Bước tới nội dung

Phạm Nam Tiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Nam Tiến
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 12 năm 2022 – nay
2 năm, 2 ngày
Chủ nhiệmNguyễn Đắc Vinh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
3 năm, 158 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnĐắk Nông
Tỉ lệ84,69%
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1 tháng 11, 1968 (56 tuổi)
Khánh Mậu, Yên Khánh, Ninh Bình
Nghề nghiệpNhà báo
Chính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Báo chí
Cử nhân Lý luận chính trị
MBA
Alma materHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Phạm Nam Tiến (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1968) là nhà báo, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – New Zealand, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Đắk Nông. Ông từng là Ủy viên chuyên trách của Ủy ban này; Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phạm Nam Tiến là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Báo chí, Cử nhân Lý luận chính trị, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông có sự nghiệp nhiều năm công tác trong ngành phát thanh – truyền hình, tham gia nhiều cơ quan trước khi tập trung hoạt động tại Quốc hội.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Nam Tiến sinh ngày 1 tháng 11 năm 1968 tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Yên Khánh, học đại học và tốt nghiệp Cử nhân Báo chí, học cao học và có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 26 tháng 11 năm 2010, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cử nhân lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1987, Phạm Nam Tiến nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, là Binh nhì của Lữ đoàn 368, Quân đoàn 1. Ông tại ngũ cho đến năm 1990 thì xuất ngũ, được phân công về Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nam Ninh làm Biên tập viên, công tác gần 10 năm. Vào tháng 10 năm 1999, ông được điều tới Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật hóa chất của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, tiếp tục là Biên tập viên.[2] Sang tháng 11 năm 2000, ông tiếp tục được điều chuyển, tới Đài Truyền hình Việt Nam, lần lượt là Phát thanh viên, Biên tập viên, Ban Thư ký biên tập của Đài Truyền hình. Tháng 10 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Nghiệp vụ – Chuyên môn, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ của Văn phòng Chính phủ, giữ vị trí này 2 năm thì tới Đài Tiếng nói Việt Nam làm Phó Giám đốc Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 7 năm 2012.[3]

Tháng 3 năm 2013, Phạm Nam Tiến được luân chuyển tới Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhậm chức Phó Vụ trưởng, phụ trách Tạp chí Nội chính. Đến tháng 11 năm 2018, ông chuyển vị trí làm Phó Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp tục chuyển chức làm Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Địa phương II từ tháng 2 năm 2020. Sang tháng 9 năm 2020, ông được thăng chức làm Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ban Nội chính Trung ương.[4] Năm 2021, với sự giới thiệu của Ban Nội chính Trung ương, ông tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Đắk Nông,[5] tại đơn vị bầu cử số 2 gồm thành phố Gia Nghĩa, huyện Đắk Glong, Đắk R'lấp, Tuy Đức, Đắk Song,[6] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 84,69%.[7][8] Tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – New Zealand từ tháng 11 cùng năm, rồi đến tháng 12 năm 2022 thì nhậm chức Ủy viên Thường trực của Ủy ban này.[9][10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tiểu sử tóm tắt của người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV tại tỉnh Đắk Nông. Người ứng cử PHẠM NAM TIẾN - đơn vị bầu cử số 2”. Báo Đắk Nông. ngày 9 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Hồ sơ Phạm Nam Tiến”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “Đại biểu Phạm Nam Tiến”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ Thái Bình (ngày 1 tháng 6 năm 2020). “Ra mắt Vụ Địa phương II, thuộc Ban Nội chính Trung ương, tại thành phố Đà Nẵng”. Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Đặng Phước (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “Ban Nội chính Trung ương: Hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Nội chính. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Vũ Long (ngày 31 tháng 5 năm 2021). “Đắk Lắk, Đắk Nông công bố kết quả bầu cử”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Khắc Trung (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Kết quả sơ bộ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại tỉnh Đắk Nông”. Đảng ủy khối cơ quan Đắk Nông. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ Tuấn Anh (ngày 18 tháng 6 năm 2021). “Đắk Nông tổng kết cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Minh Hùng; Phạm Thắng (ngày 23 tháng 12 năm 2022). “Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Thanh Chi (ngày 23 tháng 12 năm 2022). “Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ”. Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Thành lập
Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ban Nội chính Trung ương
2020–2021
Kế vị:
Đoàn Hồng Ngọc