Nguyễn Đức Nhanh
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Nguyễn Đức Nhanh | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an (Việt Nam) | |
Nhiệm kỳ | 31 tháng 5 năm 2010 – 31 tháng 8 năm 2012 2 năm, 92 ngày |
Tổng cục trưởng | Phạm Dũng |
Nhiệm kỳ | 2007 – 2012 |
Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Phú Trọng |
Vị trí | Việt Nam |
Đại diện | Hà Nội |
Tỉ lệ | 67,59% |
Ủy ban | Ủy ban Tư pháp |
Chức vụ | Ủy viên |
Nhiệm kỳ | 2005 – 25 tháng 9 năm 2012 |
Tiền nhiệm | Phạm Chuyên |
Kế nhiệm | Nguyễn Đức Chung |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 10 tháng 7, 1952 xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, Việt Nam |
Nghề nghiệp | Tướng lĩnh công an, Chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Cử nhân luật |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Công an nhân dân Việt Nam |
Phục vụ | Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1969 – 2012 |
Cấp bậc | Trung tướng |
Tặng thưởng | Huân chương Chiến công hạng Nhất |
Nguyễn Đức Nhanh (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1950) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an. Ông cũng từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam[1] khóa XII thuộc đơn vị bầu cử quận Ba Đình và Cầu Giấy của thành phố Hà Nội.
Thân thế và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Đức Nhanh sinh năm 1952 tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Chính thức vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 28/5/1980. Ông bắt đầu tham gia lực lượng vũ trang từ năm 1969,[2] với nhiệm vụ ban đầu là Cảnh sát điều tra. Năm 2005, Nguyễn Đức Nhanh được lên làm Giám đốc Công an Hà Nội, kế nhiệm Thiếu tướng Phạm Chuyên nghỉ hưu.
Ngày 25 tháng 4 năm 2007, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng. Cùng đợt này với ông còn có 28 người khác cũng được thăng cấp lên Thiếu tướng, trong đó có Tô Lâm và Phạm Minh Chính.[3]
Ngày 28 tháng 7 năm 2008, ông được bổ nhiệm là Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội mới, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội.[4][5]
Tháng 7/2009, ông được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất với thành tích “lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong công tác”.
Ngày 31 tháng 5 năm 2010, Nguyễn Đức Nhanh được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an Việt Nam, nhưng vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.[6]
Nguyễn Đức Nhanh có hơn 30 năm công tác trong ngành Công an. Tên tuổi ông gắn nhiều với các chuyên án lớn như phá đường dây buôn bán trái phép chất ma túy Vũ Xuân Trường, giải cứu con tin cháu bé là người Nhật...
Trong vụ án phá đường dây buôn bán ma túy Vũ Xuân Trường diễn ra cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Nguyễn Đức Nhanh lúc đó là Trưởng phòng cảnh sát điều tra, thành viên hội đồng thi hành án tử hình đã quyết định xin được đứng ra bảo lãnh, chịu trách nhiệm về việc hoãn thi hành án đối với Xiêng Phênh, tên tội phạm lĩnh án tử trong vụ án đường dây buôn bán ma túy lớn của Vũ Xuân Trường để tiếp tục mở rộng điều tra. Quyết định này đã giúp Bộ Công an triệt phá đường một đường dây buôn bán ma túy lớn, đặc biệt nghiêm trọng của Vũ Xuân Trường cùng một số cán bộ công an, biên phòng và các đối tượng liên quan khác. Hai năm sau Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn bị đưa ra thi hành án tử hình.
Ngoài ra, trong thời gian lãnh đạo của mình, Nguyễn Đức Nhanh còn cho thành lập tổ công tác 141 được nhiều người dân đồng tình ủng hộ khi tình trạng đua xe trái phép, thanh niên ương bướng ở thủ đô đã giảm hơn. Ông từng được tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Ba (2004), Huân chương Chiến công hạng Nhất (2007, 2009).[7]
Sau ngày 31 tháng 8 năm 2012, Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu theo chế độ. Kế nhiệm ông là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung.[8]
Lịch sử thụ phong cấp hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | – | 2007 | – |
---|---|---|---|
Quân hàm | |||
Cấp bậc | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng |
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Ông có hai con, một con trai và một con gái, cả hai đều làm trong ngành công an.[9]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Danh sách đại biểu quốc hội khóa 12”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Tướng Nguyễn Đức Nhanh nói gì về đội ngũ kế cận?”. VTC News. ngày 25 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Thủ tướng Chính phủ thăng hàm 12 Trung tướng và 29 Thiếu tướng của Bộ Công an”. Báo điện tử Chính phủ. ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh giữ chức vụ GĐ CATP Hà Nội (mới)”. Báo Công An Nhân Dân. ngày 28 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh được bổ nhiệm giám đốc”. Tuổi trẻ. ngày 29 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Nhân sự”. Thanh Niên. ngày 31 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu”. Báo Infonet. ngày 31 tháng 8 năm 2012.
- ^ Công an Hà Nội thay đổi lãnh đạo
- ^ “Tướng Nguyễn Đức Nhanh: Gia đình tôi không như đồn thổi”. VTC News. ngày 26 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2024.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Sơ khai chính khách Việt Nam
- Sinh năm 1952
- Nhân vật còn sống
- Người Hà Nội
- Người Hà Tây
- Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu
- Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
- Người họ Nguyễn tại Việt Nam
- Sinh tại Hà Tây
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Hà Nội
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an (Việt Nam)
- Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2007
- Người họ Nguyễn