Người Bengal
বাঙালি | |
---|---|
Tổng dân số | |
k. 300 triệu[1][2] | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Bengal | |
Bangladesh | 163.187.000[3] |
Ấn Độ | 83.369.769[4] |
Pakistan | 2.000.000[5][6][7][8] |
Ả Rập Xê Út | 1.309.004[9] |
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất | 1.089.917[10] |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | 451.000[11] |
Qatar | 280.000[12] |
Hoa Kỳ | 257.740[13][14][a] |
Malaysia | 221.000[15] |
Kuwait | 200.000[16] |
Italy | 135.000[17] |
Singapore | 100.000[18] |
Bahrain | 97.115[19] |
Canada | 69.490[20] |
Úc | 54.566[21] |
Ngôn ngữ | |
Bengal | |
Tôn giáo | |
Hồi giáo – Bangladesh 89.8%, West Bengal 27.01%[22] Ấn Độ giáo – Tây Bengal 70.54%, Bangladesh 8.3% Phật giáo, Bahá'í giáo, Kitô giáo, vô thần và những đạo khác – 1%[23][24] | |
Các dân tộc Ấn-Arya khác |
Người Bengal (বাঙালি [baŋali])[25] là một dân tộc và nhóm sắc tộc Ấn-Arya[26] sinh sống tại vùng Bengal ở Nam Á, địa phận nay được chia ra làm Đông Bengal của Bangladesh và Tây Bengal của Ấn Độ. Họ sử dụng tiếng Bengal, một trong những đại diện ngôn ngữ phương đông lớn nhất của dòng ngữ hệ Ấn-Âu.
Người Bengal là nhóm sắc tộc lớn thứ ba thế giới và lớn nhất ở Bangladesh.[27] Ngoại trừ Bangladesh và Tây Bengal, số đông người Bengal cũng sinh sống tại bang Tripura của Ấn Độ, thung lũng Barak của bang Assam, và lãnh thổ liên bang quần đảo Andaman và Nicobar. Cộng đồng người Bengal toàn cầu (cộng đồng người Bangladesh và người Bengal Ấn Độ) có một số cộng đồng lớn thành lập tại Pakistan, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Ý.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Lịch sử cổ đại
[sửa | sửa mã nguồn]Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những vết tích của một nền văn minh thời đại đồ đồng đá 4,000 năm tuổi ở vùng Bengal lớn, và tin rằng những khám phá này là những dấu hiệu đầu tiên của sự định cư trong vùng.[28] Tuy nhiên, bằng chứng của những cư dân thời đại đồ đá cũ già hơn đã được phát hiện dưới dạng một dụng cụ bằng đá và một chiếc rìu đá tại hai quận Rangamati và Feni của Bangladesh.[29] Nguồn gốc của từ Bangla ~ Bengal hiện vẫn chưa rõ, nhưng người ta tin rằng nó nguồn gốc từ một bộ lạc tên là Bang định cư trong khu vực vào khoảng năm 1000 trước Công Nguyên.[30]
Một trong những mối liên hệ nước ngoài sớm nhất đến Bengal là việc đề cập đến một vùng đất bị cai trị bởi nhà vua Xandrammes có tên là Gangaridai bởi người Hi Lạp vào khoảng năm 100 trước Công Nguyên. Từ này được suy đoán từ Gangahrd ('Đất mẹ với Sông Hằng trong trái tim') liên quan đến một khu vực tại Bengal.[31]
Trung Đại
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong những vị vua độc lập đầu tiên của Bengal là Shashanka, trị vì vào khoảng đầu thế kỉ 7.[32] Sau một quãng thời gian không có ai trị vì, Gopala I là người lên nắm quyền năm 750. Ông đã thành lập Đế quốc Pala của tín đồ Đạo Phật Bengal để cai trị vùng trong bốn trăm năm, và mở rộng ra khắp vùng Nam Á: từ Assam ở đông bắc đến Kabul ở phía Tây và Andhra Pradesh ở phía Nam.[33] A-đề-sa là một nhà giáo đạo Phật nổi tiếng của Bengal đã phục vụ cho sự phục hồi của Đạo Phật ở Tibet và cũng giữ chức viện phụ tại trường đại học Vikramashila. Tipola cũng là người đến từ vùng Bengal.
Đế quốc Pala có mối quan hệ tốt với đế quốc Srivijaya, Thổ Phồn và nhà Abbas. Đạo Hồi lần đầu xuất hiện tại Bengal vào thời Pala, do sự phát triển hợp tác thương mại giữa Bengal và Trung Đông.[34] Kế sau triều đại Pala là thời gian trị vì ngắn hơn của triều đại Hindu Sena. Đạo hồi được giới thiệu đến Bengal vào thế kỉ 12 bởi những người truyền Sufi giáo. Những cuộc chinh phạt của người Hồi giáo sau này đã giúp đưa đạo Hồi đi sâu vào tín ngưỡng của vùng.[35]
Thời Mughal
[sửa | sửa mã nguồn]Đế quốc Mughal lên cai trị Bengal vào thế kỉ 16. Tướng Mughal Man Singh đã xâm lược hầu hết các vùng của Bengal, bao gồm cả Dhaka trong thời gian hoàng đế Akbar trị vì. Một vài bộ lạc Rajput từ quân đội của ông đã định cư vĩnh viễn tại Dhaka và những vùng đất xung quanh. Vào đầu thế kỉ 17, Islam Khan I đã chinh phạt toàn bộ vùng Bengal. Tỉnh Bengal Subah dưới triều đại Mughal là tiểu bang giàu có nhất tại tiểu lục địa. Thương mại và giàu có của Bengal đã gây ấn tượng với người Mughal đến nỗi nó được các vị hoàng đế Mughal mô tả là "Thiên đường của những quốc gia".[36]
Dưới thời Mughal, Bengal là trung tâm của người Hồi giáo toàn cầu về lụa và ngọc trai.[37] Trong thời Mughal, trung tâm sản xuất bông quan trọng nhất là Bengal, đặc biệt là xung quanh thủ phủ Dhaka, khiến người Hồi giáo gọi là "daka" ở những thị trường xa xôi như Trung Á.[38] Ở trong nước, phần lớn Ấn Độ phụ thuộc vào sản phẩm của Bengal như gạo, tơ lụa và hàng dệt bông. Ở nước ngoài, các nước châu Âu cũng phụ thuộc vào sản phẩm của Bengal như hàng dệt bông, tơ lụa và thuốc phiện; Bengal chiếm 40% sản phẩm nhập khẩu của người Hà Lan từ châu Á, chẳng hạn như hơn 50% hàng dệt và 80% tơ lụa.[39]
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực Bengal là phong cách ẩm thực có nguồn gốc tại Bengal, một vùng ở Nam Á và nay nằm ở giữa Bangladesh và Tây Bengal. Một vài vùng của Ấn Độ như Tripura, Shillong và vùng thung lũng Barak ở Assam cũng có đông người Bengal sinh sống và chia sẻ nhau về ẩm thực. Với món ăn mạnh về cá, rau và sữa phục vụ với gạo làm món ăn chính, ẩm thực Bengal còn được biết tới với hương vị tinh tế và sự phổ biến của bánh kẹo và món tráng miệng.
Lễ hội
[sửa | sửa mã nguồn]Người Bengal tổ chức các ngày lễ lớn của tín ngưỡng Hồi giáo và Hindu. Đối với Đạo hồi, có ba ngày lễ là Eid-ul-Azha, Eid-ul-Fitr và Muharram. Mặc dù người theo đạo Hindu ở Bengal tham gia Holi, Diwali và những lễ hội tôn giáo quan trọng khác, Durga Puja vẫn là lễ hội lớn và quan trọng nhất đối với họ. Để dành tặng cho Thần Durga, một biểu tượng của Shakti, các lễ hội kéo dài trong năm ngày. Vài tháng trước lễ hội, những hình tượng đất sét đặc biệt của Durga và con Thần đã được làm sẵn.
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Bengal hay tiếng Bangla là ngôn ngữ có nguồn gốc từ vùng Bengal, bao gồm Bangladesh ngày nay và các bang khác của Ấn Độ như Tây Bengal, Tripura và Assam phía Nam. Nó được viết bằng chữ Bengal. Với khoảng 250 triệu người bản địa và tổng cộng 300 triệu người sử dụng trên toàn cầu, tiếng Bengal là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất, xếp thứ bảy thế giới.[40][41] Quốc ca Bangladesh, quốc ca Ấn Độ, quốc ca Sri Lanka và một bài quốc ca khác của Ấn Độ đều lần đầu sáng tác bằng tiếng Bengal.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Includes Bangladeshi Americans, Americans of Bangladeshi descent and Bengali Indian Americans, Americans of Indian descent whose ancestral origins are in West Bengal, the Barak Valley and Tripura
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “General Assembly hears appeal for Bangla to be made an official UN language”. United Nations. ngày 27 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Countries and Their Cultures”. Everyculture. ngày 27 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
- ^ "Bangladesh" IMF Population estimates.
- ^ “Census of India”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Five million illegal immigrants residing in Pakistan”. Express Tribune.
- ^ “Homeless In Karachi”. Outlook. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Falling back”. Daily Times. ngày 17 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ van Schendel, Willem (2005). The Bengal Borderland: Beyond State and Nation in South Asia. Anthem Press. tr. 250. ISBN 9781843311454.
- ^ Migration Profile - Saudi Arabia
- ^ Migration Profile - UAE
- ^ “2011 Census: Ethnic group, local authorities in the United Kingdom”. Office for National Statistics. ngày 11 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Population of Qatar by nationality - 2017 report”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2017.
- ^ US Census Bureau American Community Survey (2009-2013) See Row #62
- ^ “ASIAN ALONE OR IN ANY COMBINATION BY SELECTED GROUPS: 2015”. U.S. Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
- ^ Aina Nasa (ngày 27 tháng 7 năm 2017). “More than 1.7 million foreign workers in Malaysia; majority from Indonesia”. New Straits Times. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017.
- ^ “Kuwait restricts recruitment of male Bangladeshi workers”. Dhaka Tribune. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2016.
- ^ “In pursuit of happiness”. Korea Herald. ngày 8 tháng 10 năm 2012.
- ^ “Bangladeshis in Singapore”. High Commission of Bangladesh, Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Bahrain: Foreign population by country of citizenship”. gulfmigration.eu. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2015.
- ^ “NHS Profile, Canada, 2011, Census Data”. Government of Canada, Statistics Canada. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Census shows Indian population and languages have exponentially grown in Australia”. SBS Australia. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
- ^ Comparing State Polities: A Framework for Analyzing 100 Governments By Michael J. III Sullivan, pg. 119
- ^ Bangladesh Lưu trữ 2017-12-29 tại Wayback Machine- CIA World Factbook
- ^ “Data on Religion”. Census of India (2001). Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2006.
- ^ “Bangalees and indigenous people shake hands on peace prospects” (bằng tiếng Anh). Dhaka Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
- ^ “PART I ¶ THE REPUBLIC ¶ THE CONSTITUTION OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF BANGLADESH”. Ministry of Law, Justice and Parliamentary Affairs. 2010. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Ethnic Groups In Bangladesh”. WorldAtlas. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
- ^ “4000-year old settlement unearthed in Bangladesh”. Xinhua. ngày 12 tháng 3 năm 2006.
- ^ “History of Bangladesh”. Bangladesh Student Association @ TTU. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2006.
- ^ James Heitzman and Robert L. Worden biên tập (1989). “Early History, 1000 B.C.-A.D. 1202”. Bangladesh: A country study. Library of Congress.
- ^ Chowdhury, AM (2012). “Gangaridai”. Trong Islam, Sirajul; Jamal, Ahmed A. (biên tập). Banglapedia: National Encyclopedia of Bangladesh . Asiatic Society of Bangladesh.
- ^ Bhattacharyya, PK (2012). “Shashanka”. Trong Islam, Sirajul; Jamal, Ahmed A. (biên tập). Banglapedia: National Encyclopedia of Bangladesh . Asiatic Society of Bangladesh.
- ^ Sailendra Nath Sen (1999). Ancient Indian History and Civilization. New Age International. tr. 277–. ISBN 978-81-224-1198-0.
- ^ Raj Kumar (2003). Essays on Ancient India. Discovery Publishing House. tr. 199. ISBN 978-81-7141-682-0.
- ^ Karim, Abdul (2012). “Islam, Bengal”. Trong Islam, Sirajul; Jamal, Ahmed A. (biên tập). Banglapedia: National Encyclopedia of Bangladesh . Asiatic Society of Bangladesh.
- ^ A Collection of Treaties and Engagements with the Native Princes and States of Asia: Concluded on Behalf of the East India Company by the British Governments in India, Viz. by the Government of Bengal Etc.: Also Copies of Sunnuds Or Grants of Certain Privileges and Imunities to the East India Company by the Mogul and Other Native Princes of Hindustan. United East-India Company. 1812. tr. 28. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
- ^ Lawrence B. Lesser. "Historical Perspective". A Country Study: Bangladesh (James Heitzman and Robert Worden, editors). Library of Congress Federal Research Division (September 1988). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.About the Country Studies / Area Handbooks Program: Country Studies – Federal Research Division, Library of Congress
- ^ Richard Maxwell Eaton (1996), The Rise of Islam and the Bengal Frontier, 1204–1760, page 202, University of California Press
- ^ Om Prakash, "Empire, Mughal", History of World Trade Since 1450, edited by John J. McCusker, vol. 1, Macmillan Reference USA, 2006, pp. 237–240, World History in Context, accessed ngày 3 tháng 8 năm 2017
- ^ “Statistical Summaries”. Ethnologue. 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
- ^ Huq, Mohammad Daniul; Sarkar, Pabitra (2012). “Bangla Language”. Trong Islam, Sirajul; Jamal, Ahmed A. (biên tập). Banglapedia: National Encyclopedia of Bangladesh . Asiatic Society of Bangladesh.
Tài liệu đọc thêm và tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Sengupta, Nitish (ngày 1 tháng 11 năm 2002). History of the Bengali-Speaking People. Ubs Pub Distributors Ltd. tr. 554. ISBN 978-8174763556.
- Ray, R. (1994). History of the Bengali People. Orient BlackSwan. tr. 656. ISBN 978-0863113789.
- Ray, Niharranjan (1994). History of the Bengali people: ancient period. University of Michigan: Orient Longmans. tr. 613. ISBN 9780863113789.
- Ray, N (2013). History of the Bengali People from Earliest Times to the Fall of the Sena Dynasty. Orient Blackswan Private Limited. tr. 613. ISBN 978-8125050537.
- Das, S.N. (ngày 1 tháng 12 năm 2005). The Bengalis: The People, Their History and Culture. tr. 1900. ISBN 978-8129200662.
- Sengupta, Nitish (2011). Land of Two Rivers: A History of Bengal from the Mahabharata to Mujib. Penguin UK. tr. 656. ISBN 9788184755305.
- Nasrin, Mithun B; Van Der Wurff, W.A.M (2015). Colloquial Bengali. Routledge. tr. 288. ISBN 9781317306139.
- Sengupta, Debjani (ngày 22 tháng 10 năm 2015). The Partition of Bengal: Fragile Borders and New Identities. Cambridge University Press. tr. 283. ISBN 978-1107061705.
- Chakrabarti, Kunal; Chakrabarti, Shubhra (ngày 1 tháng 2 năm 2000). Historical Dictionary of the Bengalis (Historical Dictionaries of Peoples and Cultures). Scarecrow Press. tr. 604. ISBN 978-0810853348.
- Chatterjee, Pranab (ngày 28 tháng 12 năm 2009). A Story of Ambivalent Modernization in Bangladesh and West Bengal: The Rise and Fall of Bengali Elitism in South Asia (Asian Thought and Culture). Peter Lang Publishing Inc. tr. 294. ISBN 978-1433108204.
- Singh, Kumar Suresh (2008). People of India: West Bengal, Volume 43, Part 1. University of Virginia: Anthropological Survey of India. tr. 1397. ISBN 9788170463009.
- Milne, William Stanley (1913). A Practical Bengali Grammar. Asian Educational Services. tr. 561. ISBN 9788120608771.
- Alexander, Claire; Chatterji, Joya (ngày 10 tháng 12 năm 2015). The Bengal Diaspora: Rethinking Muslim migration. Routledge. tr. 304. ISBN 978-0415530736.
- Chakraborty, Mridula Nath (ngày 26 tháng 3 năm 2014). Being Bengali: At Home and in the World. Routledge. tr. 254. ISBN 978-0415625883.
- Sanyal, Shukla (ngày 16 tháng 10 năm 2014). Revolutionary Pamphlets, Propaganda and Political Culture in Colonial Bengal. Cambridge University Press. tr. 219. ISBN 978-1107065468.
- Dasgupta, Subrata (2009). The Bengal Renaissance: Identity and Creativity from Rammohun Roy to Rabindranath Tagore. Permanent Black. tr. 286. ISBN 978-8178242798.
- Glynn, Sarah (ngày 30 tháng 11 năm 2014). Class, Ethnicity and Religion in the Bengali East End: A Political History. Manchester University. tr. 304. ISBN 978-0719095955.
- Ahmed, Salahuddin (2004). Bangladesh: Past and Present. Aph Publishing Corporations. tr. 365. ISBN 9788176484695.
- Deodhari, Shanti (2007). Banglar Bow (Bengali Bride). AuthorHouse. tr. 80. ISBN 9781467011884.
- Gupta, Swarupa (2009). Notions of Nationhood in Bengal: Perspectives on Samaj, C. 1867-1905. BRILL. tr. 408. ISBN 9789004176140.
- Roy, Manisha (2010). Bengali Women. University of Chicago Press. tr. 232. ISBN 9780226230443.
- Basak, Sita (2006). Bengali Culture And Society Through Its Riddles. Neha Publishers & Distributors. ISBN 9788121208918.
- Raghavan, Srinath (2013). 1971: A Global History of the Creation of Bangladesh. Harvard University Press. tr. 368. ISBN 978-0674728646.
- Inden, Ronald B; Nicholas, Ralph W. (2005). Kinship in Bengali culture. Orient Blackswan. tr. 158. ISBN 9788180280184.
- Nicholas, Ralph W. (2003). Fruits of Worship: Practical Religion in Bengal. Orient Blackswan. tr. 248. ISBN 9788180280061.
- Das, S.N. (2002). The Bengalis: The People, Their History, and Culture. Religion and Bengali culture. volume 4. Cosmo Publications. tr. 321. ISBN 9788177553925.
- Schendel, Willem van (2004). The Bengal Borderland: Beyond State and Nation in South Asia. Anthem Press. tr. 440. ISBN 978-1843311447.
- Mukherjee, Janam (2015). Hungry Bengal: War, Famine, Riots and the End of Empire. Harper Collins India. tr. 344. ISBN 978-9351775829.
- Guhathakurta, Meghna; Schendel, Willem van (2013). The Bangladesh Reader: History, Culture, Politics. Duke University Press. tr. 568. ISBN 978-0822353188.
- Sengupta, Nitish (ngày 19 tháng 11 năm 2012). Bengal Divided: The Unmaking of a Nation (1905-1971). Penguin India. tr. 272. ISBN 978-0143419556.