Nguyễn Năng Nhượng
Võ Năng Nhuận | |
---|---|
Tên húy | Nguyễn Năng Nhượng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên húy | Nguyễn Năng Nhượng |
Ngày sinh | 1535 |
Nơi sinh | Bắc Ninh |
Mất | |
Ngày mất | 1593 |
Nơi mất | Bắc Ninh |
Giới tính | nam |
Học vấn | Tiến sĩ Nho học |
Chức quan | Hộ bộ Thượng thư |
Nghề nghiệp | nhà thơ, quan viên |
Quốc tịch | Đại Việt |
Thời kỳ | nhà Mạc |
Nguyễn Năng Nhượng (1535-1593), sau này ông cải tên là Võ Năng Nhuận; là nhà thơ và là danh thần nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Năng Nhượng là người xã Kim Đôi, huyện Vũ Ninh (nay là Kim Đôi, Kim Chân, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ông là cháu Tiến sĩ Nguyễn Củng Thuận.
Năm Nhâm Tuất (1562) niên hiệu Thuần Phúc đời Mạc Mậu Hợp, Nguyễn Năng Nhượng thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), được bổ chức quan.
Năm Giáp Thân (1584), ông được sung làm Chánh sứ đi sứ Trung Quốc. Về nước, ông tiếp tục làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư-kiêm đông các đại học sỹ, tước Đạo Phái hầu.
Theo phả của làng thì cuối đời nhà Mạc, ông nhiều lần can gián nhưng nhà mạc không nghe nên ông xin về quê ở ẩn. Đến khi nhà Mạc mất (1592), chúa Trịnh Tùng triệu ông ra triều đình nhưng ông không ra, ông tự chặt một ngón chân lấy cớ chân bị tật không đi. Lại triệu ông lần thứ 2 ông bèn đi thuyền đến vực dùng sông như Nguyệt rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm phục vì lòng tận trung của ông, dân làng thờ làm Phúc thần. Đến đời Lê Hiển Tông (ở ngôi: 1740-1786), nhà vua đã sai người chép lại tấm gương trung nghĩa của ông và phong ông là Thượng Đẳng Thần[1].
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tác phẩm của Nguyễn Năng Nhượng hiện còn 21 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục, trích hai bài:
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Theo Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh, tr. 154.
- ^ Ải quan ở núi Dũ Lĩnh, là chỗ giao tiếp giữa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc).
- ^ Ở đây có lẽ tác giả muốn nhắc tới Cột đồng Mã Viện.
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Thị Băng Thanh, Văn học thế kỷ XV-XVII, mục "Nguyễn Năng Nhượng". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004.
- Viện nghiên cứu Hán Nôm, Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.