Bước tới nội dung

Phân thứ bộ Mỏ rộng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân thứ bộ Mỏ rộng
Mỏ rộng hồng (Eurylaimus javanicus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân bộ (subordo)Tyranni
Phân thứ bộ (infraordo)Eurylaimides
Seebohm, 1890
Các họ
Xem văn bản.

Chim cận biết hót Cựu thế giới hoặc Phân thứ bộ Mỏ rộng (danh pháp khoa học: Eurylaimides) bao gồm khoảng 53 loài chim cận biết hót, chủ yếu phân bố trong khu vực Cựu thế giới, trong đó có 33 loài đuôi cụt (Pittidae), 4 loài asity (đuôi cụt Madagascar, Philepittidae) ở Madagascar, 15 loài mỏ rộng (Eurylaimidae) và 1 loài Sapayoa ở châu Mỹ.

Nhánh này đã được tổ chức lại trong thời gian gần đây[1][2]. Irestedt và ctv (2006b) [1] đã đề xuất việc phục hồi họ Calyptomenidae Bonaparte, 1850 cho nhóm mỏ rộng bao gồm 2 chi SmithornisCalyptomena.

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài Sapayoa mỏ rộng (Sapayoa aenigma) sinh sống tại các rừng mưa vùng đất thấp ở Panama và tây bắc Nam Mỹ (bao gồm Columbia, Ecuador) cuối cùng đã tìm được vị trí trong nhóm này trong vai trò của thành viên duy nhất tại Tân thế giới cho nhánh Eurylaimides[3][4].

Tuy nhiên, việc nó có quan hệ họ hàng gần với "Calyptomenidae" hay Philepittidae cộng Eurylaimidae nghĩa hẹp (sensu stricto) vẫn chưa được giải quyết. Sử dụng các gen khác nhau, Irestedt và ctv. (2006b)[1] thấy nó có quan hệ chị-em với "Calyptomenidae", trong khi Moyle và ctv (2006a)[2] lại thấy nó là chị-em với Philepittidae + Eurylaimidae nghĩa hẹp. Trong cả hai trường hợp, sự chia tách là khá cổ xưa, theo ước tính của Moyle và ctv (2006a) là khoảng 52 triệu năm trước[2]. Tính cổ xưa của sự chia tách, các khác biệt hình thái (như minh quản) cùng sự không chắc chắn về các họ hàng gần của nó có thể là biện minh tốt cho địa vị một họ tách rời của Sapayoa aenigma.

Chia tách chính trong phạm vi Eurylaimides dường như là giữa nhóm đuôi cụt với phần còn lại. Tuy nhiên, dù điều này dường như là có thể nhất nhưng không phải mọi phân tích đều phù hợp với nó. Fjeldså và ctv. (2003)[3] thấy Sapayoa aenigma và "Calyptomenidae" gần với các loài đuôi cụt hơn là với phần còn lại của Eurylaimides. Moyle và ctv (2006a)[2] thấy rằng việc gộp nhóm các loài mỏ rộng là một kiểu gộp nhóm không tự nhiên. Một vài loài mỏ rộng có quan hệ họ hàng gần với Sapayoa và asity hơn là so với các loài mỏ rộng khác.

Như vậy, có một tùy chọn để phân chia các loài mỏ rộng ra thành 2 họ, một trong số này (ở đây gọi là Eurylaimidae nghĩa hẹp) là chị em với asity (đuôi cụt Madagascar), còn họ kia (ở đây gọi là Calyptomenidae) là chị em với phần còn lại của mỏ rộng + asity + Sapayoa. Năm 2008, Ủy ban Phân loại Nam Mỹ (SACC) của Hiệp hội Điểu học Mỹ (AOU) chỉ coi toàn bộ các loài mỏ rộng cộng asity và sapayoa như là một họ có danh pháp Eurylaimidae[5]. Đề xuất của SACC năm 2006 về thay đổi tên gọi thông thường từ Sapayoa thành "Sapayoa mỏ rộng" đã không được phê chuẩn[6]. Năm 2011, đề xuất của SACC về việc công nhận họ đơn loài Sapayoidae[7] đã được thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc phải công nhận họ Calyptomenidae để tránh tình trạng cận ngành cho họ Eurylaimidae.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự chia tách giữa Smithornis ở châu Phi và Calyptomena ở Sundaland là khá sâu. Prum et al. (2015) ước tính sự chia tách này diễn ra vào đầu thế Miocen, khoảng 20 triệu năm trước. Điều này cho thấy việc tách 2 chi này như 2 họ độc lập là hợp lý.[8]

Selvatti et al. (2017) lại tìm thấy Sapayoa là chị em với toàn bộ phần còn lại của Eurylaimides,[9] trong mối quan hệ như sau: Sapyoa + {[Eurylaimidae + Philepittidae] + [Pittidae + (Smithornis + Calyptomena)]}.

Cây phát sinh chủng loài dưới đây đề xuất một tam phân (trichotomy) cho nhánh chứa Calyptomenidae + Smithornithidae, Sapayoidae và nhánh chứa Philepittidae + Eurylaimidae như là một biện pháp thỏa hiệp giữa các kết quả hơi khác nhau của Irestedt và ctv. (2006b)[1] và Moyle và ctv (2006a)[2], có tính tới các ước tính của Prum et al. (2015).

 Eurylaimides 

Smithornis = Calyptomenidae

Calyptomena = Smithornithidae

Sapayoidae 

Sapayoa

 Eurylaimidae s. s 

Pseudocalyptomena

Psarisomus

Corydon

Sarcophanops

Serilophus

Cymbirhynchus

Eurylaimus

 Philepittidae 

Philepitta

Neodrepanis

 Pittidae 

Erythropitta

Hydrornis

Pitta

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Irestedt M., J. I. Ohlson, D. Zuccon, M. Källersjö, P. G. P. Ericson (2006b), Nuclear DNA from old collections of avian study skins reveals the evolutionary history of the Old World suboscines (Aves, Passeriformes), Zool. Scripta 35, 576-580.
  2. ^ a b c d e Moyle R. G., T. Chesser, R. O. Prum, P. Schikler, J. Cracraft (2006a), Phylogeny and Evolutionary History of Old World Suboscine Birds (Aves: Eurylaimides), Amer. Mus. Novitates 3544.
  3. ^ a b Fjeldså J., D. Zuccon, M. Irestedt, U. S. Johansson, P. G. P. Ericson (2003), Sapayoa aenigma: a New World representative of 'Old World suboscines', Proc. Royal Soc. Lond. B (Suppl.) 270, S238-S241.
  4. ^ Chesser R. T. (2004), Molecular systematics of New World suboscine birds, Mol. Phylogenet. Evol. 32, 11-24.
  5. ^ “Proposal (#336) to South American Classification Committee Move Sapayoa aenigma to Eurylaimidae”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ Proposal (#244) to South American Classification Committee Change English name of Sapayoa aenigma
  7. ^ Place Sapayoa aenigma in its own family, Sapayoidae Proposal (480) to South American Classification Committee
  8. ^ Prum R. O., J. S. Berv, A. Dornburg, D. J. Field, J. P. Townsend, E. M. Lemmon & A.R. Lemmon (2015). A comprehensive phylogeny of birds (Aves) using targeted next-generation DNA sequencing. Nature 526, 569-573.
  9. ^ Selvatti A. P., A. Galvão, A. G. Pereira, L. P. Gonzaga & C. A. de Moraes Russo (2017). An African origin of the Eurylaimides (Passeriformes) and the successful diversification of the ground-foraging pittas (Pittidae) Mol. Biol. Evol. 34(2): 483-499 doi:10.1093/molbev/msw250.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]