Bước tới nội dung

Khải Hưng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nguyễn Khải Hưng)
Nghệ sĩ Nhân dân
Khải Hưng
Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ2005 – 2010
Chủ tịchTrần Luân Kim
Phó Chủ tịch
  • Đặng Xuân Hải
  • Dương Cẩm Thúy
Tiền nhiệmĐương nhiệm
Kế nhiệm
Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam
Nhiệm kỳ2000 – 2005
Tổng thư kýTrần Luân Kim
Phó Tổng thư ký
Tiền nhiệm
Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam
Nhiệm kỳ1995 – 2009
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmĐỗ Thanh Hải
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Khải Hưng
Ngày sinh
18 tháng 11, 1948 (76 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Con cái
Nguyễn Khải Anh
Lĩnh vựcPhát thanhTruyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2007)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1982 – nay
Đào tạoĐại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim truyền hình
Tác phẩm
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 2001
Đạo diễn xuất sắc

Khải Hưng (sinh ngày 18 tháng 11 năm 1948) là một đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam,[1] nguyên giám đốc Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam,[2] Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.[3] Ông là người sáng lập của nhiều chương trình nổi tiếng như Văn nghệ Chủ Nhật, Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm,[4] là người đặt nền móng cho dòng phim truyền hình và được xem là "cha đẻ" của giờ phim Việt trên Đài Truyền hình Việt Nam. Ông cũng là tổng đạo diễn cho 40 tập đầu tiên của loạt phim Cảnh sát hình sự.[5] Đặc biệt, bộ phim Lời nguyền của dòng sông do ông đạo diễn là phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam đoạt giải thưởng lớn tại một Liên hoan phim Quốc tế.[6][7]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khải Hưng tên đầy đủ là Nguyễn Khải Hưng, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1948 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Làm giáo viên trong một thời gian ngắn, ông chuyển sang nghề lập trình viên và công tác tại một viện nghiên cứu. Năm 1979, ông theo học lớp Đạo diễn khóa đầu tiên của Đại học Sân khấu - Điện ảnh.[8]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1982, ông cho ra mắt Người thành phố, bộ phim trên băng từ đầu tiên của truyền hình Việt Nam.[9] Đây cũng được xem là bộ phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam.[10] Không lâu sau khi tốt nghiệp, bộ phim "Đứa con tôi" của Nguyễn Khải Hưng đã đạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 diễn ra vào năm 1983. Năm 1985, ông bắt tay vào sản xuất bộ phim Cánh diều nhỏ, bộ phim video đầu tiên của Trung tâm Nghe nhìn, Đài Truyền hình Việt Nam.[a]

Đến năm 1993, cái tên Nguyễn Khải Hưng thực sự được biết đến rộng rãi khi bộ phim "Lời nguyền của dòng sông" đoạt giải thưởng phim xuất sắc tại Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brucxen (Bỉ). Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn khi trở thành bộ phim làm trên chất liệu băng từ đầu tiên đoạt giải thưởng ở một liên hoan quốc tế.[11]

Năm 1994, chương trình Văn nghệ Chủ Nhật chính thức ra đời, Khải Hưng là người chịu trách nhiệm chính.[12] Bộ phim Mẹ chồng tôi của Khải Hưng cũng trở thành bộ phim đầu tiên của chương trình này.[13][14] Năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc rồi Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam.[15] Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000, ông liên tiếp đảm nhiệm đạo diễn và tổng đạo diễn của nhiều bộ phim thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự.[16][17] Năm 2000, ông tiếp tục cho ra đời Gặp nhau cuối tuần. Trong suốt thời gian phát sóng, ngoài sự ủng hộ của khán giá truyền hình Việt Nam, chương trình cũng nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều, bên cạnh đó là nhiều tin đồn xung quanh việc dừng sản xuất chương trình.[18][19] Đến giữa năm 2006 thì chương trình chính thức dừng phát sóng.[20][21]

Năm 2003, Hãng phim truyền hình Việt Nam được đổi tên thành Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, ông trở thành giám đốc đầu tiên và đảm nhiệm vai trò này cho đến khi về hưu.[22][23] Cũng trong năm này, chương trình hài thường niên của mùa Tết Nguyên ĐánGặp nhau cuối năm ra đời; Khải Hưng được xem là "cha đẻ", người khai sinh ra chương trình truyền hình nổi tiếng này.[24] Mặc dù liên tục gặp phải nhiều tranh cãi,[25][26] nhiều tin đồn cũng như dự định ngừng phát sóng,[27][28] nhưng cho đến nay, chương trình Gặp nhau cuối năm vẫn được xem là "món ăn tinh thần" của khán giả truyền hình Việt Nam trong đêm giao thừa.[29][30]

Năm 2005, với vai trò Giám đốc VFC, Khải Hưng được bầu làm Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam khóa 6, nhiệm kỳ 2005–2010.[31][32] Trước đó, ông cũng đã đảm nhận chức vụ Phó Tổng thư ký của hội nhiệm kỳ 2000–2005. Năm 2007, ông nhận được Giải thưởng Nhà nước Văn học Nghệ thuật cho 3 tác phẩm Mẹ chồng tôi, Lời nguyền của dòng sôngKhông còn gì để nói.[33] Cũng trong năm này, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[34][35] Năm 2009, ông về hưu và chính thức thành lập hãng phim Khải Hưng.[36]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Vai trò (Đồng) Đạo diễn Phát sóng Chú Nguồn
Đạo diễn Biên kịch Khác Tập Kênh
1983 Người thành phố 1 VTV1 [b] [37][38]
Đứa con tôi 1 [39][40]
1985 Cánh diều nhỏ 1 [c] [41][42]
1986 Bản anh hùng ca số 5 1 [43]
1988 Bến đợi 1 [44][45]
1989 Mặt trời bé con 1 [46][47]
Vụ án không khởi tố 1 [48][49]
1992 Lời nguyền của dòng sông Không 1 [d] [50][7]
1995 Với anh chiến tranh chưa kết thúc 1 Hanoi
1996 Nguyễn Thị Minh Khai Không Không Biên tập Bạch Diệp 1 VTV1
Sinh ngày 2-9 Không Không 1 [e] [51][52]
Lửa trầm Không Biên tập 1 [53]
1997 Vị khách lúc giao thừa Không Không 1 [f] [54][55]
Ký ức một thời Không Không 1 [g] [56][57]
1998 Người trên núi Không Không Biên tập Nguyễn Hữu Phần 1
Chân dung biển Không Không 1 [58][59]
Gió qua miền tối sáng TĐD Không Không Phạm Thanh Phong 30 [60]
1999 Nơi gặp gỡ của hai con tàu Không Không 1 [f] [61]
2000 Trăng muộn Không Không [62]
Nơi cơn lũ đi qua Không Không 1 [f] [61]
Quên 1 [f]
Gặp nhau cuối tuần VTV3
Chú dế nhỏ tội nghiệp Không Không Biên tập Hoàng Trần Doãn 1 [h]
2002 Không còn gì để nói Không Không 1 [63][64]
Mã số thần kỳ Không Mạc Văn Chung 1 VTV1 [f] [65]
2003 Gặp nhau cuối năm VTV [i]
2005 Ngôi nhà cổ tích Không Không 1 VTV1 [f] [66][67]
2008 Nhà có nhiều cửa sổ Không Chỉ đạo nghệ thuật Phi Tiến Sơn 27 [68][69]
Những người độc thân vui vẻ Không Nội dung Trọng Trinh 170 VTV3
2010 Xả xì choét 26 HN1 [j] [70][71]
Để gió cuốn đi Không Biên tập Nguyễn Mai Hiền 26 VTC1
2014 Hạnh phúc không ở cuối con đường 36 VTV1 [k] [72][73]
2015 Tái sinh [74][75]
2016 Hợp đồng hôn nhân Không 35 [k] [76][77]
2017 Nơi ẩn nấp bình yên Không Biên tập Nguyễn Đức Hiếu 27 VTV1 [78][79]
2019 Cưới đi kẻo ế phần 3 [f] [80]
Sinh tử Không Nguyễn Mai Hiền 80 VTV1 [81]
2020 Cưới đi kẻo ế phần 4 [f] [82][83]
Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật
1994 Mẹ chồng tôi Không Không 2 VTV1 [l] [84][85]
Người tình của cha 1 [86][87]
Điệp khúc tình yêu 1 [88]
Cuốn sổ ghi đời Không Không Biên tập Tất Bình, Nguyễn Hữu Luyện 2
1995 Bản giao hưởng đêm mưa 1 [89][90]
Huyền thoại vườn vải Không Không 1 [91]
Tu hú gọi bầy Không Không Bùi Cường 4
Những người sống bên tôi Không Không Tất Bình 5 [m] [92][93]
1996 Những người sống bên tôi phần 2 Không Không
Ngày trở về Không Không Biên tập Trần Phương 3
Người Hà Nội Không Không Biên tập Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê 8 VTV3 [n]
Tình mãi còn xanh Không Không Biên tập Cao Mạnh 1
Suối Ngàn Lau chảy mãi Không Không Biên tập Nguyễn Hinh Anh 2 [o]
Đêm trắng Không Không Biên tập Bạch Diệp 1
1997 Tiếng vạc sành Không Không Biên tập Trần Quốc Trọng 1
Những giấc mơ bằng giấy Không Không 1 [p] [94][95]
Vợ chồng chị Hòa Không Không Biên tập Bùi Cường 2
1999 Những người săn lùng cái đẹp Không Không 1 [96]
Ba lẻ một Không Không 1 [97][98]
2000 Ngàn năm mây trắng Không Không 1 [q] [99][100]
Loạt phim Cảnh sát hình sự
1999 Ngược dòng cái chết TĐD Không Không Phạm Thanh Phong 3 [101][102]
Nước mắt của mẹ TĐD Không Không Trọng Trinh 4
Truy đuổi tội phạm TĐD Không Không Nguyễn Hữu Phần 4
Cái chết con thiên nga TĐD Không Không Đỗ Thanh Hải 5
Kẻ giả danh TĐD Không Không Nguyễn Hữu Phần 4 VTV3
Bí mật hồ hang rắng TĐD Không Không Nguyễn Thế Hồng 6 [r]
2000 Hãy về với em TĐD Không Không Vũ Trường Khoa 4 [r]
Từ đen đến trắng TĐD Không Không Trần Hoài Sơn 10 [r]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1983 Liên hoan phim truyền hình toàn quốc Đứa con tôi Giải vàng [11]
1992 Liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ Phim xuất sắc Lời nguyền của dòng sông Giải vàng [103][104]
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994 Phim truyện video Mẹ chồng tôi Giải B [105][106]
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 Bản giao hưởng đêm mưa Giải B [107]
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Ba lẻ một (301) Bông sen vàng [108][109]
Đạo diễn xuất sắc nhất
(cho phim truyện video)
Đoạt giải [110]
2003 Giải cánh diều lần thứ 1 Phim truyện video Không còn gì để nói Cánh diều vàng [111]
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Phim truyện video Bông sen bạc [112]
2020 Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 40 Phim truyền hình Sinh tử Giải vàng [113]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Khải Hưng và người vợ đầu tiên có một người con trai là đạo diễn Khải Anh. Cuộc hôn nhân này kéo dài hơn 10 năm thì chấm dứt vì tính cách cả hai không hợp nhau. Về sau ông cưới người vợ thứ 2 và có một người con gái.[114] Quan hệ giữa Khải Hưng và con trai Khải Anh từng gây được nhiều sự chú ý, liên quan đến mối quan hệ giữa Khải Anh và người vợ hiện tại của anh là MC Đan Lê.[115]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Năm 1996, Trung tâm nghe nhìn - Đài truyền hình Việt Nam được chuyển đổi thành Hãng phim truyền hình Việt Nam
  2. ^ Bộ phim trên băng từ đầu tiên của truyền hình Việt Nam.
  3. ^ Bộ phim video đầu tiên của Trung tâm Nghe nhìn, Đài Truyền hình Việt Nam.
  4. ^ Chuyển thể từ truyện ngắn "Mùa hoa cải bên sông" của Nguyễn Quang Thiều.
  5. ^ Phim chào mừng Ngày Quốc khánh.
  6. ^ a b c d e f g h Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán.
  7. ^ Chuyển thể theo truyện ngắn "Khắc dấu trên mạn thuyền" của Bảo Ninh.
  8. ^ Dựa theo truyện ngắn "Cu Long" của Hoàng Thủy Bảo Châu.
  9. ^ Phát sóng vào đêm 30 Tết Nguyên Đán.
  10. ^ Series phim hài.
  11. ^ a b Do VTV và Khải Hưng Film hợp tác sản xuất.
  12. ^ Bộ phim đầu tiên của chương trình Văn nghệ Chủ Nhật, được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Chính.
  13. ^ Bộ phim truyền hình nhiều tập đầu tiên.
  14. ^ Phỏng tác theo tiểu thuyết "Phố" của nhà văn Chu Lai.
  15. ^ Dựa theo tiểu thuyết "Tuần Trăng Mật Cuối Cùng" của nhà văn Ngô Quang Hưng.
  16. ^ Dựa trên truyện ngắn "Hàng mã" của tác giả Bình Nguyên.
  17. ^ Sản xuất nhân dịp kỷ niệm ngày Việt Nam tái thống nhất, chuyển thể từ truyện ngắn "Mây trắng còn bay" của Bảo Ninh.
  18. ^ a b c Phát sóng trong chương trình Lần đầu tiên trên màn ảnh VTV3.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lan Dung (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 6: Nhiều nghệ sĩ hành nghề tự do được tôn vinh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Truyền hình Việt Nam: Khởi động 300 tập phim Sitcom”. Báo Nhân Dân. 26 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2005: Quá nhiều ý kiến bức xúc!”. Báo Nhân Dân. 7 tháng 7 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ "Cha đẻ" của Táo Quân lên tiếng về chuyện dừng phát sóng”. Báo Lao Động. 7 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ VTV kết nối (5 tháng 6 năm 2013). “NSND Khải Hưng- "Cha đẻ" của giờ phim Việt”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Bích Diệp (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh - người tận tâm cống hiến trong từng vai diễn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 382.
  8. ^ Trần Trúc Quỳnh (20 tháng 7 năm 2004). “Đạo diễn Khải Hưng - Tay trái... Tay phải?”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 697.
  10. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 2005.
  11. ^ a b HNM (26 tháng 10 năm 2008). “Đạo diễn Khải Hưng: "Suốt đời chỉ làm phim truyền hình". Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Thiên Kim (21 tháng 9 năm 2010). “Đạo diễn NSND Khải Hưng: Tôi giàu hơn một tỷ phú”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Thu Hà (30 tháng 8 năm 2004). “Đã có 520 chiều chủ nhật...”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Tuấn Dũng (23 tháng 10 năm 2011). “Nhớ Nghệ sĩ Ưu tú Thu An qua những vai diễn ấn tượng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Minh Nguyệt (6 tháng 11 năm 2008). “Phim truyền hình Việt Nam giành giải cao tại LHP quốc tế”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ Hạnh Nguyên (20 tháng 7 năm 2016). “Những sắc màu mới của phim truyền hình Việt”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ “Dàn diễn viên phim 'Cảnh sát hình sự' giờ ra sao?”. Báo điện tử VTC News. 18 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ "Gặp nhau cuối tuần" sẽ kết thúc vào cuối năm”. VnExpress. 23 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ Anh Thư (25 tháng 3 năm 2004). “Gặp nhau cuối tuần: không ngưng, mà sẽ đổi mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “Đóng cửa 'Gặp nhau cuối tuần'!”. Tuổi Trẻ Online. 23 tháng 5 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ Toàn Nguyễn (19 tháng 12 năm 2006). “Không còn "Gặp nhau cuối tuần". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Hà Tùng Long (21 tháng 1 năm 2016). "Cha đẻ" Táo Quân bật mí chuyện "thâm cung bí sử" của chương trình”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ "Đường đời" đoạt giải vàng”. Báo Nhân Dân. 17 tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ Hà Thu (27 tháng 12 năm 2018). “NSND Khải Hưng: 'Táo quân đang chững lại'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  25. ^ Huy Phạm (22 tháng 1 năm 2014). “Táo Quân 2014 cắt bỏ các chi tiết thô tục”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ L.C (4 tháng 2 năm 2019). “Táo Quân tràn lan quảng cáo, dàn hot girl xuất hiện gây tranh cãi”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ Ngọc Diệp (22 tháng 11 năm 2019). “VTV chính thức ngừng sản xuất Táo Quân”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ Linh Chi (22 tháng 11 năm 2019). “VFC tiết lộ lí do ngừng sản xuất Táo Quân 2020”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ “[Audio] Táo Quân trở lại - Món ăn tinh thần vào dịp đêm Giao thừa”. VietnamPlus. 23 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  30. ^ Yến Anh (20 tháng 12 năm 2021). “Gặp nhau cuối năm - Táo quân vẫn lên sóng VTV đêm giao thừa Tết Nhâm Dần 2022”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ “Ông Trần Luân Kim được bầu lại làm Chủ tịch Hội Điện ảnh”. Báo Nhân Dân. 30 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ Phạm Ngọc (30 tháng 7 năm 2005). “Bế mạc Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam khóa 6”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ Nguyễn Lệ Chi (28 tháng 2 năm 2009). “NSND - Đạo diễn Khải Hưng: Giá như còn ở tuổi 40”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ “374 nghệ sĩ nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú”. Báo Nhân Dân. 7 tháng 2 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ Lan Dung (13 tháng 2 năm 2007). “Thêm 5 tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ Thu Hằng (9 tháng 4 năm 2009). “Đạo diễn Khải Hưng: Tôi hưởng thụ rất nhiều”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “Khải Hưng: 'Tôi hài lòng với những bộ phim của mình'. VnExpress. 9 tháng 1 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ Thu Lê (11 tháng 5 năm 2005). “Mỗi nhân vật là một cuộc đời”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ “Những nấc thang của phim truyền hình VN”. Tuổi Trẻ Online. 3 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2005.
  40. ^ Phạm Hoa (4 tháng 7 năm 2020). “Về nhà xem phim”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ Việt Hoài (12 tháng 9 năm 2004). “Một đạo diễn "liều mạng". Tuổi Trẻ Online. tuoitre.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  42. ^ "Diễn viên phim truyền hình chưa phải một nghề". Báo Nhân Dân. 27 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  43. ^ Thiên Điểu (15 tháng 2 năm 2021). “Đạo diễn Khải Hưng: Nhớ Hoàng Dũng, một người Hà Nội lịch lãm và tự trọng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  44. ^ Mi Ly (4 tháng 3 năm 2021). “Nghệ sĩ Trần Hạnh - Người Hà Nội hào hoa gắn với vai nông dân khắc khổ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  45. ^ HNM (18 tháng 1 năm 2004). “Những "bô lão" của phim truyện truyền hình”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  46. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 263.
  47. ^ “Đạo diễn Khải Hưng mệt mỏi với công việc quản lý”. VnExpress. 11 tháng 11 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  48. ^ Bá Thắng; Dương Duy (5 tháng 9 năm 2020). “Làm phim truyền hình thời "không có gì". Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  49. ^ Chu Thúy (6 tháng 9 năm 2020). “Món quà số - Những bộ phim sẽ không chỉ là ký ức”. Báo Điện tử Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  50. ^ Bích Diệp (14 tháng 4 năm 2014). “NSND Trịnh Thịnh - người tận tâm cống hiến trong từng vai diễn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  51. ^ Hoàng Lê (1 tháng 9 năm 2013). “Việt Nam - Tổ quốc tôi”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  52. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 781–782.
  53. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 686.
  54. ^ “Những bộ phim Tết xưa trong ký ức của thế hệ 8X”. Điện ảnh. 9 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  55. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 835.
  56. ^ Bảo Minh (21 tháng 4 năm 2021). “Hoàng Nhuận Cầm trong nỗi nhớ người ở lại”. Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  57. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 672.
  58. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (14 tháng 9 năm 2011). “Nhà quay phim Phạm Quang Minh:Vẫn run khi bắt đầu một bộ phim mới”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  59. ^ Quân Trần (19 tháng 12 năm 2010). “Sự cộng hưởng dẫn đến thành công”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  60. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 637.
  61. ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 759.
  62. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 820.
  63. ^ “Phía sau "Không còn gì để nói". VnExpress. 3 tháng 12 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  64. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 668.
  65. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 687.
  66. ^ Tuyết Minh (23 tháng 1 năm 2005). “ĐD Khải Hưng: Phim Tết, không khéo dễ bị... nhạt. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  67. ^ Như Hoa (7 tháng 2 năm 2005). “Nhiều chương trình đặc sắc, mới lạ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  68. ^ PV (19 tháng 8 năm 2008). “Ra mắt bộ phim truyền hình Nhà có nhiều cửa sổ”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  69. ^ Hoàng Lê (19 tháng 12 năm 2009). “Nhà có nhiều cửa sổ: Vừa hấp dẫn vừa có thông điệp”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  70. ^ “Xả xì choét- phim hài thuần Việt lên sóng truyền hình”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (bằng tiếng Anh). 24 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  71. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (2011), tr. 210.
  72. ^ Đông Quỳnh (11 tháng 7 năm 2018). “Tạm dừng phát sóng "Quỳnh búp bê" – bài học cho nhà sản xuất?”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  73. ^ VTV kết nối (21 tháng 2 năm 2014). “Phim mới: Hạnh phúc không ở cuối con đường”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  74. ^ CN (4 tháng 10 năm 2015). “Tái sinh - Phim mới về giới trẻ của NSND Khải Hưng lên sóng VTV1”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  75. ^ Hoàng Lê (4 tháng 10 năm 2015). “Xem phim Tái sinh (21g45 ngày 4-10 trên VTV1) của Khải Hưng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  76. ^ Việt Văn (16 tháng 12 năm 2016). “Phim "Hợp đồng hôn nhân": Từ duyên giả thành tình thật!”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  77. ^ Khánh Nguyên (16 tháng 9 năm 2016). “Đạo diễn Khải Hưng trở lại với "Hợp đồng hôn nhân". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  78. ^ “Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng 27 tập phim "Nơi ẩn nấp bình yên". Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  79. ^ Tuyết Loan (6 tháng 3 năm 2017). "Nơi ẩn nấp bình yên" - Phim đầu tay của học trò NSND Khải Hưng”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  80. ^ Châu Xuyên (21 tháng 12 năm 2018). “Đạo diễn, NSND Khải Hưng thoát "ế" khi làm phim Tết "Cưới ngay kẻo ế". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  81. ^ An An (25 tháng 10 năm 2019). “NSND Khải Hưng hỏng một mắt sau khi làm dự án phim về đại án tham nhũng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  82. ^ Tình Lê (15 tháng 1 năm 2020). 'Ông trùm' Táo Quân trở lại với hài Tết 'Cưới đi kẻo ế'. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  83. ^ Hiểu Nhân (15 tháng 1 năm 2020). “Hài Tết về tranh giành quyền lực”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  84. ^ Hà Tùng Long (11 tháng 6 năm 2017). “Nhớ về phim "Mẹ chồng tôi" từng lấy nước mắt của khán giả 23 năm về trước”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  85. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 113.
  86. ^ VTV Digital (5 tháng 9 năm 2020). “NSND Khải Hưng: 'Văn nghệ chủ nhật' nhiều lần làm tôi thót tim”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  87. ^ Huyền Nguyễn (2 tháng 9 năm 2020). “Phim truyền hình VTV: Từ số 0 tới "Vũ trụ phim ảnh" quốc dân”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  88. ^ Thanh Thuận (26 tháng 1 năm 2006). “Tuấn Quang: Nhiều khi khán giả gọi tôi là cảnh sát hình sự”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  89. ^ Nguyên Khánh (3 tháng 7 năm 2020). “Ôn lại bầu trời kỷ niệm thời phim 'Mẹ chồng tôi', 'Xin hãy tin em'. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  90. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 509–510.
  91. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 657.
  92. ^ “Những dấu mốc của phim truyền hình VN”. VnExpress. 4 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  93. ^ Vương Tâm (14 tháng 10 năm 2021). “NSƯT Tất Bình: Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  94. ^ Lê Thị Bích Hồng (18 tháng 11 năm 2020). 'Lão Hạc' Kim Lân - một 'tài tử điện ảnh'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  95. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 745.
  96. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 753.
  97. ^ GDVN (3 tháng 7 năm 2014). “Đạo diễn Khải Hưng kể chuyện bị diễn viên "à ơi". VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  98. ^ Phạm Ngọc Tiến (27 tháng 11 năm 2018). “Vợ chồng "nhân dân". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  99. ^ Bảo Anh (5 tháng 11 năm 2019). “Đạo diễn NSND Khải Hưng: 'Bước qua lời nguyền' vì... 'Sinh tử'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  100. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 713.
  101. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 534–539.
  102. ^ 2Sao (18 tháng 3 năm 2014). “Gặp lại dàn diễn viên phim 'Cảnh sát hình sự' (1997)”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  103. ^ Hồng Lực (2000), tr. 197.
  104. ^ Đào Nguyên (9 tháng 10 năm 2016). “Từ 'Mùa hoa cải' đến 'ngôi nhà của mẹ'. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  105. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 649.
  106. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 693.
  107. ^ Hội Điện ảnh Việt Nam (2020), tr. 66–67.
  108. ^ Quân đội nhân dân Việt Nam (2002), tr. 105.
  109. ^ Hải Anh (10 tháng 12 năm 2001). "Đời cát", "Mùa ổi" giành bông sen vàng LHP 13”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  110. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 683.
  111. ^ “Đạo diễn Khải Hưng: 'Tôi không sợ sai'. VnExpress. 13 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  112. ^ H.L.Anh (8 tháng 11 năm 2004). “Người đàn bà mộng du đoạt Bông sen vàng”. Người Lao Động. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  113. ^ “Infographic: Công bố 38 giải Vàng tại LHTHTQ lần thứ 40”. lhthtq.vtv.vn. 16 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  114. ^ Thảo Nguyên (13 tháng 1 năm 2017). “Đạo diễn NSND Khải Hưng lần đầu tâm sự về hôn nhân đổ vỡ”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  115. ^ PV (21 tháng 2 năm 2011). “Đạo diễn Khải Hưng nói gì về đám cưới con trai?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.