Bước tới nội dung

Phạm Thúy Hoan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà giáo Ưu tú
Phạm Thúy Hoan
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
26 tháng 6, 1942 (82 tuổi)
Nơi sinh
Nam Định
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Chồng
Nguyễn Hải Phương
Con cái
  • Nguyễn Thị Hải Phượng
  • Nguyễn Hải Yến
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1962–nay
Nhạc cụĐàn tranh

Phạm Thúy Hoan[1] (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1942), là một nhạc sĩ - Nhà giáo Ưu tú người Việt Nam[2]. Bằng tình yêu và niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc, bà đã dành cả cuộc đời gắn bó với cây đàn Tranh, đem tiếng đàn quê hương lan tỏa đến nhiều nơi trên thế giới.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thúy Hoan sinh tại Nam Định trong gia đình có cha là nhà thơ nên tâm hồn nghệ thuật của bà đã được ươm mầm từ bé. Năm 14 tuổi bà đã say mê và đi cùng với tiếng đàn tranh suốt khoảng thời gian tiếp theo.

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp trường Nữ sinh Gia Long (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, bà bắt đầu giảng dạy bộ môn đàn Tranh tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn[3].

Phạm Thúy Hoan sáng tác nhiều tác phẩm và ca khúc về quê hương, về hình ảnh thân thuộc của người Việt Nam và về thiếu nhi. Với nét nhạc lãng mạn, trữ tình, những bản nhạc bà viết mang đậm âm hưởng dân ca và tình yêu quê hương tha thiết xuyên suốt bài nhạc làm cho người nghe cảm nhận được "dòng suối mát, cơn gió thoảng nhẹ đưa và tiếng đàn réo rắt bên tai trong một buổi chiều thư thả".

Vô tình đọc được bài viết của Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê về âm nhạc dân tộc Việt Nam, bà đã viết thư và trao đổi với ông. Từ đó cả hai người thắt chặt tình thầy trò và mang âm nhạc truyền thống đi đến các trường học, hội thảo, sự kiện giới thiệu nhạc cụ dân tộc cả trong và ngoài nước.

Để mang tiếng đàn tranh đến với những người yêu thích và lan rộng nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, năm 1981 bà thành lập Câu Lạc Bộ Tiếng Hát Quê Hương] với người thầy đỡ đầu của CLB là Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê. Hiện CLB đang sinh hoạt tại Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Con gái của Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan là Tiến sĩ-Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hải Phượng, nghệ sĩ Nguyễn Hải Yến (hiện đang định cư tại Hoa Kỳ) và cháu ngoại là Nguyễn Hải Minh cũng đang tiếp nối con đường giảng dạy và biểu diễn đàn Tranh của bà. Bên cạnh đó bà vẫn truyền dạy nhạc cụ truyền thống này đến với giới trẻ, gây dựng một tình yêu đàn Tranh nói riêng và các nhạc cụ truyền thống Việt Nam nói chung cho thanh-thiếu nhi và thậm chí là người lớn tuổi.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tốt nghiệp và giảng dạy

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Giáo Ưu Tú Phạm Thúy Hoan[4]
  • 1962: Tốt nghiệp thủ khoa đàn tranh trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn
  • 1963: Tốt nghiệp thủ khoa Âm nhạc Phổ Thông trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn
  • 1962-1975: Giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Phổ Thông trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn
  • 1968: Giáo sư thỉnh giảng trường Quốc gia Âm nhạc Huế
  • 1975-1997: Giảng viên Nhạc Viện TP.HCM
  • 1981 đến nay: Chủ nhiệm CLB Tiếng Hát Quê Hương


Các sự kiện đã tham gia và tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Các sự kiện
09-15/09/2000 Ủy viên ban Tổ chức Nhạc hội Đàn tranh Châu Á lần 1 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM, Nhạc Viện TP.HCM và Nhà Hát Thành phố)
18/06/2000 Tham gia chương trình Grandioso of Hundred Guzheng [5] tại Singapore
2003 Tham gia chương trình The Art of Korean and Vietnamese Music [6] (tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh)
2004 Tham gia chương trình Liên Hoan Đàn Tranh Châu Á [7] tại Đài Loan
2006 Tổ chức chương trình Kỷ niệm 25 năm thành lập CLB Tiếng Hát Quê Hương.
31/8 – 4/9/2008 Ủy viên ban Tổ chức Nhạc hội Đàn tranh Châu Á lần 2 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM và Nhạc Viện TP.HCM)
10/2010 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức Hội ngộ Đàn Tranh lần 1 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
07/2011 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức Hội ngộ Đàn Tranh lần 2 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
09/2012 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức Hội ngộ Đàn Tranh lần 3 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
16/6/2013 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức chương trình Giai điệu Quê Hương lần 1 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
02/7/2014 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức chương trình Giai điệu Quê Hương lần 2 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
09/9/2018 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức cuộc thi Liên Hoan Em Yêu Đàn Tranh lần 1 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
31/8/2019 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức cuộc thi Liên Hoan Em Yêu Đàn Tranh lần 2 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
16-17/01/2021 Kết hợp cùng Cung Văn Hóa Lao Động tổ chức cuộc thi Liên Hoan Em Yêu Đàn Tranh lần 3 (tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM)
Tổ chức chương trình Hoa Quê Hương thường niên.
Nhà Giáo Ưu Tú Phạm Thúy Hoan biểu diễn ngày 28/09/2007

Giải thưởng, bằng khen và Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1960: Huy chương Vàng toàn trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn
  • 1993: Được tặng bằng khen “Đã có công đào tạo Tài Năng Trẻ đoạt giải xuất sắc tại các cuộc thi chuyên nghiệp toàn quốc, khu vực trong cả nước và quốc tế” (Bộ Văn Hóa Thông Tin)
  • 1994: Được tặng danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  • 1995: Được tặng Huy Chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”
  • 2021: Được tặng Huy Chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

Một số tác phẩm của Phạm Thuý Hoan

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm sáng tác Tác Phẩm Chú thích
1978 Mùa Thu Quê Hương
1979 Vui Đi Học

Vui Trong Lớp Vui Tan Học

(trong bộ Học Đường ca),
Biến tấu Qua Cầu Gió Bay

Mơ Về Bến Ngự Biến tấu Lý Chim Quyên

1980 Tình Ca Xứ Huế (Tình ca Xứ Huế - Hải Phượng Đàn Tranh) (trong bộ Tình ca Quê Hương)

Được ghi âm trong CD Viêt-Nam: Le Dàn Tranh - Musiques D'hier Et D'aujourd'hui

1981 Tình Ca Đất Bắc
1983 Tình Ca Miền Nam (Độc tấu đàn Tranh : Tình Ca Miền Nam - Biểu diễn Hải Phượng, Độc tấu đàn Tranh : Tình Ca Miền Nam - Biểu diễn: Uyên Trâm)
1986 Nụ cười
2000 Được Mùa
2002 Cây So Đũa
2004 Biến tấu Cây Trúc Xinh
2005 Sakura (Biến tấu) Tập 3: NSƯT HẢI PHƯỢNG - BIẾN TẤU SAKURA]

Độc tấu Đàn Tranh SAKURA (Hải Phượng)

2010 Cúc Cu Chim Gáy
2012 Ngẫu hứng Lý Cây Gòn
2013 Hoa Champa (soạn cho đàn Tranh)
2014 Nào Cùng Ca Lên
2015 Hoa Lưu Ly
2018 Biến tấu Chim Manh Manh
2020 Biến tấu Lý Bình Vôi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sơn Nghĩa (27 tháng 3 năm 2018). “Nhà giáo ưu tú - Nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan và tiếng đàn tranh không biên giới”. Báo Ảnh Việt Nam.
  2. ^ (1994: Được tặng danh hiệu Nhà Giáo Ưu Tú (do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp).
  3. ^ Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TP.HCM).
  4. ^ Nhà giáo Ưu Tú Phạm Thúy Hoan chụp kỷ yếu kỷ niệm 65 năm Nhạc Viện TP.HCM
  5. ^ Chương trình có quy mô rất lớn hội tụ tới 100 cây đàn Guzheng tại Singapore. Tại chương trình này, Nghệ sĩ Hải Phượng đã độc tấu tác phẩm Tình Ca Xứ Huế (tác giả: Phạm Thúy Hoan), tác phẩm 红河韵 (Tạm dịch: Vần Sông Đỏ; Tác giả 徐晓林 ( Phiên âm: Xu Xiaolin, tên Hán Việt: Từ Hiểu Lâm)
  6. ^ Tạm dịch: Nghệ thuật của âm nhạc Hàn Quốc & Việt Nam. Chưong trình được trình bày bởi Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc[liên kết hỏng], Hiệp hội nhạc sĩ đàn tranh Hàn Quốc (Korean zither musicians' association), kết hợp cùng Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCMNhạc Viện TP.HCM.
  7. ^ Chuơng trình Taipei Traditional Arts Festival tổ chức tại Đài Loan, năm 2004.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]