Olena Ivanivna Dieltsova
Olena Ivanivna Dieltsova | |
---|---|
Олена Іванівна Дєльцова (Дельцова) | |
Ảnh chụp năm 2017 | |
Sinh | Nizhnyaya Salda, CHXHCNXVLB Nga | 3 tháng 5, 1944
Mất | 4 tháng 3, 2023 Ivano-Frankivsk, Ukraina | (78 tuổi)
Quốc tịch | Ukraina |
Học vị | Tiến sĩ khoa học Y học (1988) |
Trường lớp | Viện Y Nhà nước Ivano-Frankivsk (1967) |
Nổi tiếng vì | nghiên cứu về sự nối thông các mạch thần kinh trong ống tiêu hóa trong điều kiện bình thường và điều kiện bệnh lý, các vấn đề về mô học môi trường và ảnh hưởng của các hóa chất được sử dụng trong ung thư học đối với cơ thể |
Chức vị | Giáo sư (1991) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | mô học, hình thái học, phôi học |
Nơi công tác | Viện Y Nhà nước Ivano-Frankivsk (sau này là Đại học Y Quốc gia; 1967—2023) |
Các sinh viên nổi tiếng | Serhii Herashchenko, Mykola Ostrovskyi, Mariia Hryshchuk, Roksolana Vadiuk |
Olena Ivanivna Dieltsova (Deltsova) (tiếng Ukraina: Олена Іванівна Дєльцова (Дельцова); 3 tháng 5 năm 1944, Nizhnyaya Salda - 4 tháng 3 năm 2023, Ivano-Frankivsk) là một nhà khoa học, nhà hình thái học, nhà mô học và giáo viên người Ukraina. Bà được trao bằng Tiến sĩ khoa học Y học năm 1988 và được phong hàm Giáo sư năm 1991. Bà chuyên môn nghiên cứu về sự nối thông các mạch thần kinh trong ống tiêu hóa trong điều kiện bình thường và điều kiện bệnh lý, các vấn đề về mô học môi trường và ảnh hưởng của các hóa chất được sử dụng trong ung thư học đối với cơ thể.
Bà là nghiên cứu viên và giảng viên tại Viện Y Nhà nước Ivano-Frankivsk, sau này là Đại học Y Quốc gia trong hơn 55 năm, từ năm 1967 đến năm 2023. Trong thời gian công tác tại viên, bà có 8 năm giữ chức Trưởng khoa Mô học, Tế bào học và Phôi học. Bà là tác giả của gần 400 bài báo khoa học, trong đó có khoảng 5 giấy chứng nhận bản quyền cho các sáng chế.[1] Bà là học trò của Giáo sư Yukhyma Melmana.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Olena Ivanivna Dieltsova sinh ngày 3 tháng 5 năm 1944 tại Nizhnyaya Salda, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Khi vừa chào đời, bà đã cùng gia đình chuyển đến Stanislav (Ivano-Frankivsk).
Năm 1967, bà tốt nghiệp loại xuất sắc Viện Y Nhà nước Ivano-Frankivsk (sau này là Đại học Y khoa Quốc gia; IFNMU). Bà là sinh viên của Giáo sư Yukhyma Melmana. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành nghiên cứu viên tại Khoa Giải phẫu người của viện.[2]
Ba năm sau, bà hoàn thành nghiên cứu sau đại học tại khoa và được trao bằng Phó tiến sĩ Y học.
Năm 1988, bà chuyển sang khoa Mô học, Tế bào học và Phôi học. Đồng thời, bà cũng bảo vệ luận án và được trao bằng Tiến sĩ khoa học Y học.
Năm 1991, bà được phong hàm Giáo sư. Từ năm 1997 đến năm 2005, bà giữ chức trưởng khoa Mô học, Tế bào học và Phôi học. Trong thời gian tại khoa, bà đã tham gia tối ưu hóa và cải thiện công tác hỗ trợ về phương pháp luận trong quá trình đào tạo, cũng như tăng cường hoạt động của câu lạc bộ khoa học sinh viên.[3]
Năm 2001, bà và các đồng nghiệp được trao giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Quốc gia Ukraina cho loạt giáo trình dành cho sinh viên ngành y tại các trường giáo dục bậc cao. Năm 2010, bà được trao giải thưởng V. P. Komisarenka của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina "cho chuyên khảo "Tương tác giữa các mô của dây thần kinh ngoại biên trong điều kiện bình thường và bệnh lý".[3]
Bà sống ở số 7, đường Ivana Puliuia, Ivano-Frankivsk.[4] Bà công tác tại viện cho đến những ngày cuối đời. Bà qua đời ở tuổi 79 vào ngày 4 tháng 3 năm 2023. Bà được chôn cất tại nghĩa trang Thành phố làng Chukalivka .
Hoạt động khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Bà là tác giả của gần 400 bài báo khoa học, trong đó có khoảng 5 giấy chứng nhận bản quyền sáng chế. Bà chuyên môn nghiên cứu về sự nối thông các mạch thần kinh trong ống tiêu hóa trong điều kiện bình thường và điều kiện bệnh lý, các vấn đề về mô học môi trường và ảnh hưởng của các hóa chất được sử dụng trong ung thư học đối với cơ thể.
Khi chuyển sang khoa Mô học, Tế bào học và Phôi học, bà bắt đầu thực hiện các nghiên cứu về mô học môi trường và tác dụng của thuốc trừ sâu. Sau thảm họa Chernobyl, bà đã dẫn đầu và cùng với các nhà khoa học của viện thực hiện nghiên cứu về những thay đổi trong các cơ quan và hệ cơ thể do phơi nhiễm phóng xạ.[1]
Bà là thư ký khoa học của Hội đồng Khoa học Chuyên ngành của IFNMU. Bà là thành viên của Hội Khoa học Thần kinh Ukraina[5] và Hội khoa học các nhà giải phẫu học, mô học, phôi học và giải phẫu học định khu Ukraina. Bà là cố vấn khoa học và người hướng dẫn thực hiện luận án cho hơn 5 tiến sĩ khoa học và phó tiến sĩ. Các cựu sinh viên nổi bật của bà bao gồm Serhii Herashchenko, Mykola Ostrovskyi, Mariia Hryshchuk, Roksolana Vadiuk, vv...
Công trình khoa học (chọn lọc)
[sửa | sửa mã nguồn]- «Гістологія та ембріологія органів ротової порожнини» / О. І. Дєльцова; Івано-Франківськ: Кальварія, 1994
- «Гістологія та ембріогенез органів ротової порожнини» / О. І. Дєльцова, Ю. Б. Чайковський, С. Б. Геращенко; Навчальний посібник. Івано-Франківськ, 1998
- «Практикум з гістології, цитології та ембріології» / Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко; 2000
- «Гістологія та ембріогенез органів ротової порожнини»: навч. посіб. для студ. стоматологічних факультетів вищ. мед. навч. закладів / О. І. Дєльцова; Івано-Франківськ: Галицький тракт, 2002
- «Выдающиеся имена в гистологии»: биогр. справ. / Дельцова Е. И. [и др.] ; русскояз. версия — Ноздрин В. И., Крутых Е. Г. — Moskva: Ретиноиды, 2006 (Moskva: Эльф ИПР). — 130 tr. : портр.; 22 см.
- «Експериментальне вивчення репаративного остеогенезу кісткових дефектів, заповнених кальцій-фосфатними біоматеріалами у поєднанні зі збагаченою тромбоцитами плазмою крові» / В. Ю. Вовк, Ю. В. Вовк, О. І. Дєльцова; Новини стоматології, 2009, tr. 53-61
- «Корекція морфо-функціонального стану печінки глутаргіном при пестицидній інтоксикації 2,4-д» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Г. Б. Кулинич // Світ медицини та біології. — 2010. — số 2. — tr. 51-55.
- «Морфо-функціональні зміни піднижньощелепної слинної залози під впливом цисплатину та їх корекція ентеросгелем в експерименті» / С. Б. Геращенко, І. М. Гвоздик, О. І. Дєльцова // Науковий вісник Ужгородського університету. Сер. : Медицина. — 2010. — Вип. 38. — tr. 7-11.
- «Стовбурові клітини головного мозку в постнатальному періоді» / Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко // Світ медицини та біології. — 2011. — số 4. — tr. 148—153.
- «Використання жирових стовбурових клітин як альтернативного джерела в регенеративній медицині» / О. І. Дєльцова, Ю. Б. Чайковський, С. Б. Геращенко // Галицький лікарський вісник. — 2012. — Т. 19, число 3(1). — tr. 9-12.
- «Використання нового списку міжнародних термінів з гістології людини в морфології та клініці органів травного тракту» / О. Д. Луцик, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Ю. Б. Чайковський // Ліки України. — 2012. — số 3-4(1). — tr. 5-8.
- «Використання оновленого списку гістологічної термінології в морфології та кардіології» / Ю. Б. Чайковський, О. Д. Луцик, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Ліки України. — 2012. — số 1. — tr. 13-14.
- «Використання оновленого списку міжнародних термінів із гістології людини в морфології та клініці нервових хвороб» / Ю. Б. Чайковський, О. Д. Луцик, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко // Ліки України. — 2012. — số 9. — tr. 54-56.
- «Досвід застосування комп'ютерної морфометрії в експериментальних і клінічних дослідженнях патологічного стану печінки» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, А. Д. Захараш, Г. Б. Кулинич, О. Р. Кушнір // Прикарпатський вісник НТШ. Серія: Пульс. — 2012. — số 4. — tr. 43-48.
- «Методичні підходи до послідовності викладання і використання анатомічної та гістологічної термінології будови органів дихальної системи в процесі навчання студентів медичного факультету» / С. Б. Геращенко, М. М. Островський, О. І. Дєльцова, Г. Б. Кулинич, А. Б. Зубань // Науковий вісник Ужгородського університету. Сер. : Медицина. — 2012. — Вип. 1. — tr. 127—129.
- «Морфологічні зміни периферичних нервів при токсичних нейропатіях, викликаних протипухлинними препаратами» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Ліки України. — 2012. — số 9. — tr. 57-63.
- «Реактивні зміни в структурах стінки тонкої кишки при гострій кишковій непрохідності в людини» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, М. Г. Гончар, В. Д. Скрипко // Галицький лікарський вісник. — 2012. — Т. 19, число 3(1). — tr. 122—124.
- «Стовбурові клітини великих слинних залоз» / Ю. Б. Чайковський, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Світ медицини та біології. — 2012. — số 2. — tr. 200—203.
- «Стовбурові клітини грудної залози та їх участь у канцерогенезі» / Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко // Прикарпатський вісник НТШ. Серія: Пульс. — 2012. — số 4. — tr. 18-26.
- «Стовбурові клітини і регенерація печінки» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Г. Б. Кулинич // Науковий вісник Ужгородського університету. Сер. : Медицина. — 2012. — Вип. 1. — tr. 175—179.
- «Стовбурові клітини підшлункової залози дорослих та їх роль у лікуванні цукрового діабету» / Ю. Б. Чайковський, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Галицький лікарський вісник. — 2012. — Т. 19, число 1. — tr. 5-8.
- «Термінологічний супровід вивчення студентами медичного факультету захворювань печінки і підшлункової залози» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Г. Б. Кулинич // Світ медицини та біології. — 2012. — số 1. — tr. 189—191.
- «Морфо-функціональна характеристика нейронів рухового сегментарного центру сідничого нерва при вінкристин- та етопозид-індукованій периферійній нейропатії» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Прикарпатський вісник НТШ. Пульс. — 2013. — số 4. — tr. 139—146.
- «Нюхові нервові стовбурові клітини (нейрогенез у дорослих)» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Ю. Б. Чайковський // Вісник морфології. — 2013. — Т. 19, số 2. — tr. 456—462.
- «Про наукову діяльність професора Ю. П. Мельмана» / В. А. Левицький, Ю. І. Попович, Л. Є. Ковальчук, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Галицький лікарський вісник. — 2013. — Т. 20, число 1(2). — tr. 8-9.
- «Стовбурові клітини ендокринних залоз» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський // Світ медицини та біології. — 2013. — số 3(39). — tr. 145—151.
- «Регенераційні можливості стовбурових клітин нирки» / С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова // Український журнал нефрології та діалізу. — 2013. — số 4. — tr. 39-44.
- «Стовбурові клітини органа зору та їх участь у регенерації тканин очного яблука» / Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко // Офтальмологічний журнал. — 2013. — số 3. — tr. 83-91.
- «Стовбурові клітини і регенерація периферійних нервів» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський // Клінічна хірургія. — 2013. — số 7. — tr. 65-68.
- «Стовбурові клітини посмугованої м'язової тканини» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Ю. Б. Чайковський // Науковий вісник Ужгородського університету. Сер. : Медицина. — 2013. — Вип. 1. — tr. 188—191.
- «Сучасний погляд на стовбурові клітини органів дихальної системи дорослих і можливість їх участі в регенераційній терапії» / С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова // Галицький лікарський вісник. — 2013. — Т. 20, число 2. — tr. 6-9.
- «Сучасні погляди на стовбурові клітини шкіри дорослих та їхню участь у регенерації загального покриву» / С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський, О. І. Дєльцова // Український журнал дерматології, венерології, косметології. — 2013. — số 2. — tr. 77-83.
- «Морфометричні зміни в сітківці під впливом паклітакселу» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Н. З. Довга // Науковий вісник Ужгородського університету. Сер. : Медицина. — 2014. — Вип. 1. — tr. 11-13.
- «Зорова токсичність хіміопрепаратів таксанового ряду» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Н. З. Довга, Г. Б. Кулинич // Прикарпатський вісник НТШ. Пульс. — 2014. — số 4. — tr. 208—214.
- «Стовбурові клітини стінки кровоносних судин» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський // Український кардіологічний журнал. — 2014. — số 1. — tr. 97-101.
- «Експериментальна паклітаксел-індукована периферійна нейропатія: ультраструктурні зміни нервових волокон» / С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, О. І. Гевка, В. М. Перцович, О. Д. Марчук // Світ медицини та біології. — 2015. — số 2. — tr. 121—124.
- «Цитологічні терміни у світлі нового списку гістологічної термінології» / Ю. Б. Чайковський, О. Д. Луцик, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Вісник морфології. — 2016. — Т. 22, số 2. — tr. 399—403.
- «Морфометричні зміни в сітківці під впливом паклітакселу» / Н. З. Довга, О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко // Вісник проблем біології і медицини. — 2017. — Вип. 3(2). — tr. 55-59.
- «Вплив 2-етил-6-метил-3-гідроксипіридину сукцинату на сітківку ока при корекції паклітаксел-індукованої ретинопатії в експерименті» / Н. З. Довга, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова // Український журнал медицини, біології та спорту. — 2017. — số 3. — tr. 182—186.
- «Роль стовбурових клітин у ремієлінізації головного і спинного мозку» / О. І. Дєльцова, С. Б. Геращенко, Ю. Б. Чайковський // Науковий вісник Ужгородського університету. Серія: Медицина. — 2017. — Вип. 2. — tr. 141—144.
- «Вплив армадіну на периферійний нерв за корекції паклітаксел-індукованої нейропатії в експерименті» / М. М. Островський, О. І. Дєльцова, О. І. Гевка, С. Б. Геращенко // Світ медицини та біології. — 2019. — số 4. — tr. 218—223.
- «Вплив малих доз радіації на морфофункціональний стан піднижньощелепної слинної залози щурів» / О. І. Грищук, С. Б. Геращенко, О. І. Дєльцова, Т. Й. Аннюк, І. О. Михайлюк // Актуальні проблеми сучасної медицини. — 2019. — Т. 19, Вип. 3. — tr. 121—126.
- «Морфофункціональний стан печінки під впливом паклітакселу і цисплатину в експерименті» / С. Б. Геращенко, Г. Б. Кулинич, О. І. Дєльцова, Н. М. Іванишин // Український журнал медицини, біології та спорту. — 2019. — Т. 4, số 6. — tr. 40-45.
Giấy chứng nhận quyền (đồng) tác giả đối với sáng chế
[sửa | sửa mã nguồn]- 2008 — «Спосіб гістохімічної експрес-діагностики життєздатності кінцівки в стані критичної ішемії, обумовленої діабетичною ангіопатією судин нижніх кінцівок (данк) за допомогою кислої фосфатази»
- 2008 — «Спосіб гістохімічної експрес-діагностики життєздатності кінцівки в стані критичної ішемії, обумовленої діабетичною ангіопатією судин нижніх кінцівок (данк), за допомогою сункцинатдегідрогенази»
- 2012 — «Спосіб експериментального дослідження регенерації кісткового дефекту в умовах системного остеопорозу»
- 2017 — «Прилад „гаряча пластинка" („hot plate") для визначення реакції піддослідних тварин»
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- 2001 — Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Y học Quốc gia Ukraina
- 2010 — Giải thưởng V. P. Komisarenka của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina — "cho chuyên khảo "Tương tác giữa các mô của dây thần kinh ngoại biên trong điều kiện bình thường và bệnh lý""
- 2019 — giải thưởng cao quý nhất của Hội khoa học các nhà giải phẫu học, mô học, phôi học và giải phẫu học định khu Ukraina — huy chương vàng V. O. Betsa "vì những thành tựu trong lĩnh vực hình thái học"
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Померла Олена Дєльцова — професорка кафедри гістології, цитології та ембріології
- ^ Дельцова Олена Іванівна — ЕСУ
- ^ a b Кафедра гістології, цитології та ембріології
- ^ “Професори-морфологи України” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
- ^ Члени товариства
- Sinh năm 1944
- Mất năm 2023
- Người Ivano-Frankivsk
- Chôn cất tại nghĩa trang thành phố Ivano-Frankivsk ở Chukalivka
- Người đoạt giải thưởng V. P. Komisarenka của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina
- Tiến sĩ khoa học y học Ukraina
- Giáo sư Ukraina
- Nhà khoa học Ukraina thế kỷ 20
- Nữ nhà khoa học thế kỷ 20
- Nữ nhà khoa học Ukraina
- Nhà khoa học Ukraina thế kỷ 21
- Nhà phát minh Ukraina
- Nữ nhà phát minh Ukraina
- Nhà mô học
- Nhà phôi thai học Ukraina
- Cựu sinh viên Đại học Y Quốc gia Ivano-Frankivsk
- Cựu sinh viên Viện Y Ivano-Frankivsk
- Giảng viên Đại học Y Quốc gia Ivano-Frankivsk