Nguyễn Văn Huê
Nguyễn Văn Huê | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | Tháng 1, 1970 – Tháng 7, 1985 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Quang |
Kế nhiệm | Vũ Quốc Hùng |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1926 Trường Trung, Nông Cống, Thanh Hóa |
Mất | 2018 |
Dân tộc | Việt |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Vợ | Cao Thị Bường |
Con cái | Nguyễn Đình Hùng |
Học vấn | Trường Sơ học Xuân Mộc |
Nguyễn Văn Huê (1926–2018), tên thật Nguyễn Văn Nẵm là một nhà giáo dục và chính khách Việt Nam.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Văn Nẵm sinh năm 1926 ở tổng Văn Trường, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, nay thuộc xã Trường Trung, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.[1][2] Thời trẻ, ông học Sơ học ở trường làng Xuân Mộc (làng Xuân Mộc, tổng Ngọc Đới, huyện Ngọc Sơn, nay là trường Tiểu học Quảng Ngọc, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).[3][4][5]
Năm 18 tuổi, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[1] Ban đầu, ông là cán bộ phụ trách Đội Thiếu nhi Trần Quốc Toản, sau đó làm Đại đội trưởng dân quân.[1] Về sau, ông được cử đi học ngành sư phạm ở Khu 4 (Trường Sư phạm Liên khu IV tồn tại từ năm 1950 đến năm 1957 thì giải thể).[6]
Hoạt động giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1954, ông về quê nhà dạy học ở Trường cấp 1 Trường Trung (huyện Tĩnh Gia), trở thành Hiệu trưởng của trường. Sau đó, ông xung phong lên xã vùng núi Thượng Ninh của huyện Như Xuân để phổ cập giáo dục. Để vận động và thu hút con em người dân tộc thiểu số vùng cao đến trường, ông đã khởi xướng mô hình trường dân tộc nội trú.[1]
Năm 1959, ông chuyển sang công tác ở Hải Nhân, một xã mới thành lập của huyện Tĩnh Gia, được xem là khu vực khó khăn nhất trong toàn tỉnh.[1][7] Trên cương vị Hiệu trưởng Trường cấp 1 Hải Nhân, ông đã phát động nhiều phong thi đua như: Chị hiền, anh tốt, Tiếng trống chất lượng ban đêm, Điểm 10 thắng Mỹ, Lấy cần cù bù khả năng, Vườn cây tương lai, Một kế hay bằng ngàn tay lao động,... cùng nhiều phong trào học tập, tăng gia sản xuất khác.[8]
Năm 1964, trường được Bộ Giáo dục công nhận là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước cấp 1 toàn miền Bắc.[1][9][10] Ngay cả trong giai đoạn chịu không kích của Quân đội Mỹ (1965–1975), hoạt động học tập ở Hải Nhân cũng không bị gián đoạn. Là người khởi xướng và cũng là tấm gương mẫu mực của các cán bộ, người dân, thầy giáo Nguyễn Văn Huê được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh mời gặp để động viên, khen ngợi.[1] Ký giả Úc Wilfred Burchett ca ngợi thành tựu giáo dục ở Hải Nhân là "điều kỳ diệu, vượt ngoài sức tưởng tượng của nhiều người".[8]
Cũng trong năm 1964, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa III và tiếp tục tham gia các khóa IV và V, đồng thời tham gia Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm (Hà Nội). Ngày 1 tháng 7 năm 1967, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.[1] Ngày 6 và 7 tháng 1 năm 1970, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ tư, ông được Chủ tịch Hội (đổi tên thành Hội Liên hiệp Sinh viên Đại học) và giữ chức vụ này cho đến Hội nghị tháng 7 năm 1985.[11][12][13][14]
Cuối đời
[sửa | sửa mã nguồn]Sau một thời gian ở Hà Nội, ông trở lại Thanh Hóa để tiếp tục sự nghiệp giáo dục ở những vùng khó khăn, được bầu làm Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phó trưởng Ty Giáo dục tỉnh Thanh Hóa, cuối cùng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Thanh Hóa. Khi về hưu, ông tập trung vào công tác nghiên cứu, viết tài liệu.[1][15] Ông qua đời ngày 24 tháng 5 năm 2018.[1]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1953, ông kết hôn với bà Cao Thị Bường, từng là Đội viên trong Đội Thiếu nhi Trần Quốc Toản do ông là cán bộ phụ trách. Người con trai Nguyễn Đình Hùng đang sống ở Đức.[1]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Tên của ông có trong ngân hàng tên đường của tỉnh Thanh Hóa.[16]
Năm 2022, tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa tổ chức, ông cùng nhiều nhà giáo đồng hương khác như Trịnh Hữu Thường, Nguyễn Xuân Trạc, Lê Văn Hoành,... được tôn vinh là "các nhà giáo đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho giáo giới tỉnh nhà".[17]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Hội Sinh viên Việt Nam (1999). Sơ thảo lịch sử phong trào học sinh sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam, 1945-1998 (tài liệu của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VI). Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j k Phan Tùng Sơn (11 tháng 5 năm 2019). “Anh hùng "trồng người" ở xứ Thanh”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Lịch sử hình thành”. Trang thông tin điện tử xã Trường Trung huyện Nông Cống. 6 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Trần Thế Lưu (13 tháng 11 năm 2020). “Trường Tiểu học Quảng Ngọc: 100 năm tỏa sáng sự nghiệp trồng người”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Đinh Trọng Thụ (12 tháng 1 năm 2020). “Trường Tiểu học Quảng Ngọc: Một thế kỷ xây dựng và phát triển”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Thanh Hóa: Có một ngôi trường trên trăm tuổi”. Tạp chí Việt Nam Hội nhập. 16 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Phạm Huy Đức (30 tháng 7 năm 2020). “Nhớ về trường Sư phạm Liên khu IV”. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Tóm tắt lịch sử truyền thống”. Trang thông tin điện tử xã Hải Nhân thị xã Nghi Sơn. 13 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b Hằng Minh (28 tháng 7 năm 2020). “Những ngọn cờ đầu...”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Lịch sử Công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa”. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. 5 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Bá Tường (4 tháng 6 năm 2018). “Thanh Hóa khắc ghi lời dạy của Bác "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua"”. Trường Chính trị Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Linh Phan (10 tháng 12 năm 2023). “[Infographic] Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 4”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (tháng 5 năm 2018). “Đề cương tuyên truyền Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023”. Trang thông tin điện tử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Mốc son đánh dấu sự phát triển của phong trào sinh viên Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 27 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hội Sinh viên Việt Nam 1999, tr. 84
- ^ Theo Viết (29 tháng 12 năm 2013). “Diễn văn khai mạc Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần IX”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (10 tháng 7 năm 2024). “Nghị quyết 33/2024/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung phụ lục Ngân hàng tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh” (PDF). Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Toán- Đức (19 tháng 11 năm 2022). “Ngành Giáo dục Thanh Hóa vinh danh nhà giáo tiêu biểu”. Báo Giáo dục & Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Sinh năm 1926
- Mất năm 2018
- Người Thanh Hóa
- Nhà giáo Việt Nam thời kỳ 1945–1975
- Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V
- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
- Người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động