Người Hazara
Tổng dân số | |
---|---|
7–8 triệu[1] | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Afghanistan | ~2.300.000 đến ~3.000.000 (7-9%)[2] |
Pakistan | 900.000. Ngoài ra, có khoảng ~ 40.000 công dân Afghanistan gốc Hazara tại Pakistan (2005)[3][4] |
Iran | 500.000[5] |
Châu Âu | 130.000[6] |
Úc | 18.000 (2014)[7] |
Canada | 4.300[8] |
Indonesia | 3.800[9] |
Ngôn ngữ | |
Phương ngữ Hazara/tiếng Dari (các dạng tiếng Ba Tư) | |
Tôn giáo | |
Chủ yếu theo Hồi giáo Shia (Twelver và Ismaili), với thiểu số theo Hồi giáo Sunni (xem người Hazara Aimaq)[10] | |
Sắc tộc có liên quan | |
Các dân tộc Turk, Người Mông Cổ |
Người Hazara (tiếng Ba Tư: هزاره, tiếng Hazaragi: آزره) là một dân tộc bản địa vùng Hazarajat miền trung Afghanistan, nói phương ngữ Hazara của tiếng Dari[11][12][13] (một dạng tiếng Ba Tư và là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Afghanistan).
Người Hazara đại đa số là tín đồ Hồi giáo Shia Twelver và là dân tộc đông người thứ ba tại Afghanistan.[14][15][16][17] Họ cũng là một dân tộc thiểu số đáng kể tại Pakistan, với dân số 500.000–900,000,[4][18] phần lớn sống ở vùng Quetta.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Babur, người thành lập Đế quốc Mughal vào đầu thế kỷ 16, ghi nhận cái tên Hazara trong tự truyện của ông, khi nhắc đến dân cư của Hazaristan, tọa lạc phía tây của vùng Kabulistan, phía bắc của Ghazna, và phía tây nam của Ghor.[19]
Một giả thuyết thường gặp là Hazara bắt nguồn từ từ "ngàn" (هزار hezār) trong tiếng Ba Tư. Đây có thể là một dịch ngữ từ ming (minggan) tiếng Mông Cổ, tức một đơn vị gồm 1.000 lính vào thời Thành Cát Tư Hãn.[20][21][22] Thời cổ, từ Hazar có lẽ từng được dùng thay thế với từ tiếng Mông Cổ và hay là tên của dân tộc.[23]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần nguồn gốc Nội Á của người Hazara—mà về mặt sử cảnh, là của người Đột Quyết (Turk) và người Mông Cổ—là không thể bị phủ nhận, thể hiện qua đặc trưng ngoại hình,[24] cấu trúc xương mặt cũng như một phần văn hóa và ngôn ngữ giống với của người Mông Cổ và Turk. Do đó, người Hazara, một cách rộng rãi và phổ biến,[25] được cho là có nguồn gốc Mông Cổ. Phân tích di truyền cũng cho thấy họ có tổ tiên Mông Cổ.[26]
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Người Hazara định cư ngoài Hazarajat (tức "xứ Hazara") đã tiếp nhận nền văn hóa của thành phố mà họ cư ngụ, và trong nhiều người hợp đã bị Pashtun hóa hay Ba Tư hóa. Truyền thống, người Hazara là nông dân vùng cao và ít đi lại, tại Hazarajat, họ đã lưu giữ nhiều phong tục và tập quán với những nét tương đồng với cư dân vùng Trung Á. Nhiều nhạc công Hazara giỏi chơi dambura, một loại đàn luýt. Người Hazara thường sống trong nhà hơn là lều.[27]
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Người Hazara ở Hazarajat (Hazaristan) nói phương ngữ Hazara,[13][28] một dạng tiếng Dari với một số đáng kể từ mượn gốc Turk và Mông Cổ.[29][30][31] Điểm khác biệt lớn giữa tiếng Dari chuẩn và phương ngữ Hazara là giọng[12] và số từ mượn gốc Mông Cổ ở phương ngữ Hazara.[13] Dù có những sự khác biệt trên, người nói phương ngữ Hazara vẫn có thể thông hiểu tiếng Dari chuẩn.[11]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ James B. Minahan (10 tháng 2 năm 2014). Ethnic Groups of North, East, and Central Asia: An Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 99. ISBN 9781610690188.
Due to a lack of census statistics, estimates of the total Hazara population range from five million to more than eight million.
- ^ “Afghanistan - Naval Postgraduate School”. my.NPS.edu. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.
- ^ Census of Afghans in Pakistan 2005, UNHCR Statistical Summary Report (retrieved ngày 14 tháng 8 năm 2016)
- ^ a b Yusuf, Imran (ngày 5 tháng 10 năm 2011). “Who are the Hazara?”. Tribune. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
- ^ Smyth, Phillip (ngày 3 tháng 6 năm 2014). “Iran's Afghan Shiite Fighters in Syria”. The Washington Institute for Near East Policy. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
- ^ Talib, Husayn (ngày 19 tháng 8 năm 2017). “Austria holds refugee talks as young Hazaras flee persecution to make 'dangerous' journey to Europe”. ABC News. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ Talib, Husayn (ngày 19 tháng 8 năm 2017). “The Hazaras of Dandenong”. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2015.
- ^ Số người Canada gốc gác từ Afghanistan ở Canada là 48.090 người.Ethnic origins, 2006 counts, for Canada Lưu trữ 2009-11-01 tại Wayback Machine
- ^ Afghan Hazaras' new life in Indonesia: Asylum-seeker community in West Java is large enough to easily man an eight-team Afghan football league, Al Jazeera, ngày 21 tháng 3 năm 2014, truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016
- ^ The Afghans, Their History and Culture, Religion Lưu trữ 2010-12-28 tại Wayback Machine
- ^ a b “Attitudes towards Hazaragi”. tr. 1–2. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b Schurmann, Franz (1962). The Mongols of Afghanistan: An Ethnography of the Moghôls and Related Peoples of Afghanistan. The Hague, Netherlands: Mouton. tr. 17. OCLC 401634.
- ^ a b c Kieffer, Charles M. HAZĀRA [iv. Hazāragi dialect]. Encyclopædia Iranica. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.
- ^ Dupree, L. (2006). AFGHANISTAN [iv. Ethnography] . Encyclopædia Iranica.
- ^ “Afghanistan: 31,822,848 (July 2014 est.) @ 9% (2014)”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
- ^ Hyder, Kamal (ngày 12 tháng 11 năm 2011). “Hazara community finds safe haven in Peshawar”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
- ^ “COUNTRY PROFILE: AFGHANISTAN” (PDF). Library of Congress Country Studies. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.
- ^ Malik Ayub Sumbal. “The Plight of the Hazaras in Pakistan”. The Diplomat. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.
- ^ Babur, Z. M. (1987). Babur-nama. Lahore. tr. 300, 207, 214, 218, 221, 251–53.
- ^ Schurmann, H. F. (1962). The Mon-gols of Afghanistan: An Ethnography of the Moghôls and Related Peoples of Afghanistan. La Haye. tr. 115.
- ^ Poladi, Hassan (1989). The Hazâras. Stockton. tr. 22.
- ^ Mousavi, Sayed Askar (1998). The Hazaras of Afghanistan [An Historical, Cultural, Economic and Political Study]. Richmond. tr. 23–25.
- ^ Khazeni, Arash; Monsutti, Alessandro; Kieffer, Charles M. (ngày 15 tháng 12 năm 2003). “HAZĀRA” . United States: Encyclopædia Iranica. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
- ^ Blunden, Jane (2014). Mongolia. Bradt Travel Guides. tr. 68.
- ^ Weiers, Michael (2003). Janhunen, Juha (biên tập). Moghol [The Mongolic Languages]. Routledge Language Family Series. 5. London: Routledge. tr. 248–264.
- ^ Hartl, Daniel L.; Jones, Elizabeth W. (2009). Genetics: Analysis of Genes and Genomes. tr. 262. ISBN 9780763758684.
- ^ Eastern and northern Asia Europe. Books.google.mn. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.
- ^ Mongols of Afghanistan: An Ethnography of the Moghôls and Related Peoples of Afghanistan Mouton, The Hague, Netherlands, page 17, OCLC 401634
- ^ “AFGHANISTAN iv. Ethnography”. L. Dupree . United States: Encyclopædia Iranica. ngày 15 tháng 12 năm 1983.
- ^ Malistani, A. H. Tariq and Gehring, Roman (compilers) (1993) Farhang-i ibtidal-i milli-i Hazarah: bi-inzimam-i tarjamah bih Farsi-i Ingilisi = Hazaragi – Dari/Persian- English: a preliminary glossary A. H. Tariq Malistani, Quetta, OCLC 33814814
- ^ Farhadi, A. G. Ravan (1955). Le persan parlé en Afghanistan: Grammaire du kâboli accompagnée d'un recuil de quatrains populaires de la région de Kâbol. Paris.