Nguyễn Văn Toàn
Nguyễn Văn Toàn | |
---|---|
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 1/1975 – 29/4/1975 |
Cấp bậc | -Trung tướng |
Tư lệnh phó 1 Tư lệnh phó 2 Tư lệnh phó 3 Tham mưu trưởng | -Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (kiêm Tư lệnh Tiền phương, Đặc trách Kế hoạch Hành quân) -Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu (Đặc trách Kế hoạch Hành quân đến ngày 8/4/1975) -Thiếu tướng Đào Duy Ân (Đặc trách Lãnh thổ Quân khu) -Chuẩn tướng Lê Trung Tường |
Tiền nhiệm | -Trung tướng Dư Quốc Đống |
Kế nhiệm | Sau cùng |
Vị trí | Quân khu III |
Nhiệm kỳ | 10/1974 – 29/4/1975 |
Cấp bậc | -Trung tướng |
Chỉ huy phó Phụ tá CHT Tham mưu trưởng | -Đại tá Thẩm Nghĩa Bôi -Đại tá Lương Bùi Tùng -Đại tá Nguyễn Đức Dung |
Tiền nhiệm | -Chuẩn tướng Lý Tòng Bá |
Kế nhiệm | Sau cùng |
Vị trí | Biệt khu Thủ đô |
Nhiệm kỳ | 5/1972 – 10/1974 |
Cấp bậc | -Thiếu tướng -Trung tướng (3/1974) |
Tiền nhiệm | -Trung tướng Ngô Dzu |
Kế nhiệm | -Thiếu tướng Phạm Văn Phú |
Vị trí | Quân khu II |
Nhiệm kỳ | 2/1972 – 5/1972 |
Cấp bậc | -Thiếu tướng |
Tiền nhiệm | -Đại tá Phan Hòa Hiệp |
Kế nhiệm | -Đại tá Dương Văn Đô |
Vị trí | Biệt khu Thủ đô |
Nhiệm kỳ | 1/1967 – 2/1972 |
Cấp bậc | -Chuẩn tướng (6/1968) -Thiếu tướng (11/1970) |
Tiền nhiệm | -Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm |
Kế nhiệm | -Đại tá Phan Hòa Hiệp |
Vị trí | Vùng 2 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 12/1964 – 1/1967 |
Cấp bậc | -Trung tá (11/1965) -Đại tá (1/1967) |
Tiền nhiệm | -Trung tá Nguyễn Tuấn |
Kế nhiệm | -Thiếu tá Phan Hòa Hiệp |
Vị trí | Vùng 1 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 6/1963 – 12/1964 |
Cấp bậc | -Thiếu tá |
Tiền nhiệm | -Thiếu tá Dương Văn Đô |
Kế nhiệm | -Trung tá Lâm Quang Thơ |
Vị trí | Vùng 3 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 1/1961 – 6/1963 |
Cấp bậc | -Thiếu tá |
Chỉ huy trưởng | -Trung tá Nguyễn Văn Thiện |
Vị trí | Vùng 3 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 7/1957 – 1/1959 |
Cấp bậc | -Đại úy (12/1956) -Thiếu tá (1/1959) |
Tiền nhiệm | -Đại úy Nguyễn Đình Bảng |
Kế nhiệm | -Đại úy Nguyễn Tuấn |
Vị trí | Vùng 1 chiến thuật |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Hoa Kỳ Việt Nam Cộng hòa |
Sinh | 6 tháng 10 năm 1932 Phú Vang, Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương |
Mất | 19 tháng 10 năm 2005 Los Angeles, California, Hoa Kỳ | (73 tuổi)
Nguyên nhân mất | Tuổi già |
Nơi ở | California, Hoa Kỳ |
Nghề nghiệp | Quân nhân |
Dân tộc | Kinh |
Vợ | Phan Thu Cầm |
Con cái | 3 người con (2 trai, 1 gái) Nguyễn Văn Thịnh Nguyễn Văn Vượng Nguyễn Thị Thu Hằng |
Học vấn | Tú tài bán phần |
Alma mater | -Trường Quốc học Khải Định, Huế -Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt -Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn Đông, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) -Học viện Thiết giáp Kỵ binh Saumur, Pháp -Trường Kỵ binh Fort Knox, [Kentucky, Hoa Kỳ |
Quê quán | Trung Kỳ |
Phục vụ trong quân đội | |
Thuộc | Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Việt Nam Cộng hòa |
Năm tại ngũ | 1950 - 1975 |
Cấp bậc | Trung Tướng |
Đơn vị | Binh chủng Thiết giáp Sư đoàn 2 Bộ binh Quân đoàn II và QK 2 Quân đoàn III và QK 3 |
Chỉ huy | Quân đội Quốc gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa |
Tham chiến | Chiến tranh Việt Nam |
Tặng thưởng | Bảo quốc Huân chương đệ Nhị đẳng |
Nguyễn Văn Toàn (1932 - 2005) nguyên là một tướng lĩnh gốc Kỵ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Võ bị Quốc gia. Ra trường, được chọn phục vụ Binh chủng Kỵ binh, nên sau này ông được xem là một vị tướng xuất thân từ Thiết giáp. Có một thời gian ông chuyển sang Bộ binh, chỉ huy một Sư đoàn đóng ở Quảng Ngãi,[1] có tin đồn ông đã lợi dụng chức vụ, cho quân vào rừng Trà My lấy vỏ cây quế rồi bán sang Hồng Kông, được các tờ báo Sóng Thần, Tuần Báo Đời,... xuất bản tại Sài Gòn. Do đó nên ông được gắn cho cái tên đầy mỉa mai là "Quế tướng công".[2]
Tiểu sử & Binh nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày ngày 6 tháng 10 năm 1932 trong một gia đình gia giáo khá giả tại Phú Vang, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu, ông là học sinh trường Quốc học Khải Định ở Huế. Ông tốt nghiệp Trung học phổ thông với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).
Quân đội quốc gia Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1950, sau khi thi đậu Tú tài và cũng vừa tròn 18 tuổi, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 52/206.032. Theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1950.[3] Đang thụ huấn nửa chừng, ông bị bệnh nên xin xuất khóa để điều trị. Qua năm 1951, ông tiếp tục theo học khóa 5 Hoàng Diệu, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập vào Binh chủng Thiết giáp. Nửa năm sau ông được theo học khóa căn bản Thiết giáp tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn đông ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Ngày 1 tháng 4 năm 1953, ra trường được giữ chức vụ Chi đội trưởng Thám thính xa. Đầu năm 1954, ông được thăng cấp Trung úy, làm Chi đoàn phó Chi đoàn Thám thính.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]Đầu năm 1956, sau một thời gian từ Quân đội quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử đi du học khóa Thiết giáp cao cấp tại Học viện Thiết giáp Kỵ binh Saumur, Pháp. Mãn khóa về nước giữ chức vụ Chi đoàn trưởng Chi đoàn Thiết giáp. Cuối năm, ông được thăng cấp Đại úy và được cử giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 4 Thiết giáp.
Tháng 7 năm 1957, bàn giao chức vụ Trung đoàn phó lại cho Đại úy Trần Quang Khôi, ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Thiết giáp ở Huế thay cho Đại úy Nguyễn Đình Bảng.[4] Cuối năm 1958, bàn giao Trung đoàn 4 lại cho Đại úy Nguyễn Tuấn,[5] Đầu năm 1959, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi du học khóa Thiết giáp cao cấp tại trường Kỵ binh Fort Knox, bang Kentucky, Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng.
Đầu năm 1961, ông được giữ chức Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp tại Trại Trần Hưng Đạo, Tân Sơn Nhất do Trung tá Nguyễn Văn Thiện làm Chỉ huy trưởng. Năm 1962, ông được cử đi du học lớp Tham mưu Đặc biệt (giáo trình chống nổi loạn) tại căn cứ Fort Bragg, North Carolina, Hoa Kỳ.
Tháng 6 năm 1963, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng trường Thiết giáp tại Long Hải, Phước Tuy thay thế Thiếu tá Dương Văn Đô.[6] Cuối năm 1964, bàn giao trường Thiết giáp lại cho Trung tá Lâm Quang Thơ để đi tái nhiệm chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Thiết giáp tại Đà Nẵng thay thế Trung tá Nguyễn Tuấn. Ngày 1 tháng 11 năm 1965,[7] ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.
Đầu tháng 1 năm 1967, ông được lệnh bàn giao Trung đoàn 4 Thiết giáp lại cho Thiếu tá Phan Hòa Hiệp. Trung tuần tháng 1 ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm được cử đi làm Tư lệnh Quân đoàn I, Quân khu 1.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1970, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.
Đầu tháng 2 năm 1972, ông được chỉ định chức vụ Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết giáp, hoán chuyển nhiệm vụ với Đại tá Phan Hòa Hiệp về làm Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh. Tháng 5 cùng năm, bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Thiết giáp lại cho Đại tá Dương Văn Đô. Sau đó ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II thay thế Trung tướng Ngô Dzu[8]
Đầu tháng 3 năm 1974, ông được thăng cấp Trung tướng. Cuối tháng 10 cùng năm bàn giao Quân đoàn II lại cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú để đi tái nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết giáp[9] thay thế Chuẩn tướng Lý Tòng Bá[10]
Năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 6 tháng 1, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III thay thế Trung tướng Dư Quốc Đống (xin từ nhiệm). Đồng thời vẫn đảm nhiệm chức Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương.
- Binh chủng Thiết giáp vào thời điểm tháng 3 và tháng 4/1975, nhân sự ở Bộ chỉ huy Trung ương và Chỉ huy các đơn vị Kỵ binh trực thuộc đã biệt phái cho các Quân đoàn và Sư đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:
-Chỉ huy trưởng - Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
-Chỉ huy phó - Đại tá Thẩm Nghĩa Bôi[11]
-Phụ tá Chỉ huy trưởng - Đại tá Lương Bùi Tùng[12]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Nguyễn Đức Dung[13]
-Chi huy Trường Thiết giáp - Đại tá Huỳnh Văn Tám[14]
-Lữ đoàn 1 Kỵ binh[15] - Đại tá Nguyễn Xuân Hường[16]
-Lữ đoàn 2 Kỵ binh[17] - Đại tá Nguyễn Văn Đồng[18]
-Lữ đoàn 3 Kỵ binh[19] - Chuẩn tướng Trần Quang Khôi
-Lữ đoàn 4 Kỵ binh[20] - Đại tá Trần Ngọc Trúc[21]
- Quân đoàn III vào thời điểm tháng 4/1975, nhân sự trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:
-Tư lệnh - Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
-Tư lệnh phó 1[22] - Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
-Tư lệnh phó 2[23] - Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
-Tư lệnh phó 3[24] - Thiếu tướng Đào Duy Ân
-Tham mưu trưởng - Chuẩn tướng Lê Trung Tường
-Trưởng phòng 3 - Đại tá Hoàng Đình Thọ[25]
-An ninh Quân đội - Đại tá Nguyễn Khuyến
-Chỉ huy Pháo binh - Đại tá Lê Văn Trang[26]
-Chỉ huy Tiếp vận - Đại tá Trần Quốc Khang[27]
Chiều ngày 29 tháng 4, ông dùng trực thăng di tản ra Đệ Thất Hạm đội đang đậu ở ngoài khơi Vũng Tàu. Sau đó, ông được sang định cư ở thành phố Los Angeles, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Ngày 19 tháng 10 năm 2005, ông từ trần tại nơi định cư, "thọ" 73 tuổi. Ông được táng tại Nghĩa trang Rose Hill, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Phu nhân: Bà Phan Thu Cầm
- Các con: Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Văn Vượng và Nguyễn Thị Thu Hằng
Huy chương
[sửa | sửa mã nguồn]-Bảo quốc Huân chương đệ nhị đẳng
-30 huy chương đủ loại
-2 Silver Star U.S.[28]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam là trách nhiệm bảo an và địa bàn hoạt động của Sư đoàn 2 Bộ binh gồm 2 tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi, trong đó có quận Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Tín là nơi chuyên canh cây Quế trồng thành rừng.
- ^ Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa thời bấy giờ, tướng Nguyễn Văn Toàn là một trong những tướng lĩnh được xem là tham nhũng có tiếng và cũng là một vị tướng có nhiều bê bối.
- ^ Khóa đầu tiên khi trường Võ bị Quốc gia chuyển ở Huế về Đà Lạt. Đặt trên địa điểm trước đó là cơ sở của trường Võ bị Liên quân Viến Đông của Quân đội Thuộc địa Pháp.
- ^ Đại uý Nguyễn Đình Bảng sinh năm 1928 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Thị trưởng Cam Ranh.
- ^ Đại uý Nguyễn Tuấn sinh năm 1931 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau là Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp. Năm 1968 xảy ra ""Biến cố Mậu Thân", quân đối phương tấn công vào trại Thiết giáp Phù Đổng đã giết hại ông cùng với tất cả gia đình ông (gồm mẫu thân và vợ con của ông). Ông được truy thăng Đại tá.
- ^ Thiếu tá Dương Văn Đô sinh năm 1926 tại Sơn Tây, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá tùng sự tại Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương.
- ^ Ngày kỷ niệm hai năm Cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 thành công, sau này dùng làm ngày Quốc khánh cho nền Đệ Nhị Cộng hòa (giai đoạn từ 1967-1975)
- ^ Trung tướng Dzu do yếu kém về lãnh vực chỉ huy trong chiến trận "Mùa hè dỏ lửa" năm 1972, đã để tổn thất quá nhiều cho Quân đoàn II và Quân khu 2, nên đã xin từ nhiệm trước để tránh việc bị cách chức.
- ^ Bộ Chỉ huy đặt tại trại Phù Đổng, Gò Vấp, Gia Định
- ^ Chuẩn tướng Bá được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh.
- ^ Đại tá Thẩm Nghĩa Bôi sinh năm 1923 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt
- ^ Đại tá Lương Bùi Tùng sinh năm 1930 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
- ^ Đại tá Nguyễn Đức Dung, tốt nghiệp khóa 5 Võ khoa Thủ Đức
- ^ Đại tá Huỳnh Văn Tám, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức
- ^ Lữ đoàn 1 Kỵ binh có 5 Thiết đoàn trực thuộc:
-Thiết đoàn 4 Phối thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh (Thiếu tá Trần Văn Minh)
-Thiết đoàn 7 Phối thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh (Trung tá Hồ Đàn)
-Thiết đoàn 11 Phối thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh (Trung tá Nguyễn Hữu Lý)
-Thiết đoàn 17 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Nguyễn Viết Thạnh)
-Thiết đoàn 20 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Phan Công Tuấn) - ^ Đại tá Nguyễn Xuân Hường sinh năm 1929 tại Quảng Nam, tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Địa phương Trung Việt (Huế)
- ^ Lữ đoàn 2 Kỵ binh có 5 Thiết đoàn trực thuộc:
-Thiết đoàn 3 Cơ hữu Lữ đoàn (Thiếu tá Nguyễn Văn Triết)
-Thiết đoàn 8 Phối thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh (Thiếu tá Nguyễn Văn Đêm)
-Thiết đoàn 14 Phối thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (Đại tá Lương Chi, đầu năm 1975 thăng cấp Đại tá kiêm Tư lệnh phó Lữ đoàn)
-Thiết đoàn 19 Cơ hữu Lữ đoàn(Thiếu tá Hoàng Kiều)
-Thiết đoàn 21 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Nguyễn Cung Vinh) - ^ Đại tá Nguyễn Văn Đồng, tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt
- ^ Lữ đoàn 3 Kỵ binh có 6 Thiết đoàn trực thuộc:
-Thiết đoàn 1 Phối thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh (Trung tá Nguyễn Minh Tánh)
-Thiết đoàn 5 Phối thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh (Trung tá Trần Văn Nô)
-Thiết đoàn 10 Phối thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh (Trung tá Huỳnh Kiêm Mậu)
-Thiết đoàn 15 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Đỗ Đức Thảo)
-Thiết đoàn 18 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Nguyễn Đức Dương)
-Thiết đoàn 22 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Nguyễn Văn Liên) - ^ Lữ đoàn 4 Kỵ binh có 5 Thiết đoàn trực thuộc:
-Thiết đoàn 2 Phối thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh (Trung tá Nguyễn Văn Việt Tân)
-Thiết đoàn 6 Phối thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh (Thiếu tá Ngô Đức Lâm)
-Thiết đoàn 9 Phối thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (Trung tá Trần Hữu Thành)
-Thiết đoàn 12 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Phạm Hữu Tường)
-Thiết đoàn 16 Cơ hữu Lữ đoàn (Trung tá Lê Văn Thành) - ^ Đại tá Trần Ngọc Trúc sinh năm 1929, tốt nghiệp khóa 2 Võ khoa Thủ Đức
- ^ Kiêm Tư lệnh Bộ tư lệnh Tiền phương, ngày 8/4/1975 Đặc trách Hành quân thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu bị tử nạn
- ^ Đặc trách Kế hoạch Hành quân. Ngày 8/4/1975 bị tử nạn, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi kiêm nhiệm Kế hoạch Hành quân Quân đoàn
- ^ Đặc trách Lãnh thổ Quân khu
- ^ Đại tá Hoàng Đình Thọ sinh năm 1930 tại Ninh Bình, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Bắc Việt
- ^ Đại tá Lê Văn Trang sinh năm 1934 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Liên quân Đà Lạt
- ^ Đại tá Trần Quốc Khang sinh năm 1931 tại Nam Định, tốt nghiệp trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
- ^ Huy chương Danh dự "Ngôi sao bạc" do Chỉnh phủ Hoa Kỳ trao tặng.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Liên kết
[sửa | sửa mã nguồn]- Andrade, Dale. Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle. New York: Hippocrene Books, 1993.
- Vien, General Cao Van, The Final Collapse. Washington DC: U.S. Army Center of Military History, 1983.