Nhân bọt
Nhân bọt | |
---|---|
Chi tiết | |
Định danh | |
Latinh | nucleī salivatorii |
NeuroName | 590 |
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh |
Nhân bọt (Salivatory nuclei) là các tế bào thần kinh đối giao cảm tiền hạch ở cầu não, thuộc hệ thống nhân thần kinh sọ ly tâm, tạo ra một phần thần kinh trung gian (của thần kinh mặt (thần kinh VII)) và thần kinh thiệt hầu (thần kinh IX) để chi phối tuyến nước bọt, tuyến lệ. Các nhân cũng có thể tham gia vào quá trình kiểm soát đối giao cảm của mạch máu đầu (ngoài sọ và trong sọ).[1]
Thông thường, nhân bọt được chia thành nhân bọt trên và nhân bọt dưới, lần lượt cho các sợi trục cho thần kinh VII và thần kinh IX.[1]
Con đường chi phối thần kinh của nhân bọt:[1]
- Nhân bọt trên → thần kinh trung gian của thần kinh mặt (thần kinh VII) →
- thần kinh đá lớn → thần kinh ống chân bướm → hạch chân bướm khẩu cái (tạo synap với neuron hậu hạch) →
- → thần kinh khẩu cái và thần kinh mũi → niêm mạc mũi, khẩu cái và hầu
- → thần kinh gò má → thần kinh thái dương gò má → nhánh thông của thần kinh lệ với thần kinh gò má → thần kinh lệ → tuyến lệ
- → mạch sàng → màng mạch (màng bồ đào)
- thừng nhĩ → thần kinh lưỡi → hạch dưới hàm (tạo synap với neuron hậu hạch) → tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và lưỡi
- thần kinh đá lớn → thần kinh ống chân bướm → hạch chân bướm khẩu cái (tạo synap với neuron hậu hạch) →
- Nhân bọt dưới → Thần kinh thiệt hầu (CN IX) → Thần kinh nhĩ → Đám rối nhĩ → Thần kinh đá bé → hạch tai (tạo synap với neuron hậu hạch) → Thần kinh tai thái dương → Tuyến nước bọt
Giải phẫu
[sửa | sửa mã nguồn]Các nhân bọt nằm ở mái cầu não.[2]
Các sợi hướng tâm
[sửa | sửa mã nguồn]Nhân nhận các kích thích vỏ não từ nhân bó đơn độc thông qua bó dọc lưng (DLF) và các kết nối phản xạ.[3]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Sơ đồ minh họa các nhân dây thần kinh sọ; nhìn từ phía sau. Nhân vận động màu đỏ; nhân cảm giác màu xanh.
-
Sơ đồ mô tả nhân nguyên ủy của các dây thần kinh sọ; nhìn từ bên ngoài.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).
- ^ a b c Standring, Susan (2020). Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice (ấn bản thứ 42). New York: Elsevier. tr. 455, 550–551. ISBN 978-0-7020-7707-4. OCLC 1201341621.
- ^ Gray, Henry (1918). Lewis, Warren H. (biên tập). Gray's Anatomy (pdf) (ấn bản thứ 20). Philadelphia PA: Lea & Febiger. ISBN 1-58734-102-6. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
- ^ Waxman, Stephen G. (2009). Clinical Neuroanatomy (ấn bản thứ 26). New York: McGraw-Hill Medical. tr. 111. ISBN 978-0-07-160399-7.
Tài liệu tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Kiernan, John A. (2005). Barr's The Human Nervous System: An Anatomical Viewpoint. Lippincott Williams & Wilkins. tr. 150. ISBN 0-7817-5154-3. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2024.