Bước tới nội dung

Nguyễn Hải Hưng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung tướng
Nguyễn Hải Hưng
Chức vụ
Nhiệm kỳ2021 – 2026
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Tư lệnh Quân khu 3
Tiền nhiệmNguyễn Quang Cường
Kế nhiệmĐỗ Phương Thuấn
Thông tin cá nhân
Sinh22 tháng 3, 1966 (58 tuổi)
Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởsố 26A, Khu quân nhân, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnĐại học Quân sự
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc

Nguyễn Hải Hưng (sinh ngày 22 tháng 3 năm 1966) là Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Namchính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hải Dương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Singapore, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc (đại biểu chuyên trách trung ương).[1] Ông lần đầu được trung ương giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Hải Dương gồm có thị xã Chí Linh và các huyện: Kinh Môn, Kim Thành.[2]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hải Hưng sinh ngày 22 tháng 3 năm 1966 quê quán ở xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Ông hiện cư trú ở số 26A, Khu quân nhân, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

- Từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 7 năm 1986: Học viên Trường Sĩ quan Lục quân I/BQP (Đảng viên, tháng 5 năm 1986).

- Từ tháng 8 năm 1986 đến tháng 1 năm 1989: Trung đội trưởng C10 Lữ đoàn 202 - Quân đoàn I.

- Từ tháng 2 năm 1989 đến tháng 6 năm 1991: Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng C862, d866, Lữ đoàn 126, Vùng 4 Hải quân.

- Từ tháng 7 năm 1991 đến tháng 6 năm 1996: Trợ lý Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Từ tháng 7 năm 1996 đến tháng 8 năm 1999: Trợ lý, Trưởng Ban Quân báo - Trinh sát, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định (Bí thư Chi bộ tháng 12 năm 1986 đến tháng 8 năm 1999).

- Từ tháng 9 năm 1999 đến tháng 7 năm 2002: Lớp phó Học viện Lục quân (Bí thư Chi bộ).

- Từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004: Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố Nam Định

- Từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2009: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố Nam Định, đại biểu HĐND thành phố Nam Định.

- Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011: Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định; Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 350/QK3.

- Từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 4 năm 2013: Đảng ủy viên Quân khu 3, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 350/QK3.

- Từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 11 năm 2015: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định

- Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016: Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh Quân khu 3, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

- Từ tháng 1 năm 2017 đến nay: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (biệt phái); từ năm 2020 đến nay Bí thư Chi bộ

Năm 2019, ông được phong quân hàm Trung tướng.[3]

Ông hiện là Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Singapore, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc (đại biểu chuyên trách trung ương).

Ông đang làm việc ở Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.


Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1986 1989 1992 1997 2001 2005 2010 11-2015 9-2019
Quân hàm
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng
Tuổi 20 23 26 31 35 39 44 49 53

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 nhiệm kì 2021-2026

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ “Đoàn công tác của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội tới thăm và làm việc tại Bệnh viện TWQĐ 108”. Bệnh viện 108. 2019-10-04. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]