Phạm Quang Dũng
Phạm Quang Dũng (Phạm Văn Nấng) | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 2016 – 2021 |
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TASCO | |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thu phí tự động VETC | |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 12 tháng 4, 1954 xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam |
Nơi ở | phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Đại học Quản trị Kinh doanh |
Phạm Quang Dũng (tên thường gọi Phạm Văn Nấng, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán ở xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Nam Định, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ông là một trong hai người tự ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV, cả hai đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người kia là bác sĩ Nguyễn Anh Trí. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TASCO và công ty Trách nhiệm hữu hạn Thu phí tự động VETC, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.[1]
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Ông là người dân tộc Kinh, không tôn giáo. Quê quán ở xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.[2]
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]- Giáo dục phổ thông:10/10[2]
- Trình độ chính trị: Sơ cấp lý luận chính trị
- Trình độ chuyên môn: Đại học Quản trị Kinh doanh
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10 tháng 1 năm 1975.
Theo lời ông Phạm Quang Dũng vào năm 2016 thì ông từng có 5 năm trong quân ngũ, 4 năm học trung học chuyên nghiệp, 15 năm làm công chức nhà nước tại Phòng giao thông thủy lợi huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và gần 20 năm làm doanh nghiệp.
Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TASCO, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Ông được coi là "ông trùm" đứng sau hàng loạt dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam.[3]
Tháng 5 năm 2016, ông tự ứng cử và đã trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở tỉnh Nam Định.[4] Nội dung chương trình vận động tranh cử đại biểu Quốc hội của ông là góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tỉnh Nam Định và hoàn thành chương trình nông thôn mới cho huyện, và kiến nghị Quốc hội ban hành các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng, chứ không vì tham chức quyền.[5]
Tháng 8 năm 2017, trong vụ việc trạm thu phí BOT ở huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang bị các tài xế phản đối bằng cách trả tiền lẻ vì thu phí quá cao và vị trí đặt trạm không hợp lí, ông đã đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam hai việc: một là, bắt buộc các doanh nghiệp vận tải phải triển khai hệ thống đóng phí tự động trên các phương tiện vận tải khi đi qua các Trạm thu phí, hai là, chỉ nên sử dụng tiền mệnh giá từ 5.000 đồng trở lên khi đi qua trạm. Tuy nhiên, TASCO nắm 35% cổ phần của công ty thu phí tự động ETC, và là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thu phí tự động đường bộ VETC dẫn đến hoài nghi về xung đột lợi ích.
Tháng 7 năm 2018, nhóm các Công ty TASCO (do ông Dũng làm chủ tịch Hội đồng quản trị) vướng vào những lùm xùm liên quan đến trạm BOT Tân Đệ - Thái Bình và trạm BOT Mỹ Lộc - Nam Định. Những người phản đối trạm BOT Tân Đệ cho rằng trạm đã hết thời hạn thu phí, hiện trạm đang thu hoàn vốn bổ sung cho Dự án đường tránh Đông Hưng cách trạm thu phí hơn 20km. Do đó, đặt trạm trên QL 10, con đường độc đạo vào TP Thái Bình, là không hợp lý. Ngoài ra, trạm này còn dính nghi án thu tiền hoàn vốn cho Dự án Đường tránh Đông Hưng trước khi Dự án hoàn thành. Còn tại trạm BOT Mỹ Lộc, trạm này thu hoàn vốn cho 3,9 km Dự án đường tránh thành phố Nam Định. Người phản đối cho rằng trạm thu 30.000 đồng đối với xe dưới 12 chỗ ngồi (trước đây là 35.000 đồng) cho 3,9km đường đô thị, tương đương gần 8.000 đồng/km, là quá cao, chưa kể đoạn đường này có 1 phần được đầu tư bằng ngân sách tỉnh Nam Định (làn đường sát dải phân cách của mỗi chiều đi). Đoạn đường tránh TP Nam Định được thừa hưởng lưu lượng xe khá lớn của 21,2km tuyến BT Mỹ Lộc - Liêm Tuyền cũng do TASCO thực hiện, nhưng thời gian thu phí của trạm quá dài, mức phí quá cao, nhập nhèm không tách bạch giữa đoạn đường BOT và BT, nghi vấn vị trí đặt trạm thu phí nằm trên phần đường BT đã dẫn đến những bức xúc trong dư luận và phản ứng gay gắt của người dân.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Nam Định
[sửa | sửa mã nguồn]Tài sản
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đang sở hữu 9,17% cổ phần tại Tasco với rị giá tài sản tính theo thị giá cổ phiếu HUT là 145,2 tỷ đồng. Ông Dũng còn là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Thăng Long – CTCP. Hiện Tasco nắm 60,46% vốn cổ phần của Thăng Long.[5][6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập 7 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b Hội đồng bầu cử, Thông tin cá nhân [1]
- ^ Huyền My (27 tháng 4 năm 2011). “TASCO: "Đại gia" xây lắp khởi nghiệp từ nhà ngói 3 gian”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.
- ^ Vinh An (9 tháng 6 năm 2016). “Đại gia BOT tự ứng cử thành công vào Quốc hội”. Báo VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.
- ^ a b Yến Thanh (9 tháng 6 năm 2016). “Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Tasco trở thành đại biểu Quốc hội”. Chuyên trang Đầu tư Tài chính Việt Nam - VietnamFinance. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.
- ^ Bích Diệp (9 tháng 6 năm 2016). “"Ông trùm" thu phí BOT trúng cử đại biểu Quốc hội”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.