Bước tới nội dung

Objective-C

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Objective-C
HọC
Thiết kế bởiTom Love và Brad Cox
Xuất hiện lần đầu1984; 40 năm trước (1984)
Phiên bản ổn định
2.0[1]
Kiểm tra kiểuTĩnh, động, yếu
Hệ điều hànhĐa nền tảng
Phần mở rộng tên tập tin.h, .m, .mm, .M
Trang mạngdeveloper.apple.com
Các bản triển khai lớn
Clang, GCC
Ảnh hưởng từ
C, Smalltalk
Ảnh hưởng tới
Groovy, Java, Nu, Objective-J, TOM, Swift[2]

Objective-C là một ngôn ngữ lập trình đa dụng, hướng đối tượng có bổ sung thêm thông điệp kiểu Smalltalk vào ngôn ngữ lập trình C. Ban đầu được phát triển bởi Brad Cox và Tom Love vào đầu những năm 1980, nó đã được NeXT lựa chọn cho hệ điều hành NeXTSTEP. Objective-C là ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn được Apple hỗ trợ để phát triển macOS (có nguồn gốc từ NeXTSTEP[3]) và các ứng dụng iOS sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (APIs) tương ứng, CocoaCocoa Touch, cho đến khi Swift được giới thiệu vào năm 2014.[4]

Các chương trình Objective-C được phát triển cho hệ điều hành không phải của Apple hoặc không phụ thuộc vào API của Apple cũng có thể được biên dịch cho bất kỳ nền tảng nào được hỗ trợ bởi GNU GCC hay LLVM/Clang.

Các tập tin chương trình 'thông điệp / hiện thực' ('messaging/implementation') của mã nguồn Objective-C thường có phần mở rộng .m, trong khi các tập tin 'tiêu đề/giao diện' ('header/interface') của Objective-C có phần mở rộng .h , giống như các tập tin tiêu đề của C. Các tập tin Objective-C++ thường được biểu thị với phần mở rộng .mm.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Objective-C chủ yếu được tạo ra bởi Brad Cox và Tom Love vào đầu những năm 1980 tại công ty Productivity Products International (PPI) của họ.[5]

Trước khi thành lập công ty của họ, cả hai đã được giới thiệu về Smalltalk khi làm việc tại Trung tâm Công nghệ Lập trình của ITT Corporation vào năm 1981. Những thảo luận sớm nhất về Objective-C bắt nguồn từ khoảng thời gian đó.[6] Cox bị hấp dẫn bởi các vấn đề về khả năng tái sử dụng thực sự trong thiết kế phần mềm và lập trình. Ông ta nhận ra rằng một ngôn ngữ như Smalltalk sẽ là vô giá trong việc xây dựng môi trường phát triển cho các nhà phát triển hệ thống tại ITT. Tuy nhiên, ông ấy và Tom Love cũng nhận ra rằng khả năng tương thích ngược với C là cực kỳ quan trọng trong môi trường kỹ thuật viễn thông của ITT.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Runtime Versions and Platforms”. Developer.apple.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Lattner, Chris (ngày 3 tháng 6 năm 2014). “Chris Lattner's Homepage”. Chris Lattner. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2014. The Swift language is the product of tireless effort from a team of language experts, documentation gurus, compiler optimization ninjas, and an incredibly important internal dogfooding group who provided feedback to help refine and battle-test ideas. Of course, it also greatly benefited from the experiences hard-won by many other languages in the field, drawing ideas from Objective-C, Rust, Haskell, Ruby, Python, C#, CLU, and far too many others to list.
  3. ^ Singh, Amit (tháng 12 năm 2003). “A Brief History of Mac OS X”. Mac OS X Internals. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ “App Frameworks”. Apple. tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ Garling, Caleb. “iPhone Coding Language Now World's Third Most Popular”. Wired. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ Wentk, Richard (2009). Cocoa: Volume 5 of Developer Reference Apple Developer Series. John Wiley and Sons. ISBN 978-0-470-49589-6. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Biancuzzi, Federico; Warden, Shane (2009). Masterminds of Programming. O'Reilly Media, Inc. tr. 242–246. ISBN 978-0-596-51517-1. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]