Nguyễn Văn Chì
Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. |
Nguyễn Văn Chì | |
---|---|
Sinh | 1903 Lương Hoà Lạc, Mỹ Tho, Tiền Giang |
Mất | 1989 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Giáo sư Nguyễn Văn Chì (1903–1989)[1] là một nhà giáo và nhà cách mạng, một người thầu hết lòng vì học trò. Ông là vị Giám đốc đầu tiên của Sở Giáo dục Nam bộ từ 1945, từng đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định,[2] Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh 1975.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Giáo sư Nguyễn Văn Chì sinh năm 1903 tại Xã Lương Hoà Lạc, huyện Bến Tranh (nay nhập về Chợ Gạo), Tiền Giang. Nguyên là giáo viên tiểu học, nhưng sau đó, bằng con đường tự học, ông thi đổ trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương.Năm 1928, ông tốt nghiệp chuyên ngành việt văn, đi dạy học ở các Trường Trung học Phổ thông Châu Văn Liêm (Cần Thơ), Trường Trung học phổ thông Mỹ Tho, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, là trường Pétrus Ký Sài Gòn trước đây.
Vốn là một tri thức yêu nước; Nên khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 nổ ra, ông bắt đầu hướng đến con đường giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Từ đó ông ngấm ngầm ủng hộ phong trào yêu nước của giới học sinh – sinh viên và tích cực tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ nhằm góp phần nâng cao dân chí cho quần chúng lao động. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ông cùng với các nhà giáo Đặng Minh Trứ, Trần Văn Nguyên tiếp quản Nha Học chánh Nam kỳ và giữ chức vụ Giám đốc. Đồng thời, ông còn tham gia Liên đoàn viên chức Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1946 ông bị thực dân Pháp bắt; nhưng sau đó, do không đủ chứng cứ; nên ông được thả ra. Năm 1947, ông ra vùng bưng biền Đồng Tháp Mười, tham gia kháng chiến; và được giao trọng trách làm Giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ. Ông đã cùng với các đồng nghiệp như Lê Văn Chí, Đặng Minh Trứ, thành lập hệ thống các trường trung học kháng chiến ở trong vùng tự do. Sau năm 1954, được sự phân công của cấp trên, ông về Sài Gòn, hoạt động trong Nghiệp đoàn Giáo giới tư thục. Năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam. Trải qua các nhà tù Bà Hoà, Gia Định, Tổng nha cảnh sát, Chí Hoà, Phú Lợi, mặc dù bị địch rúng ép, khủng bố, nhưng ông vẫn một lòng trung thành với nhân dân và cách mạng, giữ vững khí tiết của người trí thức chân chính. Năm 1967, trước sự đấu tranh quyết liệt của giáo giới và công luận, địch buộc phải trả tự do cho ông. Năm 1968, ông bí mật vào chiến khu Đông Nam bộ, làm việc tại Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam cùng với 2 ông Lê Văn Chí và Nguyễn Văn Kiết; sau đó, được cử làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định. Tháng 7 –1975, ông được làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh.
Năm 1989, ông mất tại TP.Hồ Chí Minh, thọ 86 tuổi. Mộ của ông hiện tọa lạc tại xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nguyễn Phúc Nghiệp (21 tháng 7 năm 2008). “Nguyễn Văn Chì - vị Giám đốc đầu tiên của Sở Giáo dục Nam bộ”. http://tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập 13 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Dữ liệu liên quan tới Nguyễn Văn Chì tại Wikispecies