Bước tới nội dung

Nguyễn Phạm Tuân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Phạm Tuân
阮范遵
Tri phủ Đức Thọ
Nhiệm kỳ
1873 - 1883
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1842
Nơi sinh
Lệ Thủy
MấtString Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1887
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà thơ, quan lại
Quốc tịchnhà Nguyễn

Nguyễn Phạm Tuân (阮范遵, 1842 - 10 tháng 4, 1887) là một người yêu nước, nhà thơ Việt Nam. Quê ông ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là một nhân vật trong Phong trào Cần Vương.

Khi đi thi, ông đỗ Cử nhân năm 1873; làm tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1883, khi được tin triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, Nguyễn Phạm Tuân đã treo ấn từ quan.

Năm 1885, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã được phòng chức Tán tương Quân vụ Quân thứ ở tỉnh Quảng Bình, từng đánh thành Đồng Hới. Vào năm 1886, lại được phong chức Thượng tướng; cùng Lê Trực và hai người con của Tôn Thất Thuyết trực tiếp phò vua Hàm Nghi chống Pháp ở Tuyên Hóa. Ông đã từng tổ chức đột nhập thành Quảng Bình để giết quan Bố chính Nguyễn Đình Dương; một người cộng tác với Pháp.

Đến đầu 1887, ông bị trúng đạn của đội quân Pháp, bị bắt và mất vì vết thương quá nặng ở trong tù.

Tác phẩm còn được biết đến của ông là bài thơ "Đề miếu Nguyễn Biểu" và "Câu đối làm khi bị bắt" với nhiều nghĩa khí. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Đề Nghĩa Vương miếu
Đông A nhật mộ khởi hoàng phân
Mã sậu hoa nguyên thuộc gián thần
Năng đạm nhân đầu năng đạm Phụ
Thượng tồn ngô thiệt thượng tồn Trần
Nhất thanh mạ tặc hưởng thiên địa
Bát tự đề điều khấp quỷ thần
Thê thảng Bình Hồ thiên cổ miếu
Y y chính khí dẫn thanh phân
Đề miếu Nguyễn Biểu
Đông A ngày tối đám mây vần
Ngựa vượt đồng hoa cậy gián thần
Hễ nuốt đầu người thì nuốt Phụ
Hãy còn tấc lưỡi vẫn còn Trần
Một câu chửi giặc vang trời đất
Tám chủ đề cầu khóc quỷ thần
Miếu cổ Bình Hồ còn phảng phất
Mùi thơm chính khí tỏa lâng lâng
(Khương Hữu Dụng dịch)
Bị đãi thời tác
Sổ thế quân ân thù nhất tử
Thập niên hoạn nghiệp túc tam sinh
Câu đối làm khi bị bắt
Ơn nước mấy đời đền một chết
Nghề quan mười tuổi vẹn ba sinh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900). Nhà xuất bản Văn học, 1976.