Bước tới nội dung

Nguyễn Văn Lượng (chuẩn tướng)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Lượng
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 2 Không Quân
Nhiệm kỳ7/1970 – 3/1975
Cấp bậc-Đại tá (7/1970)
-Chuẩn tướng (11/1972)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríQuân khu 2
Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện
Không Quân Nha Trang
Nhiệm kỳ1/1967 – 1/1970
Cấp bậc-Trung tá (1/1967)
Chỉ huy trưởng-Đại tá Nguyễn Ngọc Oánh
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khóa sinh
tại Trung tâm Huấn luyện Không Quân
Nhiệm kỳ11/1963 – 1/1967
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1963)
Chỉ huy trưởng-Trung tá Phạm Ngọc Sang
-Trung tá Nguyễn Văn Ngọc
Vị tríVùng 2 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 2 năm 1931
Kiến An, Việt Nam
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Hải Phòng
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
-Trường Huấn luyện Hoa tiêu Quan sát Nha Trang
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Không quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Nguyễn Văn Lượng (1931), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trừ bị được Quân đội Pháp hỗ trợ Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra được ở miền Bắc Việt Nam nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt để phục vụ trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường ông phục vụ trong đơn vị Bộ binh, 6 tháng sau chuyển sang Quân chủng Không quân.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 2 năm 1931 trong một gia đình Nho học tại tỉnh Kiến An,[1] miền Bắc Việt Nam. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp ở Hải Phòng với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia trong Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 51/600.101. Theo học khóa Lê Lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định[2], khai giảng và mãn khóa cùng thời điểm với khóa 1 Lê Văn Duyệt ở trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức từ ngày 1 tháng 10 năm 1951 đến ngày 1 tháng 6 năm 1952. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được điều đi phục vụ trong một Tiểu đoàn Khinh binh. Tháng 12 năm 1952, cùng trong số 15 người trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân. Theo học khóa 2 Hoa tiêu Quan sát tại Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang. Tháng 8 năm 1953 mãn khóa về phục vụ trong Phi đoàn 2 Quan sát.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia được nền Đệ nhất Cộng hòa đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang thay thế Đại úy Võ Dinh. Đầu năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.

Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11). Ngày 3 tháng 11 ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn khóa sinh thuộc Trung tâm Huấn luyện Không quân ở Nha Trang. Đầu năm 1967, ông được thang cấp Trung tá giữ chức vụ Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Không quân.

Tháng 7 năm 1970, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân tân lập tại Nha Trang và ở chức vụ này cho đến đầu tháng 4 năm 1975.

Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

Ngày 29 tháng 4, ông di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Mountain View, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trung tâm hành chính tỉnh Kiến An cũ nay là một quận thuộc Thành phố Hải Phòng.
  2. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định chỉ mở ra và huấn luyện một khóa duy nhất. Về sau thanh niên cả ba miền Bắc Trung Nam đến tuổi nhập ngũ, đủ điều kiện học lớp sĩ quan trừ bị đều được thụ huấn tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  3. ^ Trung tá Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 Võ khoa Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó trong Bộ Tư lệnh Không quân.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.