Bước tới nội dung

Các quốc gia Celt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Những quốc gia Celt)
Sáu quốc gia Celt
  Wales

Những quốc gia Celt (tiếng Anh: Celtic nations) là những vùng lãnh thổ nơi ngôn ngữ Celt hay văn hóa Celt vẫn tồn tại.[1] Thuật ngữ "quốc gia" ở đây được sử dụng để chỉ những người cùng chia sẻ một văn hóa chung và gắn bó với một vùng lãnh thổ. Nó không đồng nghĩa với "quốc gia có chủ quyền".

Sáu vùng thường được xem là sáu quốc gia Celt là Bretagne hay Brittany (Breizh), Cornwall (Kernow), Wales (Cymru), Scotland (Alba), Ireland (Éire), và Đảo Man (Mannin).[1][2] Mỗi vùng có một ngôn ngữ Celt riêng, hiện vẫn được sử dụng hoặc chí ít từng được sử dụng ở thời kì hiện đại.[3]

Trước thời bành trướng của La Mã cổ đại, của những dân tộc GermanSlav, một phần đáng kể của châu Âu được được người Celt thống trị, để lại phía sau những nét văn hóa Celt.[4] Những vùng lãnh thổ tây bắc Iberia—đặc biệt là Galicia, Bắc Bồ Đào NhaAsturias; về mặt lịch sử được gọi là Gallaecia, tại vùng trung-bắc Bồ Đào Nha và Bắc Tây Ban Nha—đôi khi được cho là quốc gia Celt vì văn hóa và lịch sử của chúng.[5] Tuy nhiên, không như các quốc gia Celt còn lại, không có ngôn ngữ Celt nào hiện diện tại đây vào thời hiện đại.[5][6][7]

Sáu quốc gia Celt

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi vùng có một ngôn ngữ Celt riêng. Tại Wales, Scotland, Bretagne, và Ireland, những ngôn ngữ này được nói suốt từ xưa tới nay, còn ngôn ngữ của CornwallĐảo Man dù được sử dụng vào thời hiện đại nhưng đã tuyệt chủng như một ngôn ngữ giao tiếp cộng đồng.[8][9] Tuy vậy, tại hai vùng trên, các phong trào phục hồi ngôn ngữ đã giúp những thứ tiếng này sản sinh ra một lượng nhất định người bản ngữ mới.[10]

Ireland, Wales, Bretagne và Scotland có những khu vực mà ngôn ngữ Celt được dùng hàng ngày, bởi đa số dân cư – chúng được gọi là Gaeltacht tại Ireland; Y Fro Gymraeg tại Wales, và Breizh-Izel tại Bretagne.[11] Thường khi những cộng đồng này nằm ở phía tây của "quốc gia" và ở vùng núi cách biệt hay đảo. Từ Gàidhealtachd về mặt lịch sử dùng để phân biệt dùng vùng nói tiếng Gael Scotland (Highland) với vùng nói tiếng Scots (Lowland). Gần đây hơn, thuật ngữ này trở thành tên tiếng Gael của khu vực hội đồng Highland (gồm cả nơi không dùng tiếng Gael). Vì thế, thuật ngữ chi tiết hơn sgìre Ghàidhlig hiện được sử dụng.

Ở Wales, tiếng Wales là một môn học trọng tâm (bắt buộc), mà tất cả học sinh phải học.[12] Thêm vào đó, 20% học sinh tại Wales theo học các trường medium tại Wales, nơi họ dạy hoàn toàn bằng tiếng Wales.[13] Tại Cộng hòa Ireland, tất cả học sinh học tiếng Ireland như một trong ba môn chính cho tới tận cuối trung học.[13]

Ngôn ngữ Celt

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây cho thấy dân số của mỗi quốc gia Celt và số người có thể nói ngôn ngữ Celt ở mỗi quốc gia. Tổng số người định cư tại các nước Celt là 19.596.000 và, trong đó, tổng số người nói ngôn ngữ Celt là 2.818.000 (14,3%).

Các quốc gia và ngôn ngữ Celt
Quốc gia Tên Celt Ngôn ngữ Celt Người Dân số Số người nói tiếng Celt Phần trăm dân số
Cộng hòa Ireland Ireland1 Éire Tiếng Ireland
(Gaeilge)
Người Ireland
(Éireannaigh, Gaeil)
6.399.115 (Cộng hòa Ireland 4.588.252, Bắc Ireland 1.810.863)[14] tổng cộng 1.944.353:
Ireland: 1.904.958 (ChI 1.774.437, BI 130.521)[15][16]
Hoa Kỳ: 30.000
Canada: 7.500
Úc: 1.895
29.7% (ChI 38,6%, BI 7,2%)
 Wales Cymru Tiếng Wales
(Cymraeg)
Người Wales
(Cymry)
3.000.000 tổng cộng 750.000+:
Wales: 611.000[17]
Anh: 150.000 [18]
Argentina: 5.000[19]
— Hoa Kỳ: 2.500 [20]
— Canada: 2.200 [21]
21,7%[22]
 Bretagne Breizh Tiếng Breton
(Brezhoneg)
Người Breton
(Breizhiz)
4.300.000 206.000[23] 5%[23]
 Scotland Alba Tiếng Gael Scotland
(Gàidhlig)
Người Scots
(Albannaich)
5.313.600 92.400[24] 1,2%[25]
 Cornwall Kernow Tiếng Cornwall
(Kernowek)
Người Cornwall
(Kernowyon)
500.000 2.000[26] 0,1%[27][28]
 Đảo Man Mannin
Ellan Vannin
Tiếng Man
(Gaelg)
Người Man
(Manninee)
84.497[29] 1.662[29] 2,0%[29]
  • 1 Cờ của Cộng hòa Ireland được dùng bởi Liên minh Celt để thể hiện Ireland, dù không có cờ nào được chấp nhận để thể hiện toàn đảo ở mọi mặt.

Trong sáu thứ tiếng trên, ba thuộc nhánh Goidel hay Gael (Ireland, Man, Gael Scotland) và ba thuộc nhánh Brython hay Britton (Wales, Cornwall, Breton). Tên của mỗi quốc gia trong các thứ tiếng cho thấy sự tương đồng và khác biệt giữa chúng:[cần dẫn nguồn]

Tên của các quốc gia (và thuật ngữ liên quan) trong các ngôn ngữ Celt

(tên)
tiếng Ireland
(Gaeilge)
tiếng Gael Scotland
(Gàidhlig)
tiếng Man
(Gaelg)
tiếng Wales
(Cymraeg)
tiếng Cornwall [30]
(Kernowek)
tiếng Breton
(Brezhoneg)
Ireland Éire Èirinn Nerin Iwerddon Iwerdhon Iwerzhon
Scotland Albain Alba Nalbin yr Alban Alban Alban/Skos
Mann
Đảo Man
Manainn
Oileán Mhanann
Manainn
Eilean Mhanainn
Mannin
Ellan Vannin
Manaw
Ynys Manaw
Manow
Enys Vanow
Manav
Enez Vanav
Wales an Bhreatain Bheag a' Chuimrigh Bretyn Cymru Kembra Kembre
Cornwall an Chorn a' Chòrn y Chorn Cernyw Kernow Kernev-Veur
Bretagne an Bhriotáin a' Bhreatainn Bheag y Vritaan Llydaw Breten Vian Breizh
Đại Anh an Bhreatain Mhór Breatainn Mhòr Bretyn Vooar Prydain Fawr Breten Veur Breizh Veur
các quốc gia
Celt
náisiúin
Cheilteacha
nàiseanan
Ceilteach
ashoonyn
Celtiagh
gwledydd
Celtaidd
broyow
keltek
broioù
Keltiek
các ngôn ngữ
Celt
teangacha
Ceilteacha
cànain/teangan
Cheilteach
çhengaghyn
Celtiagh
ieithoedd
Celtaidd
yethow
keltek
yezhoù
Keltiek

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Koch, John (2005). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABL-CIO. tr. xx, 300, 421, 495, 512, 583, 985. ISBN 978-1-85109-440-0. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2011.
  2. ^ “Constitition of the League”. The Celtic League. 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ Koch, John T. (2006). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 365. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ Ian Johnston (ngày 21 tháng 9 năm 2006). “We're nearly all Celts under the skin”. The Scotsman. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2007.
  5. ^ a b Alberro, Manuel (2005). “Celtic Legacy in Galicia”. E-Keltoi: Journal of Interdisciplinary Celtic Studies. 6: 1005–1035. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Koch, John T. (2006). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 365, 697, 788–791. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ “Site Officiel du Festival Interceltique de Lorient”. Festival Interceltique de Lorient website. Festival Interceltique de Lorient. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ Koch, John T. (2006). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 34, 365–366, 529, 973, 1053. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ Beresford Ellis, Peter (1990). The Story of the Cornish Language. Tor Mark Press. tr. 20–22. ISBN 0-85025-371-3.
  10. ^ “Fockle ny ghaa: schoolchildren take charge”. Iomtoday.co.im. ngày 20 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.
  11. ^ “http://www.breizh.net/icdbl/saozg/Celtic_Languages.pdf” (PDF). Breizh.net website. U.S. Branch of the International Committee for the Defense of the Breton Language. 1995. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  12. ^ “BBC Wales – The School Gate – About School – The Curriculum at Primary School –”. BBC website. BBC. ngày 20 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
  13. ^ a b “BBC News:Education:Local UK languages 'taking off'. BBC News website. BBC. ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
  14. ^ The 2011 population of the Republic of Ireland was 4,588,252 and that of Northern Ireland in 2011 was 1,810,863. These are Census data from the official governmental statistics agencies in the respective jurisdictions:
  15. ^ “Central Statistics Office Ireland”. Cso.ie. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.
  16. ^ The figure for Northern Ireland from the 2001 Census is somewhat ambiguous, as it covers people who have "some knowledge of Irish". Out of the 167,487 people who claimed to have "some knowledge", 36,479 of them could understand it when spoken, but couldn't speak it themselves.
  17. ^ “2004 Welsh Language Use Survey: the report – Welsh Language Board”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  18. ^ United Nations High Commissioner for Refugees. “Refworld | World Directory of Minorities and Indigenous Peoples – United Kingdom: Welsh”. UNHCR. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  19. ^ “Wales and Argentina”. Wales.com website. Welsh Assembly Government. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2011.
  20. ^ “Table 1. Detailed Languages Spoken at Home and Ability to Speak English for the Population 5 Years and Over for the United States: 2006–2008 Release Date: April, 2010” (xls). United States Census Bureau. ngày 27 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2011.
  21. ^ “2006 Census of Canada: Topic based tabulations: Various Languages Spoken (147), Age Groups (17A) and Sex (3) for the Population of Canada, Provinces, Territories, Census Metropolitan Areas and Census Agglomerations, 2006 Census – 20% Sample Data”. Statistics Canada. ngày 7 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  22. ^ “Publication of the report on the 2004 Welsh Language Use Survey”. Welsh Language Board website An increase from the 2001 census results: 582,368 persons age 3 and over were able to speak Welsh – 20.8% of the population. Welsh Language Board. ngày 8 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  23. ^ a b (tiếng Pháp) Données clés sur breton, Ofis ar Brezhoneg
  24. ^ “Mixed report on Gaelic language”. BBC News. ngày 10 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.
  25. ^ Kenneth MacKinnon (2003). “Census 2001 Scotland: Gaelic Language – first results”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.
  26. ^ 'South West:TeachingEnglish:British Council:BBC”. BBC/British Council website. BBC. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
  27. ^ projects.ex.ac.uk – On being a Cornish ‘Celt’: changing Celtic heritage and traditions Được lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 1970 tại Wayback Machine
  28. ^ Effectively extinct as a spoken language in 1777. Language revived from 1904, though a tiny 0.1% percent is able to hold a limited conversion in Cornish.
  29. ^ a b c “Isle of Man Census 2011” (PDF). Isle of Man Government. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014.
  30. ^ “An English-Cornish Glossary in the Standard Written Form”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.