Bước tới nội dung

Nhật Quang, Phù Cừ

20°42′40″B 106°13′03″Đ / 20,7112°B 106,2174°Đ / 20.7112; 106.2174
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhật Quang)
Nhật Quang
Xã Nhật Quang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnPhù Cừ
Trụ sở UBNDThôn Quang Yên
Thành lập1957
Địa lý
Tọa độ: 20°42′40″B 106°13′03″Đ / 20,7112°B 106,2174°Đ / 20.7112; 106.2174
Nhật Quang trên bản đồ Việt Nam
Nhật Quang
Nhật Quang
Vị trí xã Nhật Quang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,12 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng5.883 người[2]
Mật độ1.176 người/km²
Khác
Mã hành chính12415[3]
Mã bưu chính17314

Nhật Quang là một thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nhật Quang nằm ở trung tâm huyện Phù Cừ, là cửa ngõ giao thương giữa tỉnh Hưng Yên với tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý

Xã Nhật Quang có diện tích 5,12 km², dân số năm 2019 là 5.768 người[1], mật độ dân số đạt 1.176 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nhật Quang được chia thành 3 thôn: Nhật Lệ, Quang Yên, Tân An. Trụ sở UBND xã đặt tại thôn Quang Yên

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1946, Nhật Quang là một xã thuộc huyện Phù Cừ.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng và xã Nhật Quang thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 58-CP[4] về việc hợp nhất hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên và xã Nhật Quang thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên và xã Nhật Quang thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[6] về việc chuyển xã Nhật Quang thuộc huyện Phù Tiên về huyện Phù Cừ mới tái lập quản lý.

Đây là một xã kinh tế thuần nông, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chưa phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã có sự chuyển biến tích cực nhờ vào lượng tiền từ Kiều bào và người dân gốc Nhật Quang ở nhiều nơi gửi về.

Hiện nay xã đang phát triển mô hình kinh tế trang trại, các loại hình doanh nghiệp cũng đang có bước phát triển

Định hướng phát triển- sáp nhập==

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nhật Quang dự kiến sẽ trở thành đô thị loại V vào năm 2030 theo quy hoạch tỉnh đã được duyệt,như vậy sẽ không phải sáp nhập.

Lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có khoảng 3.500 người trong độ tuổi lao động, toàn xã có hơn 200 người đang đi xuất khẩu lao động và làm việc tại các nước như: Nhật, Hàn, Đài Loan, Angola,... đứng thứ 2 toàn huyện. Hàng năm đem lại gần 50 tỷ kiều hối. Nhờ số tiền này hỗ trợ mà bộ mặt xã thay đổi nhanh chóng.

"2030"

  • Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà , có phong cảnh đẹp và giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có giá trị lịch sử lâu đời và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm đền mở hội từ ngày 20 đến 24 tháng 7 âm lịch.
  • Nhà thờ giáo họ Quang Lệ,Quang Yên, nơi lưu giữ trầm tích lịch sử hàng trăm năm thiên chúa giáo du nhập vào xã.
  • Chùa Thôn Nhật Lệ với gốc Lộc Vừng cổ thụ, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân trong thôn.đang hòan tất thủ tục xếp hạng di tích LS cấp tỉnh.
  • Khu lăng cụ Tuần Nhật, vị Tuần phủ đáng kính người Nhật Quang , đã có công phát cháo chẩn cho dân quanh vùng trong đại nạn đói 1945, hiện nay còn sót lại khu lăng mộ đá, voi đá, ngựa đá rất có giá trị lịch sử.
  • Ngoài ra xã còn nhiều căn nhà ngói 5 gian, 3 gian có niên đại 70, 80 năm, mang giá trị kiến trúc tiêu biểu vùng nông thôn đồng bằng bắc bộ, cần được gìn giữ trước quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến đường giao thông chạy qua địa bàn xã:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên HUNGYEN2022
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 58-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư viện pháp. 11 tháng 3 năm 1977.
  5. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996.
  6. ^ “Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp. 24 tháng 2 năm 1997.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]