Bước tới nội dung

Nguyễn Kiến Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Kiến Giang
SinhQuảng Ninh[1], Quảng Bình, Trung Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp
MấtHà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhà hoạt động chính trị, nhà báo, học giả

Nguyễn Kiến Giang tên thật là Nguyễn Thanh Huyên[2], các bút hiệu khác: Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ; là nhà hoạt động chính trị, nhà báo, học giả, bị bỏ tù trong Vụ án Xét lại Chống ĐảngViệt Nam. Ông đã từ trần hồi 9 giờ sáng ngày 2 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 tại Quảng Bình[3]. Ông tham gia Mặt trận Việt Minh rất sớm và năm 1945 đã là đảng viên Cộng sản (khi mới 14 tuổi). Năm 1947, Ông Giang, khi mới 16 tuổi, trở thành huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình. Năm 1956, Nguyễn Kiến Giang về công tác tại Hà Nội rồi làm Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật.

Năm 1957 vợ chồng ông sinh con trai Nguyễn Quốc Tuấn sau là học giả, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo.

Dính líu pháp luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ án Xét lại Chống Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1962, ông được cho đi học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô. Tuy nhiến đến năm 1964, khi Trung ương Đảng ra Nghị quyết 9 chống chủ nghĩa Xét lại thì ông bị gọi về nước (cùng tất cả học viên khóa học). Sau đó từ năm 1964-1967 ông bị đưa đi "công tác thực tế" tại Quảng Bình và Thái Bình. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, ông bị tống giam 6 năm mà không hề được xét xử [2]và sau đó bị quản chế 3 năm.

Vụ tạp chí Khoa học và Tổ Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 2 năm 1990, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo về đa nguyên, đa đảng do ông Trần Xuân Bách, thường trực Ban bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì. Cuộc hội thảo có sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học, chính trị tham gia. Tại cuộc hội thảo, Nguyễn Kiến Giang phát biểu bài diễn văn "Bàn về sự lãnh đạo của Đảng". Bài phát biểu được ghi lại tóm tắt và đăng trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc số tháng 03/1990 với bút danh Lương Dân[4][5]. Kết quả là công an đến thu hồi cả hai số báo 3/1990 và 4/1990, Phạm Quế Dương[6], Ủy viên thường trực và tổng biên tập của tờ Tạp chí phải đến công an thẩm vấn nhiều lần; tạp chí Khoa học và Tổ Quốc bị khởi tố [7]

Tiết lộ bí mật nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996, Ông bị kết án 15 tháng tù treo về tội tiết lộ bí mật nhà nước, cùng với Lê Hồng Hà[8] 2 năm tù giam, và Hà Sĩ Phu [9] 1 năm tù giam. [10]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Về giai cấp tư sản Việt Nam (viết chung với Minh Tranh, nhà xuất bản Sự thật 1959)
  • Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
  • Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
  • Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (1993)
Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện do Nguyễn Khắc Viện đứng tên.
  • Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
  • Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)
  • Từ điển xã hội học

Thập niên 80, ông từng là cộng tác viên báo Lao động với bút danh Lương Dân.

  • Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt
  • Một cuộc chiến chống lại "phi lý tính"
  • Nên đặt vấn đề Nho giáo như thế nào?
  • Khủng hoảng và lối ra
  • Thử dò tìm một cách tiếp cận mới đối với thế giới hiện đại
  • Một quan niệm về hiện đại hóa ở Việt Nam
  • Đời sống tâm linh và ý thức tôn giáo
  • Từ Duy tân đến Đổi mới
  • Nhìn nhận thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay
  • Công bằng xã hội và kinh tế
  • Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Những nhận định nhân cái chết của ông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà văn Phạm Thị Hoài, Đức: Tiễn chú Kiến Giang[11]
  • Phỏng vấn ông Lữ Phương của đài BBC: Nguyễn Kiến Giang 'tấm gương phản tỉnh'[12]
  • Quang Thiều, Việt Nam: 'Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin'[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ NGUYỄN KIẾN GIANG – Hạt giống đỏ Mác-xít trở thành nhà lý luận Dân chủ tiên phong, boxitvn, 03.12.2013
  2. ^ a b c 'Tôi tự tháo vòng kim cô Mác -Lênin'
  3. ^ Kiến Giang là con sông chảy ngang làng ông
  4. ^ “Bàn về sự lãnh đạo của Đảng”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ Sau bài này tạp chí Khoa học và Tổ quốc số tháng 04/1990 còn đăng bài "Bàn về dân chủ đa nguyên" của ông Đỗ Đức Dục, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam và được giáo sư Trần Văn Giàu, chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam xem trước và khen rất hay.
  6. ^ Cựu đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu đảng viên Đảng cộng Sản Việt Nam, cựu Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử quân đội, hiện là cố vấn của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.
  7. ^ “Gian nan một hội chưa thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2014.
  8. ^ Lê Hồng Hà sinh năm 1926, tên thật là Lê Văn Quỳ, tham gia hoạt động từ trước Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, Tham gia đánh chiếm Trại Bảo An Binh. Tháng 7 năm 1946, chính phó Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam Lê Giản giới thiệu ông vào đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1958, được đề bạt Chánh Văn phòng Bộ Công an, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ
  9. ^ Ngày 22-8-1996, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xử: Hà Sĩ Phu, 1 năm tù giam; Lê Hồng Hà, 2 năm tù giam; Nguyễn Kiến Giang, 15 tháng tù treo.
  10. ^ Ông Nguyễn Kiến Giang qua đời, 2.12.2013, BBC
  11. ^ Tiễn chú Kiến Giang procontra, 03.12.2013
  12. ^ Nguyễn Kiến Giang 'tấm gương phản tỉnh' BBC, 03.12.2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]