Bước tới nội dung

Ong Ý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ong Ý
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Họ (familia)Apidae
Chi (genus)Apis
Loài (species)A. mellifera
Phân loài (subspecies)A. m. ligustica
Danh pháp ba phần
Apis mellifera ligustica
Spinola, 1806

Ong Ý (Danh pháp khoa học: Apis mellifera ligustica) hay còn gọi là ong mật ngoại hay ong mật Ý là một phân loài của loài ong mật Apis mellifera. Đây là phân loài ong lấy mật được nuôi phổ biến trên thế giới với sản lượng mật ong cao. Ong Ý được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi nhập ngoại được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam[1].

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ong Ý có cơ bắp khỏe mạnh, cánh dài và lấy thức ăn nhanh hơn, ong Ý hay bay đi xa để kiếm thức ăn có thể khai thác được thức ăn tốt hơn[2]. Con to con, sức tụ đàn lớn, cho khối lượng mật và phấn hoa nhiều hơn, cho khối lượng gấp 4 - 5 lần, từ 130 – 165 kg/đàn/năm[3] Đây là giống ong có năng suất cao[4] và chất lượng mật cao hơn, lại dễ nuôi vì ong ít bỏ đàn[5]

Chúng cho mật và phấn hoa nhiều, với 20 cầu ong sẽ thu được 8–10 kg mật (một đàn ong thường gồm 8-10 cầu ong), chất lượng ngon[6]. Bình quân mỗi đàn ong Ý cho năng suất từ 40–50 kg mật/vụ[7]. Tuy vậy, ong ngoại thường chịu rét kém hơn ong nội nên vào mùa đông giá rét nhiều đàn ong lại phải di chuyển về phương Nam tránh rét[4].

Chăn nuôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ong Ý được nuôi nhiều nhất và lâu đời nhất ở các nước châu Âunước Nga, các nước châu Mỹ. Những năm 1970 Việt Nam nhập nội giống ong mật từ nước Ý nên được gọi là ong Ý, Giống ong Ý hiện nay đã thuần hoá và thích nghi dần với khí hậu của Việt Nam[6]. Giống ong Ý đã được du nhập vào Việt Nam hàng trăm năm nay, trở thành giống ong cho mật xuất khẩu chủ lực của Việt Nam[2]

Thời Pháp thuộc, người Pháp và sau đó là người Trung Quốc đã tìm cách để du nhập giống ong này vào Việt Nam, Truyền thống nuôi ong Ý đã có từ lâu đời. Giống ong này hiện có tới 700 đàn tại Việt Nam và giúp người nuôi ong, ngành ong có sản lượng mật xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng trước thông tin, ong Ý là loài sinh vật ngoại lai xâm hại[2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
  2. ^ a b c “Ong Ý là sinh vật ngoại lai xâm hại-Báo Đất Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Nuôi ong mật Ý
  4. ^ a b “Nuôi ong nguy hiểm thu tiền tỷ mỗi mùa ở Mộc Châu”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Nuôi ong Ý thu lãi 30 triệu đồng tháng ngon lành
  6. ^ a b Mô hình nuôi ong chúa[liên kết hỏng]
  7. ^ http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30701&cn_id=718873[liên kết hỏng]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Franck, P; Garnery, L.; Celebrano G.; Solignac M.; Cornuet J. Hybrid origins of honeybees from Italy (Apis mellifera ligustica) and Sicily (A. m. sicula) Article first published online: 25 DEC 2001; Molecular Ecology Volume 9, Issue 7, pages 907–921, July 2000
  • Tarpy, David R.; Lee, Jeffrey A comparison of Russian and Italian Honey bees [North Carolina State University] Extension Service
  • Brother Adam, "Breeding the Honeybee" (Northern Bee Books: Mytholmroyd, 1987), pp. 96–98.
  • Fewell, Jennifer H.; Susan M. Bertram (2002). "Evidence for genetic variation in worker task performance by African and European honeybees". Behavioral Ecology and Sociobiology 52: 318–25. doi:10.1007/s00265-002-0501-3.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]