Bước tới nội dung

Người Philippines ở nước ngoài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Philippines ở nước ngoài
Khu vực có số dân đáng kể
 Hoa Kỳ3,416,840[1][2]
 Ả Rập Xê Út1,159,003
 Malaysia900,000
 UAE609,704
 Canada436,190
 Nhật Bản350,972
 Úc336,140
 Qatar263,980
 Tây Ban Nha241,268
 Anh Quốc200,987
 México200,000
 Hồng Kông168,550
 Singapore163,090
 Kuwait155,744
 Ý119,508
 Đài Loan94,283
 Hàn Quốc81,395
 Đức55,309
 Hy Lạp51,656
 Bahrain50,695
 Pháp50,013
 Oman41,000
 Israel39,002
 Jordan32,896
 Liban31,348
 Áo29,824
 New Zealand27,139
 Libya23,713
 Guam23,563
 Thụy Sĩ22,431
 Na Uy20,683
 Síp20,284
20,063
 Hà Lan19,807
Ngôn ngữ
tiếng Philippines, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ tại đất nước định cư.
Tôn giáo
Hầu hết đạo Cơ đốc, một phần nhỏ theo đạo Hồi, đạo Phật, ngoại giáo, vô thần, và các tôn giáo khác.
Sắc tộc có liên quan
người Philippines

Người Philippines sống ở nước ngoài là những người có gốc Philippines sống ở ngoài lãnh thổ Philippines. Khái niệm này dùng cho cả những công dân của một quốc gia khác có gốc Philippines cũng như công dân Philippines tạm thời sống ở nước ngoài.

Hầu hết người Philippines di cư ra nước ngoài là để tìm việc làm và hỗ trợ gia đình họ ở Philippines. Chính vì lý do di cư này mà tại nhiều nước có những cộng đồng đáng kể người Philippines.

Thông thường, những người này được gọi là người lao động Philippines ở nước ngoài (Overseas Filipino Workers - OFWs). "Người Philippines toàn cầu" ("Global Filipino") là một thuật ngữ mới xuất hiện nhưng ít được sử dụng rộng rãi.

Cựu tổng thống Philippines Gloria Macapagal-Arroyo đã sử dụng thuật ngữ "nhà đầu tư Philippines hải ngoại" ("Overseas Filipino Investor" - OFI) để chỉ các kiều dân Philippines đóng góp cho kinh tế Philippines thông qua kiều hối, mua bất động sản và thành lập doanh nghiệp trên quê hương.[3]

Có khoảng 9,5 đến 12,5 triệu người Philippines sống ở nước ngoài, chiếm khoảng 11% tổng dân số Philippines vào năm 2010[4][5].

Hằng năm có hơn 1 triệu người Philippines thử vận may bằng cách ra nước ngoài làm việc thông qua các công ty xuất khẩu lao động hoặc các con đường khác, bao gồm cả các hoạt động được chính phủ hỗ trợ. Một phần đáng kể trong số họ là phụ nữ, thường xin làm các công việc như người giúp việc (tại gia) và người phục vụ cá nhân (phục vụ người ốm, chăm sóc trẻ em,...). Những người khác thì nhập cư và trở thành công dân vĩnh viễn của quốc gia khác. Người Philippines ở nước ngoài thường làm các công việc như bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu, y tá, kế toán, chuyên gia máy tính, kỹ sư, kiến ​​trúc sư[6], nghệ sĩ, kĩ thuật viên, giáo viên, quân nhân, thuyền viên, nhất là ở Trung Đông.

Việc di cư như vậy gây ra một vấn đề tiêu cực: ngày càng nhiều người lao động lành nghề đảm nhận các công việc không cần kỹ năng, gây ra tình trạng chảy máu chất xám, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Hơn nữa, việc di cư như thế cũng có thể dẫn đến việc người lao động không được sử dụng hết khả năng, ví dụ, một bác sĩ khi ra nước ngoài lại được đào tạo lại để trở thành y tá.

Tác động kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiều hối do người Philippines làm việc ở nước ngoài gửi về đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia; năm 2005 lượng kiều hối gửi về là hơn 10 tỉ USD[7]. Philippines là nước nhận nhiều kiều hối thứ 4 trên thế giới, sau Ấn Độ, Trung QuốcMéxico. Lượng kiều hối này tương đương với 13,5% GDP của Philippines, lớn nhất trong 4 quốc gia trên. xét về tỉ lệ đóng góp trong nền kinh tế nội địa.

Các nước có đông người Philippines

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Úc, vào năm 2000 Úc cho biết có hơn 127.00 người Philippines hoặc người Úc gốc Philippines.[AUS]
  • Anh. Nhiều y tá và nhân viên chăm sóc (caregiver) đã nhập cư đến Anh vào những năm gần đây. Quốc đảo này đã đón chào 20.000 người Philippines là y tá hoặc các ngành nghề khác chỉ tính trong 5 năm trở lại đây. Anh là nhà của khoảng 200.000 người gốc Philippines. Nhiều thủy thủ gốc Philippines đã định cư tại những hải cảng của Anh trong khoảng thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Thậm chí Liverpool còn có một khu vực được gọi là Little Manila[8].
  • Mỹ. Mặc cho các vấn đề liên quan đến sắc tộc ở vùng tây bắc nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, phần lớn người Mỹ gốc Philippines ngày nay cảm thấy dễ dàng hòa nhập vào xã hội Mỹ, đã số họ thuộc tầng lớp trung lưu. Người Philippines cũng là cộng đồng người gốc Á lớn thứ 2 ở Mỹ. Tiếng Tagalog (ngôn ngữ chính của Philippines) là ngôn ngữ được nói nhiều thứ 5 trong cộng đồng phụ nữ Philippines ở Mỹ, đóng góp phần lớn trong số đó là cỡ chừng 4.000-6.000 phụ nữ tới Mỹ hằng năm bằng cách lấy chồng thông qua con đường hôn nhân đặt hàng (method of mail-order bride),[9], yêu qua mạng (internet courtship), hoặc đàn ông Mỹ du lịch đến Philippines và trực tiếp tìm vợ. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ước lượng có 4 triệu người Philippines ở Mỹ vào năm 2007[10].
  • Brazil.
  • Canada.
  • Hi Lạp.
  • Hồng Kông.
  • Ấn Độ.
  • Ý.
  • Iraq.
  • Ireland.
  • Nhật Bản.
  • Liban.
  • Malaysia.
  • México.
  • Trung Đông.
  • New Zealand.
  • Nigeria.
  • Na Uy.
  • Pakistan.
  • Singapore.
  • Hàn Quốc.
  • Tây Ban Nha.
  • Đài Loan.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Race Reporting for the Asian Population by Selected Categories: 2010”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ “American FactFinder”. Truy cập 13 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “Editorial — Overseas Filipino investors”. Philippines Today. 15 October – ngày 14 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ “Stock Estimate of Overseas Filipinos As of December 2010” (PDF). Philippine Overseas Employment Administration. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ Yvette Collymore (2003). “Rapid Population Growth, Crowded Cities Present Challenges in the Philippines”. Population Reference Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007. About 10 percent of the country's population, or nearly 8 million people, are overseas Filipino workers spread in 182 countries, according to PoPCOM. This does not include the estimated 3 million illegal migrants who work abroad.
  6. ^ “[Info-Bureau] FW: STATEMENT ON FILIPINO HOSTAGE”. GABRIELA Network USA. Philippine Women Centre of B.C — requoted by lists.ilps-news.com Mailing Lists. ngày 19 tháng 7 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ “Overseas Filipino Remittances”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ “Filipinos in Liverpool, Part 1”.
  9. ^ The "Mail-Order Bride" Industry and its Impact on U.S. Immigration Lưu trữ 2007-09-26 tại Wayback Machine, Robert J. Scholes
  10. ^ “Background Note: Philippines”. U.S. Department of State: Bureau of East Asian and Pacific Affairs. 2007. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2007. There are an estimated four million Americans of Filipino ancestry in the United States, and more than 250,000 American citizens in the Philippines.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu chung do chính phủ Philippines cung cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ các nguồn khác

[sửa | sửa mã nguồn]