Người Sán Dìu
Khu vực có số dân đáng kể | |
---|---|
Bắc Bộ Và Tây Nguyên Việt Nam | |
Ngôn ngữ | |
Tiếng Sán Dìu, Tiếng Việt | |
Tôn giáo | |
Chủ yếu là Phật giáo tiểu thừa với Đạo giáo, một ít theo Kitô giáo |
Người Sán Dìu (hoặc Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quan cốc, San Déo Nhín, tiếng Trung: 山由族; bính âm: Shān yóu zú; Việt bính: saan1 jau4 zuk6; Hán Việt: Sơn Dao tộc)[1] là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam[2] sinh sống trên địa bàn miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh...
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Dân tộc Sán Dìu là một dân tộc ít người di cư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam từ những năm 1600.[3] Đây là thời kỳ chuyển giao nhà Minh sang nhà Thanh trị vì ở Trung Quốc. Có thể do sự xua đuổi của người Mãn, chính quyền quân sự nhà Thanh nên người Sán Dìu bỏ chạy, di cư đến Việt Nam nhằm bảo toàn tính mạng, huyết thống.[cần dẫn nguồn]
Ngôn Ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu nói tiếng Sán Dìu (một phương ngữ tiếng Quảng Đông kết hợp nhiều yếu tố tiếng Xa) và sử dụng chữ Hán, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng, tuy nhiên người Sán Dìu được chính phủ Việt Nam phân loại là dân tộc riêng chứ không thuộc nhóm người Hoa.[2][4]
Số lượng
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu có dân số là 183.004 người năm 2019,[5] 146.821 người năm 2009,[6] 126.237 người năm 1999.[7]
Địa bàn cư trú
[sửa | sửa mã nguồn]Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương (tổng cộng khoảng 97%). Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 183.004 người, có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Dìu cư trú tập trung tại các tỉnh:
- Thái Nguyên (56.477 người, chiếm 30,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam),
- Vĩnh Phúc (46.222 người, chiếm 25,1% tổng số người Sán Dìu tại Việt Nam),
- Bắc Giang (33.846 người),
- Quảng Ninh (20.669 người),
- Tuyên Quang (15.440 người),
- Hải Dương (1.830 người)
Các đặc điểm cơ bản
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ chức cộng đồng
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ.
Nhà cửa
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ở truyền thống của người Sán Dìu là nhà đất rất đơn giản. Ngày nay, người Sán Dìu đã làm nhà hiện đại và cầu kỳ hơn.
Trang phục
[sửa | sửa mã nguồn]Phụ nữ Sán Dìu thường mặc váy và chiếc váy của người Sán Dìu là một trong những nét độc đáo mang tính riêng biệt của dân tộc. Váy màu đen, không khâu, gồm 2 hoặc 4 mảnh đính trên 1 cạp. Phụ nữ Sán Dìu thường quấn xà cạp bằng vải màu trắng hoặc màu nâu. Đồng bào hay đi dép quai ngang và guốc gộc. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ Sán Dìu cũng mặc quần, áo sơ mi và đi dép nhựa, giày da, giày vải như người Kinh. Trang sức của người Sán Dìu có vòng tay, vòng cổ, khuyên tai bạc.
Cưới xin
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu có cách xem tuổi dựa theo thuyết ngũ hành. Nếu so tuổi thấy hợp, ông mối sẽ báo cho nhà gái biết việc xem lá số đã thành công bằng một lễ nhỏ gồm nải chuối, 10 lá trầu, 10 quả cau. Sau 10 ngày, nếu nhà gái không đồng ý sẽ đem lễ vật đến trả nhà trai, nếu đồng ý sẽ không có ý kiến gì. Từ đó, đôi trai gái có thể tự do đi lại tìm hiểu nhau. Đây cũng là thời gian để ông mối thông báo, hỏi ý kiến nhà gái về cuộc hôn nhân và báo cho nhà trai biết để chuẩn bị lễ ăn hỏi.
Lễ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra trong ba ngày. Trước ngày cưới từ 15 đến 20 ngày, chọn ngày tốt, nhà trai nhờ người chặt tre đan rọ lợn, lồng gà. Giáp ngày cưới (sênh ca chíu).
Hai gia đình đã sinh thành hai cháu trưởng thành. Sự tìm hiểu của hai cháu đã thuận tình và được nhờ tổ ấm của gia đình, sự vun đắp của hai họ, hai gia đình đã chọn được ngày lành tháng tốt tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu...
Đám cưới của người Sán Dìu không chỉ là sinh hoạt văn tinh thần, mà còn thể hiện tình cảm, đạo đức, lối sống, phép ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên...
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu chủ yếu làm ruộng nước, có phần nương, soi, bãi. Thêm vào đó còn có chăn nuôi, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi thả cá, làm gạch ngói, rèn, đan lát v.v.
Lên núi lấy măng, lấy giang ngâm bán hoặc ăn trong nhà. Ở nhà tự nuôi lợn, gà, vịt mổ thịt ăn cả gia đình, dòng họ.
Từ lâu đời, người Sán Dìu đã sáng tạo ra chiếc xe quệt (không cần bánh lăn) dùng trâu kéo để làm phương tiện vận chuyển. Hình thức gánh trên vai hầu như chỉ dùng cho việc đi chợ.
Ma chay
[sửa | sửa mã nguồn]Người Sán Dìu địa tang nhất táng thiên thu, khi người mất được chôn cất trong quan, ngoài quách; có cải táng hay bốc mộ chỉ khi phải di rời dành đất đó cho xây dựng công trình phúc lợi xã hội. Đến ngày Thanh Minh hàng năm thì tảo mộ. Lễ tảo mộ thường là cá và cơm nếp (các loại cá). Ngoài ra có thể là thịt lợn, gà luộc... Trong mỗi mộ phải có 1 bộ cờ dây (5 cờ) được làm từ giấy với đủ loại màu khác nhau. với những mộ của người là thầy cúng thì con hoặc cháu cắm thêm cờ tam giác.
Quan niệm người Sán Dìu khi có người mất đi xem thầy, được giờ thì chôn ngay trong ngày dù là tối hay khuya, không đợi con cháu về đông đủ để xem mặt như 1 số nơi thuộc tín ngưỡng khác.
Vừa tắt thở là người nhà, thầy sắp xếp đưa vào quan tài ngay. Quan tài có nắp đậy, không phải kính trong, con cháu về kịp vẫn có thể mở nắp quan tài vùng mặt người chết để xem mặt. Nguyên tắc không được để nước mắt rơi xuống mặt người mất. Nếu rơi xuống mặt thì người khóc kia khổ, kiểu hệ luỵ âm hồn người chết theo người này.
Trong gia đình thầy xem tuổi các con, ai không hợp tuổi thì có những giờ tránh mặt. Ngay cả đưa quan tài ra mộ. Chỉ con trai, con gái ngồi ở bàn thờ, quan tài, hoặc đưa quan tài ra nghĩa địa, hạ huyệt. Con dâu đưa ra rồi về ngay không ở lại. Đặc biệt các con không được mang dép lúc đưa quan tài. Con cháu thì đeo khăn tang trắng, chắc thì đeo khăn đỏ.
Thầy trong làng xem ngày để làm ma chay. Ngày ma chay đó 1 người con là phải mổ 1 con lợn hoặc trâu, bò làm ma chay. Làm lễ xong đầu heo để cho thầy cúng, cùng 1 số vật cúng khác ví dụ 1 con heo (80–90 kg trở lên), gà, bánh bén (làm bằng bột nếp, nhân vừng, đường), xôi,… tuỳ gia đình.
Đặc biệt kị mặc trang phục đỏ, từ quần áo đến giày trong tang gia. Con cháu đang công việc đột xuất về, đang mặc trang phục đỏ cũng yêu cầu bỏ ra hoặc thay rồi tiếp tục vào tang lễ.
Sau ma chay thì xem như người mất đã biết mình chết rồi, về với ông bà. Bàn thờ không thắp hương nữa. Mà đợi đến 100 ngày làm lễ. Giống giỗ. Trong 100 ngày này con cháu hạn chế ăn chơi, tiệc tùng, ăn mặc chưng diện.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ ca dân gian của người Sán Dìu phong phú, dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ (Soọng cô) rất phổ biến. Truyện kể - chủ yếu truyện thơ khá đặc sắc. Các điệu nhảy múa thường xuất hiện trong đám ma. Nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt cũng để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi dân tộc được họ ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co.
Trước đây trong các dịp lễ Tết, hội hè hoặc đi chơi xa, người đàn ông của dân tộc Sán Dìu thường mặc hai áo, áo trong màu trắng, áo ngoài màu đen. Đó là loại áo 5 thân, cổ áo cài khuy bên phải, áo dài quá gối, ống tay hẹp. Ngày nay trong dân tộc Sán Dìu, nam giới mặc quần áo giống hệt người Kinh với các kiểu quần Âu, áo sơ mi, đi giày da, dép nhựa...
Những người Sán Dìu có danh tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Sinh thời | Hoạt động |
---|---|---|
Đỗ Văn Chiến | 1962-... | Ủy viên BCH TW Đảng CSVN khóa 12-13, Bí thư TW Đảng khóa 13, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14-15, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (2016-2021), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2021-) quê xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang |
Lưu Đức Long | 1963-... | Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021), quê xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc |
Leo Thị Lịch | 1969-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, 14, 15 (2011-2026), quê xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang |
Lưu Thị Chi Lan | 1980-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, tỉnh Vĩnh Phúc |
Hứa Thị Hà | 1983-... | Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021), quê xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang |
Lưu Xuân Thủy | 1969-... | Vụ Trưởng Vụ Dân Tộc Thiểu Số, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, quê xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc |
Nguyễn Thành Trung | Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường ĐHY Thái Nguyên. Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dân tộc Sán Dìu
- ^ a b Các dân tộc Việt Nam Lưu trữ 2018-06-22 tại Wayback Machine. Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, 2012. Truy cập 01/04/2018.
- ^ https://vietnamnet.vn/en/your-vietnam/san-diu-ethnic-people-in-vietnam-599371.html.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam - Người Sán Dìu Lưu trữ 2020-07-22 tại Wayback Machine. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, 2012. Truy cập 01/04/2018.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênDso2019
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
- ^ Điều tra dân số 1999, tập tin 34.DS99.xls
Tiếng Việt
- Các dân tộc ít người ở Việt Nam.. Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 1978. "Dân tộc Hoa": trang 388-395
Tiếng Anh
- Grant Evants (2000). Where China meets Southeast Asia: Social & Cultural Change in the Border Region.. Palgrave Macmillan. ISBN 9780312236342. Chapter 13: Cross-Border Categories: Ethnic Chinese and the Sino-Vietnamese Border at Mong Cai