Một kỷ niệm khó quên”. Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ N.T.T; Đ.N.H (26 tháng 5 năm 2005). “Danh sách 108 liệt sĩ bộ đội đặc công hy sinh ngày 2/2/1968”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Bùi Quang Vinh (20 tháng 4 năm 2020). “Nhớ mãi tháng 4 lịch sử”. Báo Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Phạm Vĩnh (2003). Tiến sĩ Việt Nam hiện đại. Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 407. OCLC 951288987. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Trần Minh Hùng (2011). Dấu chân trên cát: hồi ký. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 229. OCLC 952413090. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Hoạt động kỷ niệm 79 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21”. Báo Nhân Dân. 19 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Cả nước tưng bừng kỷ niệm Quốc khánh 2”. Báo Nhân Dân. 2 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ CH.Q. (22 tháng 9 năm 2005). “Bổ nhiệm 21 cán bộ lãnh đạo mới”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Thủ tướng bổ nhiệm nhiều cán bộ cao cấp”. Báo điện tử Dân Trí. 29 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Danh sách ban chấp hành trung ương đảng khóa X: ủy viên chính thức” (PDF). Tạp chí Xây dựng Đảng. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Công bố Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X”. Báo Nhân Dân. 24 tháng 4 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Nguyễn Tấn Dũng (7 tháng 2 năm 2007). “Quyết định Về việc bổ nhiệm Trung tướng Phạm Xuân Hùng, giữ chức Giám đốc Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Hiện đại hóa quân đội năm 2008”. BBC. 31 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Cổng TTĐT Chính phủ (28 tháng 7 năm 2008). “Bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ TTXVN (29 tháng 7 năm 2008). “Thủ tướng bổ nhiệm nhiều tướng lĩnh cao cấp”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Khánh Hồng; Nguyễn Duy; Đoàn Thế Cường; Huỳnh Hải (9 tháng 2 năm 2012). “Hàng nghìn thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Tấn Dũng (13 tháng 8 năm 2010). “Quyết định Về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước lần thứ 11 năm 2010”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (PDF). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ Tô Nam (19 tháng 1 năm 2011). “Kết quả bầu cử BCH T.Ư khóa XI có gì đáng chú ý?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Danh sách Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 18 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Quân đội có thêm 4 Thượng tướng”. Người Lao Động. 20 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập 20 tháng 7 năm 2021.
- ^ Lê Duy Hồng (19 tháng 12 năm 2014). “Trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho 4 cán bộ cấp cao của quân đội”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
- Sinh năm 1952
- Nhân vật còn sống
- Người Nam Định
- Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu
- Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam
- Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2010
- Tiến sĩ Khoa học quân sự Việt Nam
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2002
- Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2006
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI