Nghiện video game
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. |
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Nghiện video game | |
---|---|
Rối loạn chơi game, rối loạn chơi game trên internet, chơi game trực tuyến có vấn đề | |
Triệu chứng | Vấn đề cờ bạc,[1] trầm cảm, rút lui khỏi xã hội, chơi video game trong thời gian cực kỳ dài |
Biến chứng | Rối loạn tâm trạng, trầm cảm, cơ thể hóa, rối loạn giấc ngủ, béo phì, rối loạn lo âu |
Yếu tố nguy cơ | rối loạn tâm thần có từ trước (ADHD, OCD, hành vi cưỡng chế, rối loạn hành vi, trầm cảm, ức chế hành vi), đặc điểm tính cách (thần kinh, bốc đồng, hung hăng) |
Tần suất | 1–3% những người chơi trò chơi điện tử [2] |
Nghiện trò chơi điện tử, ngắn gọn hơn là nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát ham muốn chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game là hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game. Người nghiện game ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội. [3] Người nghiện chỉ nghĩ đến trò chơi, cách để luyện tập, thuần thục trò chơi nhằm đạt các phần thưởng ảo hoặc cấp bậc cao hơn mà không để ý đến những mối quan hệ và giao tiếp xã hội. Hiện nay chưa có một chuẩn đoán chính thức về nghiện trò chơi điện tử. Nghiện game không chỉ khiến kỹ năng giao tiếp xã hội kém mà còn ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khoẻ, kết quả học tập kém. Có những trường hợp tệ hơn như chơi quá lâu dẫn đến đột quỵ. Đã có những trường hợp dẫn đến cái chết thương tâm cho gia đình có người mắc phải chứng nghiện game. Nhưng cũng có những trường hợp chơi trò chơi điện tử rất nhiều nhưng kết quả học tập vẫn ổn định.[4]
Biểu hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Người nghiện trò chơi điện tử không thể cưỡng lại việc chơi game, mỗi ngày dành một khoảng thời gian dài để chơi, một số người thậm chí không để ý tới vệ sinh cá nhân, ngủ, tự đánh lừa bản thân về số giờ đã sử dụng dẫn đến kết quả học tập, năng suất lao động giảm; giảm dần các hoạt động thể thao đến lúc ngưng hoàn toàn vì không còn hứng thú; khả năng tập trung giảm sút. Có thể dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học hoặc gây đổ vỡ trong gia đình (nếu còn ở độ tuổi học phổ thông), ảnh hưởng đến nhân cách và khả năng giao tiếp xã hội ở người trưởng thành.
Khi chơi, não người chơi sẽ sản xuất chất dopamine có tác dụng tạo ra khoái cảm, gây hưng phấn.[5] Khi bị cấm không được chơi trò chơi điện tử thì người nghiện có những biểu hiện giống như nghiện ma túy như bực tức, gắt gỏng hoặc trở nên hung dữ.
Các trò chơi điện tử thường được thiết kế để có chất lượng hình ảnh cao làm người chơi cảm thấy hấp dẫn, nhưng độ khó chỉ vừa đủ để tạo cảm giác chinh phục[6]. Các trò chơi tạo cảm giác sung sướng khi đạt điểm cao hoặc khi chiến thắng trò chơi. Nó khiến người chơi tập trung thời gian để thoả mãn tính tò mò tự nhiên của họ trong khi khám phá các bí ẩn trong trò chơi, thỏa mãn óc phiêu lưu trong vai nhân vật chính, và dành thời gian cho các mối quan hệ trên mạng ở các trò chơi online.[6]
Quá trình tạo nghiện thường xảy ra trong một thời gian dài. Bắt đầu ở tuổi nhỏ, các bậc cha mẹ thường tặng các trò chơi điện tử làm quà cho con em mình, các trò chơi ở tuổi này nhìn bề ngoài như vô hại nhưng khi các em đến tuổi lớn hơn, xu hướng thích tìm tòi, khám phá đã hình thành, khiến cho con trẻ gia tăng ham muốn được chơi thêm nhiều thể loại game khác và tiếp tục được củng cố cho đến vài năm nữa.
Tác hại[7]
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay, tình trạng nghiện game, đặc biệt là nghiện game online ở giới trẻ ngày càng tăng dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân. Ngoài việc làm hao phí thời gian và sức lực, game online còn tác động trực tiếp làm thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân và ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống xã hội.
Về mặt sức khỏe
[sửa | sửa mã nguồn]- Rối loạn giấc ngủ: Người nghiện game online có thể không ngủ cả ngày hoặc ngủ rất ít, số giờ ngủ trong ngày chỉ khoảng 3 - 4 giờ gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán chường, mất hết sức sống.
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc giảm cân, sức khỏe giảm sút: Do nghiện game online mà ăn uống rất thất thường hoặc ăn rất ít. Sụt cân, sức khỏe kém đi, kiệt sức và mệt mỏi rất hay gặp ở bệnh nhân nghiện game online.
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: Thay đổi tâm thần vận động bao gồm kích động, vận động chậm, chậm chạp khi giao tiếp, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí không nói.
- Rối loạn trí nhớ: Giảm trí nhớ ngắn[8], trí nhớ dài hạn[9] thì vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài.
Về mặt tinh thần
[sửa | sửa mã nguồn]- Thường xuyên có cảm giác cô đơn, bức bối khó chịu và bị trầm cảm, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
- Nhận thức sai về giá trị cuộc sống: Quá chìm đắm trong một trò game online khiến những hình ảnh trong game in sâu vào suy nghĩ, thậm chí bệnh nhân coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình.
- Ảo tưởng hoặc đa nhân cách nếu người chơi nhập vai quá mức. Sự ảo tưởng có thể dẫn đến những hành vi kinh khủng, quái đản trong quan hệ cộng đồng và có xu hướng hung hăng, bạo lực hơn, có thể mất kiểm soát và gây ra tác hại khôn lường.
Giải pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Mọi người nên hạn chế tiếp cận với trò chơi điện tử khi tuổi còn quá nhỏ, khuyến khích các em chơi các trò chơi kích thích trí thông minh, hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động ngoài trời.[10]
Các trò chơi điện tử đều có đưa ra lời khuyên cho người chơi "không nên chơi game quá 180 phút mỗi ngày" và người chơi game hãy tuân thủ tốt điều này để không ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt đời sống.
Nên chơi trò chơi điện tử một cách điều độ, không làm ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, không nên cấm chơi hoàn toàn, vì nếu làm như thế càng làm cho con em mình muốn tiếp cận game hơn. Nên hạn chế, kiểm soát, không nên cấm hoàn toàn việc chơi game, mà hãy nên cho con em chơi trò chơi rèn về trí nhớ (như Brain Out, Brain Test, v.v.)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ David Zendle; Rachel Meyer; Harriet Over (tháng 6 năm 2019). “Adolescents and loot boxes: links with problem gambling and motivations for purchase”. Royal Society Open Science. 6 (6): 190049. Bibcode:2019RSOS....690049Z. doi:10.1098/rsos.190049. PMC 6599795. PMID 31312481.
- ^ WHO Study
- ^ “Nghiện game: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec”. www.vinmec.com. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
- ^ “American Psychiatric Association Considers 'Video Game Addiction'”. Science Daily. 25 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Berkeley Parents Network: Computer Game Addiction”. Bản gốc lưu trữ 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập 11 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b [1]
- ^ “Dấu hiệu nhận biết người nghiện game”. www.vinmec.com. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Short-term memory”. www.en.wikipedia.org (bằng tiếng Anh). 28 tháng 5 năm 2023.
- ^ “Long-term memory”. www.en.wikipedia.org (bằng tiếng Anh). 28 tháng 5 năm 2023.
- ^ Playstation nation: protect your child from video game addiction,Olivia and Kurt D. Bruner,Center Street, 2006
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Vật vã cai nghiện game online
- Nước mắt trong hành trình cai nghiện game
- Cai nghiện game online
- Cai nghiện game online có khó ?
- Gamerwidow.com
- Stop Gaming Addiction
- The Daedalus Project
- Video Game Addiction Lưu trữ 2012-04-25 tại Wayback Machine
- Video Game Addiction Article at The Parent Report Lưu trữ 2010-12-25 tại Wayback Machine
- Gentile, D (2009). “Pathological Video-Game Use Among Youth Ages 8 to 18:A National Study”. Psychological science: a journal of the American Psychological Society / APS. 20 (5): 594–602. doi:10.1111/j.1467-9280.2009.02340.x. PMID 19476590.
- Video Games & Your Kids: How Parents Stay in Control, by Hilarie Cash