Bước tới nội dung

Nghĩa An, Nam Trực

Nghĩa An
Xã Nghĩa An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnNam Trực
Địa lý
Tọa độ: 20°22′52″B 106°10′13″Đ / 20,380973°B 106,17034°Đ / 20.380973; 106.170340
Nghĩa An trên bản đồ Việt Nam
Nghĩa An
Nghĩa An
Vị trí xã Nghĩa An trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính13975[1]

Nghĩa An là một xã thuộc huyên Nam Trực, tỉnh Nam Định

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Là sự hợp nhất của 2 xã cũ: Nam An và Nam Nghĩa vào năm 1978
  • Xã Nam An được tách ra từ huyện Mỹ Lộc năm 1953 (trước có tên là Mỹ An)

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phía Bắc giáp xã Nam Vân
  • Phía Đông giáp xã Nam Vân và Nam Cường
  • Phía Nam giáp thị trấn Nam Giang
  • Phía Tây giáp Sông Đào

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Các làng:

  • An Tùy (Bái Thượng ngoài)
  • An Lá
  • Trại Bái
  • Đại An (gồm các xóm 13, 14, 15, 16)
  • Vân Đồn
  • Bái Thượng
  • Bái Trung
  • Bái Hạ (Bái Trạch hạ): xóm Bình Định, bến đình, điện nam, cống, chùa, Quang Trung, Đài Loan, Cầu Đông

Chia ra các xóm từ 1-24

Di tích lịch sử - văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền Cả An Lá: là di tích quốc gia, đền thờ Nguyễn Tấn, một vị tướng nhà Đinh thế kỷ X, có công dẹp sứ quân Kiều Công Hãn và phá thành Bình Kiều, được vua Đinh Bộ Lĩnh phong là Thượng tướng quân. Đền An Lá là một trong những ngôi đền có niên đại sớm và là một công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử văn hóa thờ người có công lớn trong việc mở mang và phát triển làng An Lá.
  • Đền Bái Hạ thờ đức thánh Triệu Quang Phục và đã được xếp hạng di tích.Lễ hội tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch 3 năm 1 lần.
  • Đình phủ Đại An
  • Chùa Vân Đồn
  • Đền Tây: đền thờ Thủy Hải Đại vương thời Hùng Vương. Đền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII -XVIII với kiến trúc theo kiểu tiền nhất, hậu đinh. Lễ hội đền Tây được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]