Bước tới nội dung

Đế quốc Maurya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà Maurya)
Maurya Empire
322 TCN – 184 TCN
Lãnh thổ cực đại của đế quốc Maurya, theo các bản khắc của Ashoka, và được thể hiện bởi các sử gia: Upinder Singh[1], Myra Shackley:[2], Marsha E. Ackermann[3],Vincent Arthur Smith;[4] R. C. Majumdar;[5] và nhà địa lý học lịch sử Joseph E. Schwartzberg.[6]
Lãnh thổ cực đại của đế quốc Maurya, theo các bản khắc của Ashoka, và được thể hiện bởi các sử gia: Upinder Singh[1], Myra Shackley:[2], Marsha E. Ackermann[3],Vincent Arthur Smith;[4] R. C. Majumdar;[5] và nhà địa lý học lịch sử Joseph E. Schwartzberg.[6]
Thủ đôPataliputra
(hiện là Patna, Bihar)
Ngôn ngữ thông dụngMagadhi Prakrit
Tôn giáo chính
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế, theo mô tả của Kautilya trong Arthashastra
Rajamandala[14]
Hoàng đế 
• 322–298 TCN
Chandragupta
• 298–272 TCN
Bindusara
• 273–232 TCN
Ashoka
• 232–224 TCN
Dasharatha
• 224–215 TCN
Samprati
• 215–202 TCN
Shalishuka
• 202–195 TCN
Devavarman
• 195–187 TCN
Shatadhanvan
• 187–180 TCN
Brihadratha
Lịch sử
Thời kỳThời đại đồ sắt
322 TCN 
• Brihadratha bị ám sát bởi Pushyamitra Shunga
 184 TCN
Địa lý
Diện tích 
• 250 TCN[15]
5.000.000 km2
(1.930.511 mi2)
Dân số 
• [16]
50 triệu
Kinh tế
Đơn vị tiền tệPanas
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Nanda
Mahajanapada
Đế quốc Seleukos
Đế quốc Shunga
Triều đại Satavahana
Triều đại Mahameghavahana
Người Ấn-Scythia
Vương quốc Ấn-Hy Lạp
Vương quốc Vidarbha (thời Maurya)


Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 TCN. Đế quốc Maurya bắt nguồn từ vùng Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar PradeshBengal) ở mặt phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, đế quốc có kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna).[18][19] Đế quốc được Chandragupta Maurya thành lập vào năm 322 TCN, ông đã lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía tây đến vùng trung và tây Ấn Độ do tận dụng được lợi thế là các thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy LạpBa Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các satrap do Alexandros để lại.[20]

Với một diện tích 5.000.000 km², Maurya là một trong các đế quốc lớn nhất trên thế giới vào thời gian mà nó tồn tại, và là đế quốc lớn nhất từng tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Vào lúc rộng nhất, đế quốc này mở rộng về phía bắc dọc theo ranh giới tự nhiên của dãy Himalaya, và mở rộng về phía đông đến vùng này là Assam. Ở phía tây, Maurya chinh phục chinh phục các vùng phía ngoài của Pakistan ngày nay, thôn tính Balochistan, các phần đông nam của Iran và nhiều phần của Afghanistan ngày nay, bao gồm cả các tỉnh Herat[20]Kandahar. Đế quốc mở rộng đến các vùng miền trung và miền nam dưới thời các hoàng đế Chandragupta và Bindusara, song không bao gồm một phần nhỏ vùng đất của các bộ lạc chưa được thám hiểm và các khu vực rừng gần Kalinga (nay là Orissa), cho đến khi chúng bị A Dục Vương (Ashoka) chinh phục. Đế quốc bắt đầu suy sụp từ 60 năm sau thời kỳ trị vì của A Dục Vương, và tan rã vào năm 185 TCN với sự hình thành của vương triều Sunga tại Magadha.

Dưới thời Chandragupta, đế quốc Maurya đã chinh phục vùng Ngoại-Ấn, đang nằm dưới quyền cai quản của người Macedonia. Chandragupta sau đó đã đánh bại cuộc xâm lược do Seleukos I lãnh đạo (một tướng người Hy Lạp trong quân đội của Alexandros Đại đế). Dười thời cai trị của Chandragupta vè những người kế vị, nội thương và ngoại thương, các hoạt động nông nghiệp và thương mại, tất cả đều phát triển mạnh và mở rộng ra khắp Ấn Độ nhờ việc tạo ra một hệ thống đơn nhất về tài chính, quản trị và an ninh.

Sau chiến tranh Kalinga, đế quốc Maurya đã trải qua nửa thế kỷ hòa bình và an ninh dưới sự cai trị của A Dục vương. Ấn Độ dười thới Maurya cũng bước vào một kỷ nguyên của hòa hợp xã hội, biến đổi tôn giáo, và sự mở rộng của khoa học và kiến thức. Đường hướng Kỳ Na giáo của Chandragupta Maurya đã làm gia tăng các đổi mới và cải cách xã hội cùng tôn giáo, trong khi đường hướng Phật giáo của A Dục vương đã tạo nên nền tảng của triều đại là xã hội và chính trị thái bình và khắp Ấn Độ không có bạo lực. A Dục vương cũng hỗ trợ cho việc truyền bá các tư tưởng của Phật giáo đến Sri Lanka, Đông Nam Á, Tây Áchâu Âu Địa Trung Hải.[20]

Dân số của đế quốc Maurya được ước tính là khoảng 50-60 triệu người mà nó đã khiến cho đế quốc này trở thành một trong những đế quốc đông dân nhất trong lịch sử.[21][22] Arthashastracác sắc lệnh của A Dục vương là những nguồn chính trong các sử liệu về thời kỳ Maurya.

Các Hoàng đế Sáng lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Alexander Đại Đế qua đời vào năm 323 TCN, Chandragupta đã dẫn đầu một chuỗi chiến dịch vào năm 305 TCN để chiếm các satrapies ở thung lũng Indus và miền tây bắc Ấn Độ.[23] Khi các lực lượng còn lại của Alexander bị đánh bại và rút lui về phía tây, Seleucus I Nicator đã chiến đấu để bảo vệ các lãnh thổ này. Không nhiều chi tiết về các chiến dịch được biết từ các nguồn cổ đại. Seleucus bị đánh bại và rút lui vào khu vực núi của Afghanistan.[24] Hai vị vua đã ký kết một hiệp ước hòa bình vào năm 303 TCN, bao gồm một liên minh hôn nhân. Theo các điều khoản của hiệp ước, Chandragupta nhận được các satrapies của Paropamisadae (Kamboja và Gandhara) và Arachosia (Kandahar) và Gedrosia (Balochistan). Seleucus I nhận được 500 voi chiến mà sẽ đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của ông trước các vua Hellenistic phương Tây tại Trận Ipsus vào năm 301 TCN. Quan hệ ngoại giao đã được thiết lập và một số người Hy Lạp, như nhà sử học Megasthenes, DeimakosDionysius, đã cư trú tại triều đình Maurya.[25]

Vào năm 180 TCN, Brihadratha Maurya đã bị giết bởi tướng lĩnh người Bà-la-môn của ông, Pushyamitra Shunga, trong một cuộc duyệt binh mà không có người thừa kế. Do đó, đế chế Maurya vĩ đại cuối cùng đã kết thúc, nhường chỗ cho sự trỗi dậy của Đế chế Shunga.[26]

Dòng thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 322 TCN: Chandragupta Maurya chinh phục Đế chế Nanda, thành lập triều đại Maurya.[27]
  • Năm 317–316 TCN: Chandragupta Maurya chinh phục khu vực Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.
  • Năm 305–303 TCN: Chandragupta Maurya giành được lãnh thổ bằng cách đánh bại Đế chế Seleucid.
  • Năm 298–269 TCN: Thời kỳ trị vì của Bindusara, con trai của Chandragupta. Ông chinh phục một phần của Deccan, miền Nam Ấn Độ.
  • Năm 269–232 TCN: Đế chế Maurya đạt đến đỉnh cao dưới thời Ashoka, cháu trai của Chandragupta.
  • Năm 261 TCN: Ashoka chinh phục vương quốc Kalinga.
  • Năm 250 TCN: Ashoka xây dựng các bảo tháp Phật giáo và dựng các cột trụ có khắc chữ.
  • Năm 184 TCN: Đế chế sụp đổ khi Brihadratha, vị hoàng đế cuối cùng, bị giết bởi Pushyamitra Shunga, một tướng lĩnh của Maurya và là người sáng lập Đế chế Shunga.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pg.740 : "Chandragupta and Seleucus Nikator, who had inherited the eastern provinces of Alexander empire. This may have occurred in about 301 BCE and was resolved by an agreement. Chandragupta obtained the territories of Arachosia (the Kandahar area of south-east Afghanistan), Gedrosia (south Baluchistan), and Paropomisadai (the area between Afghanistan and the Indian subcontinent) and handed over 500 elephants in return. " Pg.748 : "The distribution of Ashoka's inscriptions suggests the extent of the Maurya empire. In the north-west, it extended up to Kandahar in Afghanistan, with the kingdom of Antiochus II of Syria lying to the west. Its eastern frontier extended to Orissa. It included almost the entire subcontinent, except the southernmost parts, which, according to rock edict 13, were inhabited by the Cholas and Pandyas, and according to rock edict 2, by the Keralaputras and Satiyaputras."Upinder Singh (2008). History Of Ancient And Early Medeival India From The Stone Age To The 12th Century. tr. 740,748.
  2. ^ " Pg.67 - After Alexanderâs retreat from the Indus the Emperor Chandragupta Maurya established the first indigenous empire to exercise control over much of the subcontinent, and eventually, under his successors, this covered all but the tip of the peninsula. Asoka, the greatest of the Mauryan emperors, took power in 272 BC and extended the empire from Afghanistan to Assam and from the Himalayas to Mysore, leaving behind a series of inscriptions recording his edicts on pillars and rocks across the continent." Shackley, Myra L. (2006). Atlas of travel and tourism development. Internet Archive. Amsterdam ; Boston : Elsevier. tr. 67. ISBN 978-0-7506-6348-9.
  3. ^ "Trang 33: Ashoka (Asoka) là vị vua thứ ba của Đế chế MAURYAN. Dưới thời trị vì dài của ông, đế chế mà ông thừa kế đã đạt đến đỉnh cao về lãnh thổ và văn hóa. Ngay sau khi ông qua đời, Đế chế Maurya bị phân chia và sụp đổ. Ông được nhớ đến như một nhà cai trị vĩ đại trong lịch sử thế giới và là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ. Chandragupta Maurya đã thành lập triều đại Maurya vào năm 326 TCN. Cả ông và con trai ông, Bindusara, đều là những chiến binh thành công, thống nhất miền bắc Ấn Độ và một phần của Afghanistan hiện đại lần đầu tiên trong lịch sử. Ashoka không phải là con trai cả của Bindusara, và có một khoảng thời gian giữa cái chết của cha ông và việc ông kế vị, có thể là do chiến tranh với các anh em của mình. Ashoka tiếp tục mở rộng đế chế bằng cách chinh phục về phía nam. Một cuộc chiến chống lại Kalinga ở phía đông nam đã đặc biệt đẫm máu và khiến ông vô cùng hối hận. Do đó, ông đã chuyển sang Phật giáo (từ Ấn Độ giáo Vệ Đà) và từ bỏ chiến tranh như một công cụ chính sách." "Trang 262: Chandragupta Maurya đã thành lập Đế chế Maurya vào năm 326 TCN ở miền bắc Ấn Độ. Con trai của ông là Bindusara và cháu trai Ashoka (Asoka) tiếp tục cuộc chinh phục của ông, thống nhất toàn bộ tiểu lục địa, ngoại trừ phần cực nam, và một phần của Afghanistan vào đế chế lớn đầu tiên của Ấn Độ." "Trang 270: Vào năm 324 TCN, Chandragupta Maurya đã thống nhất miền bắc Ấn Độ bằng cách đánh bại các đối thủ của mình. Ông tiếp tục chiến tranh với người kế vị của ALEXANDER ĐẠI ĐẾ tại châu Á, Seleucus Nicator, đẩy lùi lực lượng của ông ta khỏi các vùng biên giới của Ấn Độ. Vào năm 305 TCN, hai người đã ký kết một hiệp ước trong đó người Hy Lạp rút lui khỏi Punjab ở tây bắc Ấn Độ và xác định ranh giới phía tây của Đế chế MAURYAN đến đỉnh núi Hindu Kush. Cũng có sự trao đổi giữa các đại sứ, quà tặng, và một đề cập mơ hồ về một liên minh hôn nhân. Megasthenes là đại diện của Seleucus tại triều đình của Chandragupta." "Xem bản đồ Đế chế Mauryan, Trang: 590."Bách khoa toàn thư về Lịch sử Thế giới, 7 Tập. tr. 33,262,270,590.
  4. ^ Smith, Vincent Arthur (1920), The Oxford History of India: From the Earliest Times to the End of 1911, Clarendon Press, tr. 104–106
  5. ^ Majumdar, R. C.; Raychaudhuri, H. C.; Datta, Kalikinkar (1950), An Advanced History of India , Macmillan & Company, tr. 104
  6. ^ Schwartzberg, Joseph E. A Historical Atlas of South Asia, 2nd ed. (University of Minnesota, 1992), Plate III.B.4b (p.18) and Plate XIV.1a-c (p.145)
  7. ^ a b c Bronkhorst, Johannes (Author); Flood, Gavin (Editor). The Oxford History of Hinduism: Hindu Practice (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 68. ISBN 978-0-19-873350-8.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b Long, Jeffery D. Historical Dictionary of Hinduism (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. tr. 255. ISBN 978-1-5381-2294-5.
  9. ^ Smith, vincent A. (1981). The Oxford History Of India Part. 1-3, Ed. 4th. Oxford University Press. tr. 99. the only direct evidence throwing light....is that of Jain tradition. ...it may be that he embraced Jainism towards the end of his reign. ...after much consideration I am inclined to accept the main facts as affirmed by tradition.... no alternative account exists.
  10. ^ Dalrymple, William (ngày 7 tháng 10 năm 2009). Nine Lives: In Search of the Sacred in Modern India (bằng tiếng Anh). Bloomsbury Publishing. ISBN 978-1-4088-0341-7. It was here, in the third century BC, that the first Emperor of India, Chandragupta Maurya, embraced the Jain religion and died through a self-imposed fast to the death,......
  11. ^ Keay, John (1981). India: A History (bằng tiếng Anh). Open Road + Grove/Atlantic. tr. 85–86. ISBN 978-0-8021-9550-0.
  12. ^ Omvedt, Gail. Buddhism in India: Challenging Brahmanism and Caste (bằng tiếng Anh). SAGE Publications. tr. 119. ISBN 978-0-7619-9664-4.
  13. ^ Boyce, Mary; Grenet, F. (tháng 1 năm 1991). A History of Zoroastrianism, Zoroastrianism under Macedonian and Roman Rule (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 149. ISBN 978-90-04-29391-5.
  14. ^ Avari, Burjor (2007). India, the Ancient Past: A History of the Indian Sub-continent from C. 7000 BC to AD 1200 Taylor & Francis. ISBN 0415356156. pp. 188-189.
  15. ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires”. Journal of World-Systems Research. 12 (2): 223. ISSN 1076-156X. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ Thanjan, Davis K. (2011). Pebbles (bằng tiếng Anh). Bookstand Publishing. ISBN 9781589098176.
  17. ^ Taagepera, Rein (1979). “Size and Duration of Empires: Growth-Decline Curves, 600 B.C. to 600 A.D.”. Social Science History. 3 (3/4): 132. doi:10.2307/1170959. JSTOR 1170959.
  18. ^ Kulke, Hermann; Rothermund, Dietmar (2004), A History of India, 4th edition. Routledge, Pp. xii, 448, ISBN 0-415-32920-5
  19. ^ Thapar, Romila (1990), A History of India, Volume 1, New Delhi and London: Penguin Books. Pp. 384, ISBN 0-14-013835-8
  20. ^ a b c Rajadhyaksha, Abhijit (ngày 2 tháng 8 năm 2009). “The Mauryas: Chandragupta”. Historyfiles.co.uk. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  21. ^ The First Great Political Realist: Kautilya and His Arthashastra - Roger Boesche - Google Books. Books.google.co.in. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  22. ^ Encyclopedia of population - Google Books. Books.google.co.in. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2012.
  23. ^ Từ Polis đến Đế chế, Thế giới Cổ đại, khoảng năm 800 TCN–500 SCN. Greenwood Publishing. 2002. ISBN 0313309426. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  24. ^ Kistler, John M. (2007). Voi chiến tranh. University of Nebraska Press. tr. 67. ISBN 978-0803260047. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  25. ^ s, deepak (25 tháng 10 năm 2016). Văn minh Ấn Độ (bằng tiếng Anh). deepak shinde.
  26. ^ Thapar, Romila (2012). Aśoka and the Decline of the Mauryas. Oxford Scholarship Online. doi:[//doi.org/10.1093%2Facprof%0A%2F9780198077244.003.0031 10.1093/acprof /9780198077244.003.0031] Kiểm tra giá trị |doi= (trợ giúp). ISBN 9780198077244. line feed character trong |doi= tại ký tự số 15 (trợ giúp)
  27. ^ D. C. Ahir (1998). Buddhism in North India and Pakistan. tr. 121.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]