Bước tới nội dung

Nhiễm độc chẹn kênh calci

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhiễm độc chẹn kênh calci
Tên khácDùng thuốc chẹn kênh calci quá liều
A 20% lipid emulsion commonly used for calcium channel blocker toxicity
Khoa/NgànhEmergency medicine
Triệu chứngBradycardia, Huyết áp thấp, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ[1][2]
Biến chứngNgừng tim[2]
Khởi phátTrong vòng 6 giờ[2]
Nguyên nhândùng quá nhiều thuốc chẹn kênh calci (CCB - calcium channel blocker) do vô tình hoặc cố ý[3]
Chẩn đoán phân biệtThuốc chẹn beta[1]
Điều trịThan hoạt tính, Rửa ruột, truyền dịch tĩnh mạch, Calci gluconat, Glucagon, liều cao Insulin, Vasopressors, Lipid emulsion[1][2]
Tiên lượngTỷ lệ tử vong cao[2]
Dịch tễ> 10,000 (Mỹ)[2]

Nhiễm độc chẹn kênh calci là việc dùng quá nhiều thuốc chẹn kênh calci (CCB - calcium channel blocker) do vô tình hoặc cố ý.[3] Việc này thường khiến nhịp tim bị chậm đi và huyết áp thấp.[1] Bệnh này có thể dẫn đến tim ngừng đập. Một số thuốc chặn kênh calci có thể gây ra nhịp tim nhanh bất thường do việc hạ huyết áp.[4] Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, và thở dốc. Các triệu chứng thường xảy ra trong sáu giờ đầu tiên nhưng với một số dạng thuốc triệu chứng không bắt đầu cho đến 24 giờ sau đó.

Có một số phương pháp điều trị có thể hữu hiệu. Những biện pháp này bao gồm những nỗ lực làm giảm sự hấp thu thuốc bao gồm: uống trực tiếp than hoạt tính qua miệng ngay sau khi nuốt phải hoặc rửa toàn bộ ruột nếu dùng thuốc kéo dài. Không nên ép bệnh nhân gây nôn mửa. Các loại thuốc để điều trị các tác dụng độc hại bao gồm: dịch truyền tĩnh mạch, calci gluconat, glucagon, insulin liều cao, thuốc giãn mạch và lipid nhũ tương. Oxy hóa màng ngoài cơ thể cũng có thể là một lựa chọn.

Hơn 10.000 trường hợp nhiễm độc chẹn kênh calci đã được báo cáo tại Hoa Kỳ trong năm 2010. Cùng với thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh calci digoxin là một trong các chất thuốc gây tử vong nhiều nhất khi dùng quá liều. Những loại thuốc này lần đầu tiên xuất hiện trong những năm 1970 và 1980. Chúng là một trong số ít loại thuốc mà với liều dùng một viên đã có thể dẫn đến cái chết của một đứa trẻ.[2]

Dấu hiệu và triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết những người uống quá nhiều chất chẹn kênh calci, đặc biệt là diltiazem, có nhịp tim chậm và huyết áp thấp. Điều này có thể dẫn đến việc tim ngừng đập. Chất chẹn kênh calci thuộc nhóm dihydropyridineflunarizine, dẫn đến nhịp tim nhanh bất thường như một phản ứng của huyết áp giảm thấp.[5][6] Với chất thuộc nhóm verapamil, mặc dù nó có chung cơ chế hoạt động tương tự như diltiazem, báo cáo có cả nhịp tim nhanh và chậm.[7]

Các triệu chứng tiềm tàng khác bao gồm: buồn nôn và nôn mửa, giảm mức độ nhận thức, và khó thở. Triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 6 giờ sau khi uống thuốc qua miệng. Với các công thức phóng thích kéo dài các triệu chứng có thể mất một ngày mới thể hiện ra. Động kinh hiếm gặp ở người lớn nhưng ở trẻ em xảy ra thường xuyên hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Palatnick, Wesley (tháng 2 năm 2014). “Emergency Department Management of Calcium-Channel Blocker, Beta Blocker, and Digoxin Toxicity”. Emergency Medicine Practice. 16 (2). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g Marx, John A. Marx (2014). “Cardiovascular Drugs”. Rosen's emergency medicine: concepts and clinical practice (ấn bản thứ 8). Philadelphia, PA: Elsevier/Saunders. tr. Chapter 152. ISBN 1455706051.
  3. ^ a b “Calcium channel blocker overdose”. ADAM. ngày 19 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ Wolfson, Allan B. (2010). Harwood-Nuss' clinical practice of emergency medicine (ấn bản thứ 5). Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1454. ISBN 9780781789431. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Mutschler, Ernst (2013). Arzneimittelwirkungen (bằng tiếng Đức) (ấn bản thứ 10). Stuttgart: Wissenschaftliche Verlagsgesellschaft. tr. 1037. ISBN 978-3-8047-2898-1.
  6. ^ Haberfeld, H biên tập (2015). Austria-Codex (bằng tiếng Đức). Vienna: Österreichischer Apothekerverlag. Adalat; Norvasc; Sibelium; Zanidip.
  7. ^ Haberfeld, H biên tập (2015). Austria-Codex (bằng tiếng Đức). Vienna: Österreichischer Apothekerverlag. Verapabene.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]