Phượng hoàng (định hướng)
Giao diện
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Phượng hoàng hay phụng hoàng trong tiếng Việt có thể là tên gọi của:
- Phượng hoàng trong thần thoại và truyền thuyết của người Á Đông chịu ảnh hưởng của nền Văn minh Trung Hoa
- Một cách dịch của phoenix trong tiếng Anh hay phénix trong tiếng Pháp hoặc φοινιξ trong tiếng Hy Lạp. Nó là con chim thần thoại của người Ai Cập/Hy Lạp và người phương Tây nói chung. Xem bài Phượng hoàng (phương Tây).
- Một cách dịch khác của жар птица trong tiếng Nga, một loại chim thần thoại của người Nga và một số dân tộc cận kề (ví dụ Вут кайӑкӗ trong tiếng Chuvash). Xem bài Chim lửa (Nga).
- Một động tác trong hệ thống múa Tuồng
- Khúc "Phượng hoàng" do Tiêu Sử đời Xuân Thu hợp xướng cùng Lộng Ngọc
- Khúc "Phượng cầu hoàng (鳳求凰)" của Tư Mã Tương Như gảy cho Trác Văn Quân nghe
Ngoài ra Phượng Hoàng hay Phụng Hoàng có thể là tên riêng của:
Địa danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Xã cũ Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, nay là một phần xã An Phượng.
- Đèo Phượng Hoàng trên quốc lộ 26 từ Ninh Hoà (Khánh Hoà) đi Buôn Ma Thuột.
- Hang Phượng Hoàng nằm ở xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
- Đảo Phượng Hoàng đảo ở vịnh Bắc Bộ, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Núi Phụng Hoàng tại thành phố Đà Lạt, nơi đặt thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
- Huyện Phượng Hoàng thuộc châu tự trị người Miêu, người Thổ Gia Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
- Sân bay quốc tế Phượng Hoàng tại Tam Á, Trung Quốc.
- Núi Phượng Hoàng (凤凰山) tại phía bắc Quảng Tây, Trung Quốc.
Niên hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Niên hiệu của Tôn Hạo nhà Đông Ngô thời Tam Quốc
- Niên hiệu của Lý Kim Ngân thời Đông Tấn
- Niên hiệu của Trương Đại Dự thời Đông Tấn Trung Quốc
Các tên khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Chiến dịch Phượng Hoàng của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ
- Ban nhạc Phượng Hoàng với Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà và Phạm Ngọc Phương (Elvis Phương) nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975.