Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia | |
---|---|
Nhóm ngôn ngữ Trung Rôman | |
Phân bố địa lý | Ý, Pháp, Croatia |
Phân loại ngôn ngữ học | Ấn-Âu |
Glottolog: | ital1286[1] |
{{{mapalt}}} Các ngôn ngữ Ý-Dalmatia có màu vàng, nâu, cam, xanh dương và xanh lục. |
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia hay nhóm ngôn ngữ Trung Rôman là một nhóm ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman được nói ở Ý, Corse (Pháp) và trước đây là ở Dalmatia (Croatia).
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia có thể được chia thành:[2]
- Ý-Rôman bao gồm hầu hết các ngôn ngữ Ý trung và nam.
- Rôman Dalmatia bao gồm tiếng Dalmatia và tiếng Istria.
Bốn nhánh thường được chấp nhận của nhóm ngôn ngữ Rôman là Tây Rôman, Ý-Dalmatia, Sardegna và Đông Rôman. Nhưng có những cách phân loại ngôn ngữ Ý-Dalmatia khác có thế sau đây:
- Ý-Dalmatia đôi khi được phân loại trong nhóm ngôn ngữ Đông Rôman (bao gồm tiếng România).
- Ý-Dalmatia đôi khi được đưa vào nhóm ngôn ngữ Tây Rôman (bao gồm các ngôn ngữ Gallicia và Iberia) thành nhóm ngôn ngữ Ý-Tây.
- Ý-Rôman đôi khi được đưa vào trong nhóm Ý-Tây, với Rôman Dalmatia được đưa vào trong nhóm Đông Rôman.
- Tiếng Corse (từ nhóm Ý-Dalmatia) và tiếng Sardegna đôi khi được kết hợp với nhau thành nhóm ngôn ngữ Nam Rôman hoặc Rôman hải đảo.
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Dựa trên tiêu chí về sự thông hiểu lẫn nhau, Dalby liệt kê bốn ngôn ngữ: tiếng Corse, tiếng Ý (Tuscan - Trung Ý), tiếng Napoli-Sicilia và tiếng Dalmatia.[3]
Rôman Dalmatia
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Dalmatia từng được nói ở vùng Dalmatia của Croatia. Nó đã biến mất vào thế kỷ 19.
- Tiếng Istria là một ngôn ngữ bị đe doạ được nói ở tây nam của bán đảo Istria, Croatia.
Veneto
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Veneto đôi khi được thêm vào nhóm Ý-Dalmatia khi nó bị loại khỏi nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý, và sau đó thường được nhóm với tiếng Istria.
Tuscan
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Tuscan-Corse: nhóm phương ngữ được nói ở vùng Toscana của Ý và đảo Corse của Pháp. Tiếng Corse được nói ở Corse, được cho là hậu duệ của tiếng Tuscan.[4]
Ý
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Ý là một ngôn ngữ chính thức ở Ý, Thụy Sĩ, San Marino, Thành Vatican và miền tây Istria (ở Slovenia và Croatia). Nó từng có vị thế chính thức ở Albania, Malta và Monaco, nơi nó vẫn được sử dụng rộng rãi, cũng như ở Đông Phi thuộc Ý và Lybia thuộc Ý cũ, nơi nó đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Tiếng Ý cũng được nói bởi các cộng đồng hải ngoại lớn ở Châu Mỹ và Úc. Tiếng Ý ban đầu và chủ yếu dựa vào phương ngữ Florentine: sau đó nó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hầu hết các ngôn ngữ khu vực của Ý trong khi phát âm chuẩn của nó (được gọi là Pronuncia Fiorentina Emendata, Amended Florentine Pronunciation) dựa trên giọng của phương ngữ Roma; đây là những lý do tại sao tiếng Ý khác biệt đáng kể với tiếng Tuscan và phương ngữ Florentine của nó.[5]
Trung Ý
[sửa | sửa mã nguồn]- Phương ngữ Ý Trung nhân, hay tiếng Latinh-Umbria-Marche và trong ngôn ngữ học của Ý là "phương ngữ Ý Trung", chủ yếu được nói ở các khu vực: Lazio (bao gồm Roma); Umbria; trung tâm Marche; một phần nhỏ của Abruzzo và Toscana.
Napoli
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Napoli hay được biết đến trong ngôn ngữ học Ý là "nhóm phương ngữ nam trung", được nói ở: miền nam Marche; cực nam Lazio; Abruzzo; Molise; Campania (bao gồm cả Napoli); Basilicata; và mạn bắc của cả Pulia và Calabria.
Sicilia
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiếng Sicilia hay được biết đến trong ngôn ngữ học Ý là "nhóm phương ngữ cực nam", được nói trên đảo Sicilia; và mạn nam của cả Calabria và Pulia; và ở Cilento, ở cực nam của Campania.
- Phương ngữ Cilento: được nói ở Cilento, chịu ảnh hưởng của cả tiếng Napoli và tiếng Sicilia.
Ngoài ra, một số ngôn ngữ nhóm Gallo-Italic được sử dụng ở Trung-Nam Ý.
Judeo-Ý
[sửa | sửa mã nguồn]Nhóm ngôn ngữ Judeo-Ý là các loại tiếng Ý được sử dụng bởi các cộng đồng Do Thái, giữa thế kỷ thứ 10 và thế kỷ 20, ở Ý, Corfu và Zakynthos.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Italo-Dalmatian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Hammarström, Harald & Forkel, Robert & Haspelmath, Martin & Nordhoff, Sebastian. 2014. "Italo-Dalmatian" Glottolog 2.3. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ David Dalby, 1999/2000, The Linguasphere register of the world's languages and speech communities. Observatoire Linguistique, Linguasphere Press. Volume 2. Oxford.[liên kết hỏng][1][2] Lưu trữ 2014-08-27 tại Wayback Machine
- ^ Harris, Martin; Vincent, Nigel (1997). Romance Languages. London: Routlegde. ISBN 0-415-16417-6.
- ^ La pronuncia italiana (Italian). treccani.it