Bước tới nội dung

Phạm Xuân Chiểu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Xuân Chiểu
Chức vụ

Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hàn Quốc
Nhiệm kỳ5/1969 – 5/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệmĐỗ Cao Trí
Kế nhiệmKhông có (Chế độ sụp đổ)
Vị tríThủ đô Seoul
(Đại Hàn Dân Quốc)

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp
Nhiệm kỳ2/1965 – 10/1965
Cấp bậc-Trung tướng
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Đệ tam Phó Chủ tịch
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Nhiệm kỳ2/1964 – 2/1965
Cấp bậc-Trung tướng
Chủ tịch-Trung tướng Nguyễn Khánh
Vị tríThủ đô Sài Gòn

Ủy viên An ninh
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Nhiệm kỳ11/1963 – 2/1964
Cấp bậc-Trung tướng (11/1963)
Chủ tịch-Trung tướng Dương Văn Minh

Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy tham mưu
Nhiệm kỳ9/1960 – 8/1961
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tiền nhiệm-Trung tướng Trần Văn Minh
Kế nhiệm-Trung tướng Thái Quang Hoàng
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ8/1958 – 9/1960
Cấp bậc-Thiếu tướng
Tổng Tham mưu trưởngĐại tướng Lê Văn Tỵ
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Khánh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia
Nhiệm kỳ12/1956 – 3/1958
Cấp bậc-Đại tá
-Thiếu tướng (2/1957)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lễ
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Là
Vị tríThủ đô Sài Gòn
Tham mưu trưởng Đệ nhất Quân khu
(tiền thân của Vùng 3 chiến thuật)
Nhiệm kỳ11/1955 – 8/1956
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (12/1956)
Tư lệnh-Thiếu tướng Trần Văn Minh
Vị tríMiền đông Nam phần
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 Việt Nam
Nhiệm kỳ8/1954 – 11/1955
Cấp bậc-Thiếu tá (7/1954)
-Trung tá (11/1955)
Vị tríĐệ tứ Quân khu
(Cao nguyên Trung phần)
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh20 tháng 11 năm 1920
làng Nộn Khê, huyện Yên Mô, Ninh Bình, Liên bang Đông Dương
Mất7 tháng 8 năm 2018(2018-08-07) (97 tuổi)
Maryland, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởMaryland, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợNguyễn Lệ Hà
Con cái8 người con (3 trai, 5 gái)
Phạm Xuân Giang
Phạm Hùng Quốc
Phạm Xuân Chử
Phạm Thị Tường Nguyên
Phạm Thị Khánh Chi
Phạm Thị Tường Vân
Phạm Thị Tường Anh
Phạm Thị Tường Loan
Học vấnTú tài toàn phần
Alma mater-Trường Trung học Đệ nhất cấp ở Nam Định
-Trường Trung học Quốc lập Chu Văn An ở Hà Nội
-Trường Đại học Y khoa Hà Nội
-Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Chapa, Lào Kay
-Trường Quân sự Hoàng Phố Trung Hoa
-Trường Tham mưu Ba Lê (École d'État Major de Paris), Pháp
-Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Pháp
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1946 - 1965
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Cảnh sát Quốc gia
Bộ Tổng Tham mưu
Trường Đại học Quân sự
Chỉ huy Quân đội Liên hiệp Pháp
Quân đội Quốc gia
Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Phạm Xuân Chiểu (1920 - 2018) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Lục quân của Việt Nam Quốc dân Đảng được mở ra ở vùng Tây Bắc miền Bắc Việt Nam, huấn luyện người Việt trong các đảng phái để phục vụ cho các lực lượng kháng chiến. Sau có một số gia nhập vào Quân đội Liên hiệp Pháp. Trong thời gian tại ngũ ông luôn được giao đảm trách những chức vụ liên quan đến tham mưu nên có thể xem lĩnh vực tham mưu là chuyên môn của ông. Ông cũng là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng đầu năm 1957). Điều này chứng tỏ bản thân ông được Tổng thống Ngô Đình Diệm ưu ái.[1] Tuy nhiên, cuộc Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 ông lại là một thành viên trong nhóm tướng lĩnh cầm đầu.

Tiểu sử & binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào ngày 20 tháng 11 năm 1920 trong một gia đình điền chủ khá giả tại làng Nộn Khê, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Cụ thân sinh làm chức thông phán (người làng gọi là ông Phán Đăng). Ông học Tiểu học tại Ninh Bình, Trung học Đệ nhất cấp[2] ở Nam Định thi đậu bằng Thành chung. Năm 1938, khi học lên Trung học Đệ nhị cấp[3] ông được gia đình cho ra Hà Nội học ở Trường Lycée du Protectorat (Sau năm 1945 đổi tên thành Trường Trung học Quốc lập Chu Văn An, tên dân gian gọi là "Trường Bưởi"). Năm 1941 ông thi đậu Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó ông thi vào Đại học và đã học đến năm thứ 2 ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

Quân đội Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1945, ông nhập ngũ mang số quân 40/301.796. Theo học khóa 4 Trường Võ bị Lục quân Trần quốc Tuấn tại Chapa, Lào Kay,[4] khai giảng ngày 1 tháng 1 năm 1946. Tháng 12 cùng năm mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường ông được đi tu nghiệp tại trường Võ bị Hoàng Phố, Trung Hoa.[5] Tháng 4 năm 1947 mãn khóa về nước, ông được thăng cấp Thiếu úy phục vụ trong Tiểu đoàn Bộ binh thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp. Tháng 6 năm 1948, ông được thăng cấp Trung úy, biệt phái làm Tham mưu trưởng đơn vị Phụ lực quân của Lực lượng Giáo phái Phát Diệm.[6]

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội, ông được trưng dụng phục vụ Quân đội Quốc gia và được thăng cấp Đại úy. Tháng 7 năm 1952, ông được cử đi du học lớp Tham mưu tại Trường Tham mưu Ba Lê (École d'État Major de Paris, France) đến đầu năm 1953 mãn khóa về nước. Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève (20 tháng 7), di chuyển vào Nam ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 Việt Nam đóng tại Cao nguyên Trung phần.[7]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia được cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chuyển sang cơ cấu quân đội mới ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Tham mưu trưởng Đệ nhất Quân khu Nam Việt do Đại tá Trần Văn Minh làm Tư lệnh. Ngày 8 tháng 12 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng nha Cảnh sát-Công an thay thế Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lễ được cử đi giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện số 1.[8] Ngày 27 tháng 2 năm 1957, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Ngày 7 tháng 3 năm 1958, nhận lệnh bàn giao chức vụ Tổng giám đốc Cảnh sát-Công an lại cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Là. Ngày 15 tháng 8 cùng năm, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu. Đến giữa tháng 9 năm 1960, bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân lại cho Thiếu tướng Nguyễn Khánh. Ngay sau đó, ông được chỉ định giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy tham mưu[9] thay thế Trung tướng Trần Văn Minh. Tháng 8 năm 1961, bàn giao Trường Chỉ huy Tham mưu lại cho Trung tướng Thái Quang Hoàng, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp (khóa 1961 - 1962) thụ huấn 42 tuần tại Học viện Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ[10]. Giữa năm 1962, mãn khóa về nước tùng sự ở Bộ Tổng Tham mưu.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông tham gia cuộc đảo chính chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 2 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tướng giữ chức Uỷ viên An ninh của Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch.

Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 để giành quyền lãnh đạo của tướng Nguyễn Khánh, ông được cử giữ chức Đệ Tam phó Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch. Ngày 17 tháng 2 năm 1965, ông được Hội đồng tướng lãnh bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp. Hội đồng này gồm có 20 thành viên. Tháng 10 cùng năm ông được cho giải ngũ vì đã phục vụ quân đội trên 20 năm, đồng thời ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nam Hàn cho đến tháng 10 năm 1969 mãn nhiệm kỳ về nước.

Từ sau 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Nam Hàn cho đến cuối năm, sau đó sang Hoa Kỳ, định cư tại Tp Rockville, Tiểu bang Maryland. [11]

Ngày 7 tháng 8 năm 2018, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 98 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phu nhân: Bà Nguyễn Lệ Hà
Ông bà có 8 người con (3 trai, 5 gái):
Phạm Xuân Giang, Phạm Hùng Quốc, Phạm Xuân Chử, Phạm Thị Tường Nguyên, Phạm Thị Khánh Chi, Phạm Thị Tường Vân, Phạm Thị Tường Anh, Phạm Thị Tường Loan

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sở dĩ tướng Chiểu được ưu ái là do có một thời gian ông làm Tham mưu trưởng cho Giáo phái Phát Diệm. Giáo phái này về sau là một Lực lượng Công giáo tích cực ủng hộ và hậu thuẫn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm trong suốt thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam (1954-1963).
  2. ^ Trung học Đệ Nhất cấp ở miền Nam (nay là Trung học Cơ sở) trước năm 1971 gồm các lớp: Đệ Thất (lớp 6), Đệ Lục (lớp 7), Đệ Ngũ (lớp 8), Đệ Tứ (lớp 9). Học xong Đệ Tứ, thi lấy bằng Trung học (Thành Chung) (Thời Pháp thuộc có tên là Diplôme)
  3. ^ Trung học Đệ Nhị cấp (nay là Trung học Phổ thông) trước năm 1971 gồm các lớp: Đệ Tam (lớp 10), Đệ Nhị (lớp 11) (học xong Đệ Nhị thi lấy bằng Tú tài 1 (Tú tài bán phần) (Thời Pháp thuộc có tên Baccalauréat 1ère Partie (Part 1), tiếp đến lên lớp Đệ Nhất (lớp 12) (học xong Đệ Nhất thi lấy bằng Tú tài 2 (Tú tài toàn phần) (Thời Pháp thuộc có tên Certificat Secondaire (Part II), sau đó lên thẳng Cao đẳng hoặc Đại học.
  4. ^ Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn do Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập. Ban Giám đốc và ban giảng huấn đều là sĩ quan người Nhật đã bỏ ngũ trước và sau khi Đế quốc Nhật đầu hàng Đồng Minh. Mục đích của những quân nhân này là giúp đỡ cho Quốc dân đảng Việt Nam
  5. ^ Thực ra, khi Pháp đầu hàng Nhật, ông di chuyển sang Trung hoa phục vụ Quân đội Quốc dân Đảng do Thống chế Tưởng Giới Thạch làm Tổng Tư lệnh, và được tu nghiệp ở trường Sĩ quan Hoàng Phố
  6. ^ Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Giáo phái Phát Diệm do Đức Giám mục Lê Hữu Từ làm Tổng Điều hành.
  7. ^ Tiểu đoàn 18 Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại Phát Diệm.
  8. ^ Trung tâm Huấn luyện số 1 là hậu thân của Trung tâm Huấn luyện tại Quán Tre. Sau trở thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
  9. ^ Nguyên là Trung tâm Chiến thuật Hà Nội. Sau năm 1954 chuyển vào Sài Gòn lấy tên Đại học Quân sự. Năm 1960 chuyển lên Đà Lạt đổi thành trường Chỉ huy và Tham mưu
  10. ^ Cùng đi tu nghiệp lớp Chỉ huy Tham mưu 1961 - 1962 tại Hoa Kỳ với Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu còn có Thiếu tá Không quân Lê Minh Luân (Sinh năm 1926 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu, sau cùng là Đại tá Phụ tá Tư lệnh Quân chủng Không quân).
  11. ^ MĐLS 10/10: Phạm Xuân Chiểu - Lâm Lễ Trinh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.