Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ
Nghĩa Hiệp
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Nghĩa Hiệp | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Hưng Yên | |
Huyện | Yên Mỹ | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°55′44″B 106°2′48″Đ / 20,92889°B 106,04667°Đ | ||
| ||
Diện tích | 3,23 km²[1] | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 6.549 người[1] | |
Mật độ | 2.030 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 12058[2] | |
Nghĩa Hiệp là một xã thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Nghĩa Hiệp có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Liêu Xá
- Phía tây giáp xã Giai Phạm
- Phía nam giáp xã Ngọc Long
- Phía bắc giáp thị xã Mỹ Hào.
Xã Nghĩa Hiệp có diện tích 3,23 km², dân số năm 2019 là 6.549 người[1], mật độ dân số đạt 2.030 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Nghĩa Hiệp được chia thành 3 thôn: Thanh Xá, Yên Lão, Yên Thổ.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ ngày 1 tháng 12 năm 2024 xã nghĩa hiệp xác nhập với xã Giai Phạm thành lập xã Nguyễn Văn Linh.
Trước đây, xã Nghĩa Hiệp thuộc huyện Mỹ Văn cũ.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[3] về việc chuyển xã Nghĩa Hiệp thuộc huyện Mỹ Văn cũ về huyện Yên Mỹ mới tái lập quản lý.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Nghĩa Hiệp ngày nay trùng với làng cổ Liêu Xuyên xưa nơi có chiều sâu về văn hóa. Xã cũng là quê hương của trạng nguyên Đỗ Thế Diên và tể tướng Phạm Công Trứ. Ở Nghĩa Hiệp có nhiều di tích có giá trị về văn hóa lịch sử trong đó có di tích đình, chùa Thanh Xá, đền thờ Phạm Công Trứ, lăng mộ Phạm Công Trứ là những di tích đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Nghĩa Hiệp:
- Quốc lộ 39: đi Mỹ Hào, Khoái Châu, Triều Dương, Hưng Hà, Thái Bình...
- Tỉnh lộ 380: đi Cầu Treo, Liêu Xá, phố Nối, Văn Lâm, Cầu Gáy...
- Hệ thống xe buýt 205.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Nghĩa Hiệp ngoài sản xuất nông nghiệp còn kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Về nghề thủ công xã có nghề làm mũ cối. Ở xã Nghĩa Hiệp và lân cận có nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động xã và từ địa phương khác. Ngành dịch vụ đa dạng như cho thuê nhà trọ, kinh doanh hàng gia dụng, sinh hoạt, thực phẩm khá phát triển.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.