Phân đoạn nòng súng
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 5 năm 2015) |
Phân đoạn nòng súng là một đoạn phim đặc trưng xuất hiện trong hầu hết các phim về James Bond.[1] Từ góc nhìn của một sát thủ tưởng tượng, đoạn phim cho thấy cảnh 007 bước ra, xoay người và bắn trực tiếp vào máy quay, dẫn đến máu chảy xuống khắp màn hình. Phân đoạn này thường đi kèm với bài nhạc James Bond Theme, của tác giả Monty Norman.
Ban đầu được thiết kế bởi Maurice Binder, phân đoạn được xuất hiện trong hầu hết các phim James Bond của Eon Productions sản xuất và dù giữ lại một vài yếu tố cơ bản nó đã tiến hoá đáng kể xuyên suốt loạt phim.[2] Phân đoạn này là một trong những đặc điểm nhận dạng ngay lập tức của loạt phim Bond và đã xuất hiện nhiều trong các hoạt động quảng bá phim về James Bond lẫn các phim spinoffs và các phim nhái.
Chuyên gia truyền thông người Anh James Chapman gợi ý phân đoạn là một phần quan trọng của huyền thoại James Bond vì nó "nêu bật mô-típ góc nhìn, vốn là trung tâm của thể loại trinh thám"[3]
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Phân đọan bắt đầu với những chấm trắng chớp tắt chạy qua màn hình từ trái sang phải. Khi chạm cạnh phải màn hình, chấm trắng mở to hé lộ một nòng súng nhìn từ bên trong. Từ góc nhìn của một người sát thủ phía ngoài màn ảnh, máy quay dõi theo James Bond đi từ phải sang trái trên phông nền trắng.[4] Bất ngờ phát hiện mình bị theo dõi, Bond dừng giữa màn hình và nhanh chóng quay sang nã súng vào máy quay. Màn hình ngập tràn máu chảy từ trên xuống. Nòng súng lắc lư dần chuyển thành đốm trằng rơi xuống góc màn hình. Tùy vào tình huống mà đốm trắng thu nhỏ rồi mất luôn hoặc mở rộng ra để lộ cảnh phim tiếp theo.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Phân cảnh được thực hiện bởi Maurice Binder cho phân đoạn mở màn của phim Bond đầu tiên, Dr. No, năm 1962. Binder ban đầu định cho camera quay qua một nòng súng cỡ 38 li thật nhưng gặp vài vấn đề. Không thể chắn sáng đủ cho một ống kính máy quay tiêu chuẩn để bắt trọn nòng súng vào tiêu cự, Binder chế ra một máy ảnh không thấu kính chụp qua lỗ nhỏ để giải quyết vấn đề và nòng súng trở nên rõ nét và đẹp long lanh.[1]
Binder miêu tả sự hình thành phân cảnh nòng súng trong lần phỏng vấn cuối cùng trước khi qua đời năm 1991:
Nhà lịch sử truyền thông James Chapman quan sát thấy phân cảnh gợi nhớ pha nổ súng vào khán giả ở cuối phim The Great Train Robbery năm (1903).[3] Ý tưởng một người bị theo dõi bởi khán giả qua đầu của một nòng súng đã xuất hiện từ trước, trong phim Viễn Tây năm 1957 của Samuel Fuller, Forty Guns. Phát bắn được nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh Howard Hughes cho là chịu ảnh hưởng của bức áp phích trong phim Breathless của Jean Luc Godard.[5]
Trang phục
[sửa | sửa mã nguồn]Từ Dr. No tới Diamonds Are Forever, các phân cảnh của Bob Simmons, Sean Connery, và George Lazenby thực hiện với nhân vật James Bond trong một bộ com lê công sở và mũ phớt mềm. Trong hai phim đầu tiên của mình, Roger Moore tiếp tục truyền thống này nhưng không đội mũ. Các phim về sau, bắt đầu với The Spy Who Loved Me (1977), thì Bond đeo cà vạt đen và mặc com lê dạ tiệc. Trong Casino Royale, nhận vật Bond của Daniel Craig là phiên bản đầu tiên mặc thường phục trong phân đoạn và thậm chí không cài nút cổ áo; trang phục quay lại com lê công sở trong Quantum of Solace và Skyfall. dù trong game 007 Legends thì đổi thành com lê dạ tiệc.
Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]Phân đoạn nòng súng theo truyền thống được chiếu kèm theo bài "James Bond Theme", một đặc trưng xác lập từ phim Dr. No.
Những phiên bản khác nhau nhẹ được sử dụng trong từng phim, thường thể hiện phong cách cũng như địa điểm trong kịch bản. Một số nhạc sĩ hòa âm không sử dụng các nhịp mở đầu quen thuộc đánh dấu lúc những chấm trắng xuất hiện. Số khác thì dùng nhưng "chế biến" lại nhiều như Michael Kamen và Éric Serra, trong Licence to Kill và GoldenEye. Phiên bản của Kamen thì mang tính giao hưởng trong khi của Serra lại chơi bằng bộ hoà âm điện tử.
Casino Royale có phân cảnh nòng súng nhưng hoàn toàn lượt bỏ "James Bond Theme", thay vào đó là đoạn mở đầu của "You Know My Name" do Chris Cornell hát. Nhạc nền "James Bond Theme" trở lại trong phân cảnh nòng súng của Quantum of Solace, và trong Skyfall' thì phát trước khi vào phân cảnh, lúc M đang giao nhiệm vụ mới cho 007.
Phiên bản nhái
[sửa | sửa mã nguồn]Như nhiều các biểu tượng văn hóa, phân cảnh nòng súng từ sau khi xuất hiện năm 1962 đã được nhái lại nhiều lần trong phim, sitcom, hoạt hình và quảng cáo, bao gồm: The Simpsons, SpongeBob SquarePants, Family Guy, Monty Python's Flying Circus, Logorama, và Garfield and Friends.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Cork, John & Scivally, Bruce (2002). James Bond: The Legacy. Boxtree, 46.
- ^ Barnes, Alan & Hearn, Marcus (2000). Kiss Kiss Bang Bang: The Unofficial James Bond Companion. Batsford, 18.
- ^ a b c Chapman, James (2000). Licence to Thrill: A Cultural History of the James Bond Films. Columbia, 61.
- ^ a b Pfeiffer, Lee & Lisa, Philip (1995). The Incredible World of 007: An Authorized Celebration of James Bond. Boxtree, 200.
- ^ Hughes, Howard (2007). Stagecoach to Tombstone: The Filmgoers' Guide to the Great Westerns. I. B. Tauris. tr. 102. ISBN 1845115716.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Show spills Bond's secrets, BBC News coverage of a museum exhibition featuring a 'walk through' gun-barrel