Bước tới nội dung

Nguyễn Xuân (Quảng Trị)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Xuân
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 2, 1949 – Tháng 6, 1949
Tiền nhiệmPhan Bá
Kế nhiệmTống Đình Phương
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 10, 1950 – ?
Phó Bí thưTrần Châu
Tiền nhiệmLê Tự Nhiên (Lâm Viên)
Trần Ngọc Trác (Đồng Nai Thượng)
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 10, 1950 – ?
Phó Chủ tịchTrần Châu
Vị trí Việt Nam
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận
Nhiệm kỳTháng 10, 1953 – Tháng 3, 1954
Tiền nhiệmLê Văn Hiền
Kế nhiệmLê Văn Hiền
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1919
Hải Phong, Hải Lăng, Quảng Trị
Mất?
Dân tộcNgười Việt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Xuân (1919–?), bí danh Ta, là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư, Quyền Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Lâm Đồng.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Xuân sinh năm 1915 tại thôn Hà Lỗ, xã Hải Tân (nay là xã Hải Phong), huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. [1]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở tỉnh Gia Lai.[2] Ngày 25, ông cùng Dương Thành Đạt, Trần Sanh, Trần Thông, Đỗ Huyên dẫn lực lượng từ Gia Lai lên Kon Tum, nhưng khi tới nơi thì Kon Tum khi đó đã khởi nghĩa thắng lợi dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Hoàng Lẫm.[3][4] Ngày 1 tháng 10, Chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập, do Nguyễn Đường làm Bí thư, các thành viên Phan Thêm, Nguyễn Xuân, Phạm Thuần, Trần Ren, Nguyễn Bá Hoè, Lý Tú, Trương Trợ.[5] Đồng thời, ông còn tham gia Ủy ban hành chính tỉnh Gia Lai với cương vị Trưởng ty trinh sát.[6] Tháng 12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được thành lập với tên gọi Đảng bộ Tây Sơn, do Phan Thêm làm Bí thư, các Ủy viên Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân, Trần Ren, Phạm Thuần.[7]

Tháng 6 năm 1946, trước sự uy hiếp của quân Pháp, chính quyền tỉnh Gia Lai phải rút về Bình Định, ông được phân công cùng Phạm Thuần, Trần Thị Nguyên lên Xóm Ké để chỉ đạo huyện An Khê.[8] Năm 1947, ông là Thư ký Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Lai.[9] Ngày 21 tháng 2 năm 1949, Đại hội đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Gia Lai được tổ chức, Ban chấp hành Tỉnh ủy được thành lập gồm Nguyễn Xuân, Dương Thành Đạt, Phan Bá, Phạm Kiêm, do Nguyễn Xuân làm Bí thư.[10]

Tháng 10 năm 1950, tại Hội nghị sáp nhập hai tỉnh Lâm ViênĐồng Nai Thượng, với tư cách là Ủy viên Ban Cán sự cực Nam, ông được bầu làm Bí thư Ban Cán sự kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Lâm Đồng.[11]

Tháng 10 năm 1953, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Lê Văn Hiền đi dự lớp chính trị Đảng ở Liên khu V, ông được Ban Cán sự cực Nam cử về thay[12] (cho đến tháng 3 năm 1954).[13]

Sau khi ra Bắc, ông từng đảm nhiệm vai trò Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (1965)[14], kiêm Đại sứ tại Cộng hòa Ả Rập Yemen (1966)[15], Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia Hội nghị Paris.[16][17] Sau khi đất nước thống nhất, ông giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Lào.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2005). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, 1945–2005 (PDF). Hà Nội: Chính trị quốc gia Sự thật.
  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1995). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975). Ninh Thuận.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nguyễn Thị An (18 tháng 12 năm 2020). “Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy Gia Lai qua các thời kỳ”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 59–60
  3. ^ Lê Hải (18 tháng 8 năm 2023). "Không ai bị lãng quên và không điều gì bị quên lãng". Báo Kon Tum. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Trần Thị Sáu (16 tháng 8 năm 2022). “Những điều đặc biệt trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Kon Tum”. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 65
  6. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 67
  7. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 66
  8. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 76
  9. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 87
  10. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai 2005, tr. 94
  11. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2008). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, 1930–1975. Lâm Đồng.
  12. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 157–158
  13. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 167
  14. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Nghị quyết số 86 NQ/TVQH về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ả Rập thống nhất.
  15. ^ Quốc hội Việt Nam (2007). “Báo cáo công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá III”. Văn kiện Quốc hội toàn tập: Tập 3 (1964-1971). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
  16. ^ “Nhà ngoại giao xuất sắc”. Báo Công an nhân dân. 7 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.
  17. ^ Thiên Đức (23 tháng 1 năm 2013). “Mỹ đã thua ngay từ khi ngồi vào bàn đàm phán”. Báo Thế giới & Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.