Bước tới nội dung

Nghị viện Greenland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị viện Greenland

Huy hiệu hoặc biểu trưng
Biểu trưng Nghị viện Greenland
Dạng
Mô hình
Nhất viện
Lãnh đạo
Mimi KarlsenCộng đồng người Inuit
Từ ngày 22 tháng 9 năm 2023
Cơ cấu
Số ghế31
Inatsisartut 2021.svg
Chính đảngChính phủ (22)
     Cộng đồng người Inuit (12)
     Tiền tiến (10)

Đối lập (9)

     Naleraq (4)
     Đảng Dân chủ (3)
     Atassut (2)
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuĐại diện tỷ lệ danh sách mở với ngưỡng bầu cử 2%[cần dẫn nguồn]
Bầu cử vừa qua6 tháng 4 năm 2021
Bầu cử tiếp theo2025 (dự kiến)
Trụ sở
Inatsisartut, Nuuk
Trang web
inatsisartut.gl

Nghị viện Greenland (tiếng Greenland: Inatsisartut;[1] tiếng Đan Mạch: Landstinget, nguyên văn 'thing của Greenland' )[2]cơ quan lập pháp một viện của Greenland, một quốc gia tự trị[3] trong Vương quốc Đan Mạch. Nghị viện được thành lập vào năm 1979 và có trụ sở tại Inatsisartut trên đảo nhỏ Nuuk Center ở trung tâm Nuuk.

Nghị viện gồm 31 thành viên được bầu ra theo đại diện tỷ lệ. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Nghị viện là bốn năm.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị viện Greenland được thành lập vào ngày 1 tháng 5 năm 1979 trên cơ sở kế thừa Hội đồng Tỉnh Greenland (tiếng Đan Mạch: Grønlands Landsråd), gồm 31 thành viên. Nghị viện có một đoàn chủ tịch gồm chủ tịch Nghị viện và bốn phó chủ tịch.

Chủ tịch Nghị viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Nghị viện là người chủ trì phiên họp Nghị viện, quyết định thành viên nào được phát biểu và có nhiệm vụ thực hiện nội quy Nghị viện. Ngày 3 tháng 10 năm 2018, Vivian Motzfeldt, bộ trưởng goại giao Greenland sắp mãn nhiệm, được bầu làm chủ tịch Nghị viện. Ngày 16 tháng 4 năm 2021, Hans Enoksen được bầu làm chủ tịch Nghị viện.[4][5]

Chủ tịch Nghị viện được thủ tướng Greenland đề cử sau cuộc bầu cử Nghị viện và được các thành viên Nghị viện phê chuẩn. Chủ tịch Nghị viện bổ nhiệm bốn phó chủ tịch.[6]

Thành phần các khóa Nghị viện Greenland

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “What is Inatsisartut”. ina.gl. Parliament of Greenland. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ “About the Greenlandic Parliament”. inatsisartut.gl. The Greenlandic Parliament. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ Benedikter, Thomas (19 tháng 6 năm 2006). “The working autonomies in Europe”. Society for Threatened Peoples. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2019. Denmark has established very specific territorial autonomies with its two island territories
  4. ^ “Her er Mútes Naalakkersuisut”. Sermitsiaq.AG (bằng tiếng Đan Mạch). 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ “Múte Egede er ny formand for Naalakkersuisut”. KNR (bằng tiếng Đan Mạch). Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ “The Presidency of Inatsisartut”. inatsisartut.gl. The Greenlandic Parliament. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]