Bước tới nội dung

Ngữ pháp tiếng Ireland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngữ pháp tiếng Ireland là tập hợp các quy tắc sử dụng của tiếng Ireland. Về mặt hình thái, tiếng Ireland có một số đặc điểm đặc trưng của ngữ hệ Ấn-Âu. Danh từ được biến cách theo sốcách, và động từ được chia theo ngôi và số. Danh từ chia thành giống đực và giống cái. Các đặc điểm khác của hình thái tiếng Ireland tuy đặc trưng cho nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo nhưng lại xa lạ đối với các ngôn ngữ Ấn-Âu khác, ví dụ như giới từ có biến cách hay biến tính phụ âm đầu. Cú pháp tiếng Ireland cũng khác các ngôn ngữ Ấn-Âu khác do sử dụng trật tự từ động-chủ-vị.[1]

Tiếng Ireland sử dụng trật tự từ động từ-chủ ngữ-vị ngữ.

Ví dụ: "Anh ta đã đánh tôi" - Bhuail sé hé.

Bhuail
đánh (thì quá khứ) anh ta (chủ ngữ) tôi (tân ngữ)

Tiếng Ireland có phân biệt giữa từ liên hệ (an chopail) is (đều là "to be" trong tiếng Anh và không có từ tuơng ứng trong tiếng Việt). Is thể hiện một đặc điểm hay trạng thái cố định, còn thể hiện tính nhất thời. Điều này tuơng tự với động từ serestar trong tiếng Tây Ban Nhatiếng Bồ Đào Nha: is lần lượt tuơng đồng với esestá (dạng chia ở ngôi thứ ba, số ít, thức chỉ định của lần lượt serestar).

Ví dụ:

  • Is fear é: Anh ấy là đàn ông.
  • Is duine fuar é: Anh ấy lạnh lùng.
  • Is duine maith é: Anh ấy tốt bụng.
  • Tá sé fuar: Anh ấy bị lạnh.
  • Tá sé ina chodladh: Anh ấy đang ngủ.
  • Tá sé go maith: Anh ấy ổn.

Danh từ tiếng Ireland biến tố theo 4 cách là ainmneach (cách chủ ngữ & cách bổ ngữ), gairmeach (cách xưng hô), ginideach (cách sở hữu), tabharthach (cách giới từ). Cách giới từ cũng gọi là tặng cách.

Danh từ tiếng Ireland chia thành giống đực và giống cái. Ở một mức độ nhất định thì giống danh từ có thể xác định qua đuôi từ, ví dụ -án-ín cho giống đực và -óg cho giống cái. Tiếng Ireland đã từng có giống trung nhưng nay đã mất, chỉ còn gặp ở một vài tên địa lý.

Mạo từ

[sửa | sửa mã nguồn]
Mạo từ xác định
Mạo từ Số ít Số nhiều
Giống đực Giống cái
Cách chủ ngữ anT anL naH
Cách sở hữu anL naH naE
Cách giới từ an1 an2 naH

Tiếng Ireland có hai mạo từ xác định: anna. An có thể khiến cho danh từ theo sau bị nhược hóa hoặc mũi hóa. Na cũng có thể gây ra hiện tượng mũi hóa; trường hợp duy nhất mà na có thể nhược hóa là ở dạng số ít cách sở hữu của céad "đầu tiên".

Tên các quốc gia ở cách chủ ngữ thường có mạo từ xác định: An Fhrainc "Pháp", an Bhrasaíl "Brazil", an tSeapáin "Nhật Bản". Các ngoại lệ bao gồm Éire "Ireland", Albain "Scotland" and Sasana "Anh".

Khi hai danh từ xác định hình thành cấu trúc sở hữu cách (X của Y) thì chỉ có danh ngữ nào ở sở hữu cách mới dùng mạo từ xác định. Ví dụ, dùng Áras an Uachtaráin "tư dinh của Tổng thống" chứ không dùng an tÁras an Uachtaráin.

Tiếng Ireland không có mạo từ không xác định.

Tính từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ luôn đứng sau danh từ, biến tố theo cách, số và giống của danh từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • An cailín beag "Cô gái nhỏ" - giống đực, số ít, cách chủ ngữ
  • An bhean bhocht "Người đàn bà nghèo" - giống cái, số ít, cách chủ ngữ
  • Na buachaillí óga "Những cậu trai trẻ" - giống đực, số nhiều, cách chủ ngữ

Tính từ có hai hình thái là thể cơ bản (bunchéim) và thể so sánh (breischéim). Không có thể so sánh hơn nhất riêng mà khi so sánh hơn nhất người ta bổ nghĩa danh từ bằng một mệnh đề quan hệ với tính từ ở thể so sánh.

Trạng từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trạng từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ và trạng từ khác.

Trạng từ có thể được tạo thành bằng cách thêm go vào trước tính từ, hoặc go + h- nếu tính từ bắt đầu bằng nguyên âm, ví dụ như mall (chậm) trở thành go mall, tapaigh (nhanh, vội) trở thành go tapaigh, áirithe (đặc biệt, cụ thể) trở thành go háirithe, vân vân.

Cũng có thể tạo trạng từ bằng cách thêm giới từ vào trước danh từ, ví dụ: ar bith, de ghnáth, faoi dheireadh.

Ngoài ra, còn có các kiểu trạng từ khác không tạo bằng hai cách trên như các trạng từ chỉ thời gian (uaireanta, anois, cheana), chỉ nơi chốn (ann, abhaile, amuigh), chỉ sự nghi vấn (cathain, conas, ), chỉ sự phủ định (, nach, nar), và các trạng từ khác như áfach, chomh maith, ach oiread.

Động từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dạng chia động từ gồm có thì hiện tại (gồm thể thông thường và thể thường xuyên), thì quá khứ (gồm thể thông thường, thể thường xuyên và thể hoàn thành), thì tuơng lai (chỉ có một thể duy nhất). Mỗi dạng này còn được chia theo 4 thức (thức chỉ định, thức mệnh lệnh, thức điều kiện, thức giả định) và 2 giọng (chủ động và bị động).

Đa phần động từ là động từ có quy tắc; các động từ này ở thì hiện tại có dạng ngữ pháp giống nhau ở thể thông thường và thể thường xuyên. Ngoài ra, tiếng Ireland có 11 động từ bất quy tắc, đó là (động từ liên hệ, như to be trong tiếng Anh), déan (làm), clois/cluin (nghe), feic (thấy), abair (nói), ith (ăn), téigh (đi), tar (đến), tabhair (cho), faigh (nhận), beir (mang). Trong đó, là động từ duy nhất có hai dạng khác nhau cho thể thông thường và thể thường xuyên của thì hiện tại.[2]

Đại từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ nhân xưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ nhân xưng tiếng Ireland không biến đổi theo cách, thay vào đó chia ra thành đại từ thường và đại từ nhấn mạnh, trong mỗi loại lại chia thêm thành đại từ đơn độc và đại từ liên kết.

Khác với nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng Ireland không phân biệt giữa ngôi thứ hai trang trọng và ngôi thứ hai thông tục.

Đại từ nhân xưng tiếng Ireland
Đại từ thường Số ít Số nhiều
Liên kết Đơn độc Liên kết Đơn độc
Ngôi thứ nhất (muid) muid, sinn
Ngôi thứ hai thú sibh
Ngôi thứ ba Giống đực é siad iad
Giống cái í
Đaị từ nhấn mạnh Số ít Số nhiều
Liên kết Đơn độc Liên kết Đơn độc
Ngôi thứ nhất mise muidne, sinne
Ngôi thứ hai tusa thusa sibhse
Ngôi thứ ba Giống đực seisean eisean siadsan iadsan
Giống cái sise ise

Đại từ liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Trật tự từ cơ bản của tiếng Ireland là động-chủ-tân (V-S-O). Dạng đại từ liên kết được sử dụng nếu như đối tượng được nhắc tới là chủ ngữ đứng ngay sau động từ.

Đại từ đơn độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu đối tượng được nhắc đến bằng đại từ không phải là chủ ngữ hoặc là chủ ngữ nhưng không đứng liền với động từ thì phải dùng dạng đại từ đơn độc.

Đại từ nhấn mạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Như tên gọi, đại từ nhấn mạnh dùng để nhấn mạnh vào đối tượng được nhắc tới. Ví dụ: "tôi" > mise "chính tôi". Ngoài ra, có thể tạo đại từ nhấn mạnh bằng cách thêm féin sau đại từ thường; đại từ tạo theo cách này ngoài có vai trò nhấn mạnh còn có chức năng của đại từ phản thân. Ví dụ: Rinne mé féin é "Tự tôi đã làm cái đó".

Đại từ giới ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đại từ được dùng làm tân ngữ của giới từ thì giới từ và đại từ đó có thể kết hợp thành đại từ giới ngữ. Đại từ giới ngữ cũng có thể thường và thể nhấn mạnh.

Bảng đại từ giới ngữ
Đại từ giới ngữ Số ít Số nhiều
Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba
Giống đực Giống cái
ag "ở, tại" Thường agam agat aige aici againn agaibh acu
Nhấn mạnh agamsa agatsa aigesean aicise againne agaibhse acusan
ar "trên" Thường orm ort air uirthi orainn oraibh orthu
Nhấn mạnh ormsa ortsa airsean uirthise orainne oraibhse orthusan
as "ra khỏi" Thường asam asat as aisti asainn asaibh astu
Nhấn mạnh asamsa asatsa as-san aistise asainne asaibhse astusan
chuig/ chun "hướng về" Thường chugam chugat chuige chuici chugainn chugaibh chucu
Nhấn mạnh chugamsa chugatsa chuigesean chuicise chugainne chugaibhse chucusan
de "đến từ" Thường díom díot de di dínn díbh díobh
Nhấn mạnh díomsa díotsa desean dise dínne díbhse díobhsan
do "dành cho" Thường dom duit di dúinn daoibh dóibh
Nhấn mạnh domsa duitse dósan dise dúinne daoibhse dóibhsean
faoi "xung quanh, dưới" Thường fúm fút faoi fúithi fúinn fúibh fúthu
Nhấn mạnh fúmsa fútsa faoisean fúithise fúinne fúibhse fúthusan
i "trong" Thường ionam ionat ann inti ionainn ionaibh iontu
Nhấn mạnh ionamsa ionatsa annsan intise ionainne ionaibhse iontusan
idir "giữa" Thường eadrainn eadraibh eatarthu
Nhấn mạnh eadrainne eadraibhse eatarthusan
le "với" Thường liom leat leis léi linn libh leo
Nhấn mạnh liomsa leatsa leisean léise linne libhse leosan
ó "kể từ" Thường uaim uait uaidh uaithi uainn uaibh uathu
Nhấn mạnh uaimse uaitse uaidhsean uaithise uainne uaibhse uathusan
roimh "trước" Thường romham romhat roimhe roimpi romhainn romhaibh romhu
Nhấn mạnh romhamsa romhatsa roimhesean roimpise romhainne romhaibhse romhusan
thar "qua, vượt qua" Thường tharam tharat thairis thairsti thairainn tharaibh tharstu
Nhấn mạnh tharamsa tharatsa thairisean thairstise thairainne tharaibhse tharstusan
trí "xuyên qua" Thường tríom tríot tríd tríthi trínn tríbh tríothu
Nhấn mạnh tríomsa tríotsa trídsean tríthise trínne tríbhse tríothusan
um "vòng qua" Thường umam umat uime uimpi umainn umaibh umpu
Nhấn mạnh umamsa umatsa uimesean uimpise umainne umaibhse umpusan
Số trong tiếng Ireland
Số Số đếm Số thứ tự
Số đơn độc Số liên kết
Cho vật Cho người
0 náid
1 a haon (aon)...amháin céad
2 a dó dhá beirt dara
3 a trí trí triúr tríú
4 a ceathair ceithre ceathrar ceathrú
5 a cúig cúig cúigear cúigiú
6 a sé seisear séú
7 a seacht seacht seachtar seachtú
8 a hocht ocht ochtar ochtú
9 a naoi naoi naonúr naoú
10 a deich deich deichniúr deichiú
11 a haon déag aon...déag aon...déag aonú...déag
12 a dó dhéag dhá...déag dáréag dóú...déag
20 fiche fiche fichiú
21 fiche a haon ...'s fiche aonú...'s fiche
22 fiche a dó dhá ...'s fiche dóú...'s fiche
30 tríocha tríocha tríochadú
40 daichead daichead daicheadú
50 caoga caoga caogadú
60 seasca seasca seascadú
70 seachtó seachtó seachtódú
80 ochtó ochtó ochtódú
90 nócha nócha nóchadú
100 céad céad céadú
1000 míle

Tiếng Ireland có ba loại số đếm: số đơn độc, số liên kết chỉ người, số liên kết chỉ vật.

Số đơn độc được dùng trong số học, chỉ giờ hoặc đứng sau danh từ như trong các cụm bus a trí déag "xe buýt số 13" hay seomra a dó "phòng 2".

Số liên kết được dùng để đếm và chia ra hai loại là chỉ người và chỉ vật.

Số liên kết chỉ người cũng có thể được dùng như đại từ thay thế cho danh từ chỉ người, riêng với số một thì dùng từ duine "người", ví dụ như trong câu cúigear páistí agam; tá duine acu breoite. "Tôi có năm đứa con, có một bị ốm."

Một đặc tính quan trọng của ngữ âm tiếng Ireland đó là ngoại trừ /h/ thì tất cả phụ âm đều chia thành phụ âm "rộng" (thực chất là phụ âm mạc hóa do có thêm vị trí cấu âm phụ ở ngạc mềm) và phụ âm "hẹp" (thực chất là phụ âm vòm hóa do có thêm vị trí cấu âm phụ ở ngạc cứng).

Bảng phụ âm
Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Họng
Đôi môi Môi ngạc Môi răng Răng Lợi Sau lợi Ngạc cứng Ngạc mềm
rộng hẹp rộng rộng hẹp rộng rộng hẹp hẹp hẹp rộng
Tắc vô thanh t̪ˠ c k
hữu thanh d̪ˠ ɟ ɡ
Xát/Tắc-xát vô thanh ʃ ç x h
hữu thanh w j ɣ
Mũi n̪ˠ ɲ ŋ
Vỗ ɾˠ ɾʲ
Bên l̪ˠ

Có 11 nguyên âm đơn, trong đó nguyên âm schwa /ə/ chỉ có thể ở vị trí không có trọng âm. Có bốn nguyên âm đôi: /iə/, /uə/, /əi/, /əu/.

Bảng nguyên âm đơn
Trước Giữa Sau
Đóng
Gần đóng ɪ ʊ
Nửa đóng
Vừa ə
Nửa mở ɛ ɔ
Mở a ɑː

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Encyclopedia of linguistics. Philipp Strazny. New York: Fitzroy Dearborn. 2005. ISBN 0-203-31920-6. OCLC 666922750.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  2. ^ “Gramadach na Gaeilge”. www.nualeargais.ie. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]