Bước tới nội dung

Nguyễn Công Khế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Công Khế sinh năm 1954 tại Quảng Nam, là nhà báo, đồng sáng lập báo Thanh Niên và Tổng Biên tập Báo Thanh Niên từ năm 1988 đến năm 2008. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, được huy chương vì sự nghiệp báo chí, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên.[1]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1975 ông hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh tại Đà Nẵng và Sài Gòn chống chính quyền miền Nam (cũ). Sau 1975 ông công tác tại Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, sau đó chuyển sang công tác tại báo Phụ nữ Việt Nam. Năm 1986 ông được Huỳnh Tấn Mẫm (người sáng lập báo Thanh Niên - diễn đàn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) xin chuyển về, giúp đỡ đến vai trò phó Tổng biên tập. Từ 1988 đến nay ông làm Tổng biên tập báo này, được coi là tổng biên tập thâm niên nhất trong làng báo Việt Nam. Ông góp công lớn trong việc đưa Thanh niên từ một báo nhỏ xuất bản một kỳ/tuần trở thành một trong những báo lớn nhất và có nhiều độc giả nhất tại Việt Nam hiện nay.

Ngoài công tác báo chí, ông hiện là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Ông là Trưởng ban Giám khảo nhiều cuộc thi như: Siêu mẫu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008. Đồng thời, ông từng là thành viên Ban Giám khảo các cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008Hoa hậu Trái Đất 2011.

Bị khởi tố, bắt tạm giam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 16/01/2024, bi can Nguyễn Công Khế, cùng với ông Nguyễn Quang Thông bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam do "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Quá trình điều tra đến nay xác định: 2 ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông - đã có nhiều vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Khu đất số 151 - 155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP HCM. Cụ thể, năm 2008, Báo Thanh Niên có chủ trương mua Khu đất của Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (địa chỉ số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4) để xây dựng trụ sở tòa soạn. Ông Nguyễn Công Khế lúc này là Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã ký Hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (Báo Thanh Niên chiếm 51% vốn điều lệ) và một doanh nghiệp thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên. Mục đích nhằm triển khai thực hiện Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại khu đất nói trên. Báo Thanh Niên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng Khu đất 151 - 155 Bến Vân Đồn. Quá trình thực hiện, Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông đã ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên không qua đấu giá theo quy định. Sau đó đã ký Biên bản thoả thuận chấm dứt hiệu lực Hợp đồng hợp tác đã ký vào ngày 10-1-2008; dẫn đến toàn bộ khu đất 151 - 155 Bến Vân Đồn đã chuyển nhượng cho tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước.[2]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên nhân của việc báo chí không dám động chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là chống tham nhũng: do cơ chế, do các tổng biên tập sợ bị khiển trách, mất chức và cả do lãnh đạo mở quá rộng vùng gọi là nhạy cảm và vùng cấm.[1]
  • Trong cuộc phỏng vấn với Mặc Lâm, đài RFA vào ngày 19 tháng 11 năm 2014 về tự do báo chí ở VN:
  • Nói với BBC vào ngày 20 tháng 11: Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình "chỉ có lợi" cho chính quyền chứ "không làm mất chế độ".[4]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà thơ - nhà báo Đỗ Trung Quân lại cảm ơn sự "hào hiệp" của ông Nguyễn Công Khế dành cho nhiều người gặp khó trong môi trường xã hội - chính trị nhiều khi bất trắc: "Nhiều năm qua, khi đã ở vị trí vững vàng, anh đã cứu giúp cưu mang khá nhiều người, những người của Sài Gòn sau 1975, khi ấy vì "chủ nghĩa lý lịch" đang phải lang thang nơi chợ trời thuốc Tây, đang mỗi ngày đạp xe đi bỏ từng ký cà phê trộn bắp rang và đủ thứ hoàn cảnh,công việc lam lũ, vất vả khác.", "Tính cách hào hiệp ấy trong anh là có thật. Anh có mặt trong đám tang giáo sư Nguyễn Ngọc Lan và hôm sau, khi không một tờ báo nào trong cả nước đưa tin về sự qua đời của giáo sư Lan, chính Thanh Niên là tờ báo duy nhất đăng những bài xúc động về sự nghiệp của một con người yêu nước, rồi trở thành tù nhân của cả hai chế độ."[5]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nhà báo Nguyễn Công Khế nói về những 'điều cấm kỵ' (*), thanhnien, 01/10/2014
  2. ^ NLD.COM.VN. “Vì sao Công an TP HCM bắt 2 ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông?”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Nguyễn Công Khế: Tự do báo chí, không còn cách nào khác, RFA, 19 Tháng 11 2014
  4. ^ ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’, BBC, 20 Tháng 11 2014
  5. ^ Bình luận trên blog về vụ thay đổi hai TBT, BBC, 31 Tháng 12 2008